BẢO HIỂM TIỀN GỬI
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 397/CV-BHTG8
V/v
hướng dẫn tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 8 năm 2006
|
Kính gửi: Các tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi
Thực hiện Nghị định số 89/1999/NĐ-CP
ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP
ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định
số 89/1999/NĐ-CP và Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2006 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện các nghị định trên. Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực
hiện tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
I. Phí bảo hiểm tiền
gửi và cách tính phí bảo hiểm tiền gửi
1. Phí bảo hiểm tiền
gửi
1.1. Phí bảo hiểm tiền gửi là Khoản tiền mà
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi
được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
1.2. Mức phí bảo hiểm tiền gửi: tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính
trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi theo Khoản 2 Mục I, Văn bản này;
1.3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp
cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 4 kỳ trong 1 năm theo định kỳ hàng quý trên cơ
sở số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân của quý trước sát với quý thu phí bảo
hiểm theo Khoản 3 Mục I, Văn bản này.
2. Tiền gửi được bảo
hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng Đồng
Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh
nghiệp tư nhân và công ty hợp danh (bao gồm người cư trú và người không cư trú)
gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm các loại tiền gửi nêu tại Điểm
2.1 Khoản 2 Mục I, Văn bản này, trừ những trường hợp nêu ở Điểm 2.2 dưới đây.
2.1. Tiền gửi được bảo hiểm bao gồm:
a. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam có trên tài Khoản
tiền gửi của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử
dụng tài Khoản tiền gửi tại Tổ chức tín dụng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn;
tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi vốn chuyên dùng;
b. Tiền gửi Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: tiền gửi Tiết kiệm không kỳ hạn; tiền
gửi Tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi Tiết kiệm khác;
c. Tiền mua các giấy tờ có giá (chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ...) bằng đồng Việt Nam do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
2.2. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người
gửi tiền sau đây không được bảo hiểm:
a. Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở
hữu trên 10% vốn Điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu
của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
b. Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc
(Phó giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
c. Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ của người gửi tiền thể hiện trên tài Khoản tiền ký qũy bằng đồng Việt Nam
bao gồm: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc; Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C);
Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ; Ký quý bảo lãnh; Ký quỹ đảm bảo thuê tài
chính; Ký quỹ bảo đảm các Khoản thanh toán khác;
d.
Tiền mua giấy tờ có giá vô danh được tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát
hành.
3. Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi
3.1. Phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi
quý (mỗi kỳ) được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp
trong quý thu phí (quý hiện hành);
- S0 là số dư tiền gửi thuộc đối
tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm
tiền gửi;
- S1 , S2 , S3
là số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ
hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;
- là tỷ lệ phí bảo
hiểm tiền gửi phải nộp cho một quý trong năm;
3.2. Phương pháp lấy
số liệu, đơn vị tính và quy định làm tròn số
a. Phương pháp lấy số liệu:
Số liệu được lấy từ các báo cáo thống kê hoặc
bảng cân đối tài Khoản kế toán (khi cân đối tài Khoản kế toán tách tài Khoản
tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo từng đối tượng như hướng dẫn ở Khoản
2 Mục I nêu trên). Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đề nghị và khuyến khích các tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có đủ Điều kiện về công nghệ tin học thực hiện
việc lấy số liệu, tính toán phí bảo hiểm tiền gửi theo hình thức tính toán tự động
với chương trình phần mềm trong hệ thống giao dịch trực tiếp với khách hàng.
b. Đơn vị tính và quy
định làm tròn số
- Số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm (S0,
S1 , S2 , S3 ) của quý trước sát với quý thu
phí được lấy theo đơn vị đồng và được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng để lập
Bảng tính phí (nếu ≥ 500 đồng làm tròn thành 1000 đồng, <500 đồng làm tròn
bằng 0);
- Số phí bảo hiểm tiền gửi và số tiền phạt vi
phạm thời hạn nộp phí (nếu có) phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được
tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng (nếu ≥ 500 đồng được làm tròn bằng 1000
đồng; < 500 đồng được làm tròn bằng 0).
4. Bảng tính phí bảo
hiểm tiền gửi
4.1. Bảng tính phí bảo hiểm tiền gửi:
Hàng quý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
phải lập Bảng tính phí bảo hiểm tiền gửi theo Biểu 01/P-BHTG và Biểu 02/P-BHTG
(nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có chi nhánh trực thuộc) kèm theo Văn
bản này để làm cơ sở tính, trích và nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Bảng tính phí
được gửi về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 01 bản và lưu tại đơn vị 01 bản.
4.2. Thời hạn nộp Bảng tính phí bảo hiểm tiền
gửi:
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp
Bảng tính phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chậm nhất vào
ngày 15 tháng đầu tiên của quý nộp phí bảo hiểm tiền gửi hiện hành.
4.3. Địa chỉ nộp Bảng tính phí bảo hiểm tiền
gửi
- Các Ngân hàng thương mại, Công ty Tài
chính, Công ty cho thuê Tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương nộp Bảng
tính phí trực tiếp về Trụ sở chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo địa chỉ: Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam, tầng 19, tháp B Vincom, 191 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng
- Hà Nội.
- Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thuộc địa
bàn Chi nhánh khu vực Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quản lý nộp Bảng tính phí về
địa chỉ do Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thông báo.
II. Nộp phí bảo hiểm
tiền gửi
1. Hình thức nộp phí
bảo hiểm tiền gửi
1.1. Đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi là các Ngân hàng thương mại, Công ty Tài chính, Công ty cho thuê Tài chính,
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương nộp phí bảo hiểm tiền gửi trực tiếp bằng hình
thức chuyển Khoản về Trụ sở chính bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vào tài Khoản sau:
Tài Khoản số: 12010000209157 Sở giao dịch
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Địa chỉ: Tháp A - Toà nhà VinCom, số 191 Bà
triệu – Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.
1.2. Đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khuyến khích
việc thực hiện nộp phí bảo hiểm tiền gửi bằng hình thức chuyển Khoản. Những Quỹ
tín dụng nhân dân cơ sở chưa có Điều kiện hoặc khó khăn trong thực hiện thanh
toán bằng hình thức chuyển Khoản thì có thể thực hiện nộp phí bảo hiểm tiền gửi
bằng hình thức chuyển tiền qua Bưu điện hoặc nộp bằng tiền mặt vào tài Khoản
Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực trực tiếp quản lý theo hướng dẫn tại phụ
lục IV kèm Văn bản này.
2. Địa chỉ gửi tài
liệu, chứng từ liên quan khác về phí bảo hiểm tiền gửi
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi
gửi các tài liệu, chứng từ liên quan khác về phí bảo hiểm tiền gửi thống nhất
theo địa chỉ và quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4 Mục I, Văn bản này.
3. Thời hạn nộp phí
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải
nộp phí bảo hiểm tiền gửi vào tài Khoản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chậm
nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Đối với những
trường hợp nộp phí bảo hiểm bằng hình thức chuyển Khoản qua ngân hàng, tổ chức
tín dụng hoặc chuyển tiền qua Bưu điện thì ngày nộp phí bảo hiểm tiền gửi là
ngày ghi trên giấy báo có của Ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam mở tài Khoản hoặc là ngày ghi trên giấy báo lĩnh tiền của Bưu điện gửi
đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Quá thời hạn trên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ
thực hiện xử phạt chậm nộp phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
tiền gửi.
III. Xử lý các trường
hợp vi phạm quy định về nộp phí bảo hiểm
1. Trường hợp nộp
thừa, thiếu phí bảo hiểm tiền gửi
1.1.Trường hợp nộp thừa phí bảo hiểm tiền gửi
Ngay sau khi phát hiện tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi nộp thừa phí bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trụ
sở chính hoặc Chi nhánh) sẽ thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi biết về việc thừa phí và cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi khấu trừ số phí thừa vào kỳ thu phí tiếp theo hoặc thoái thu số phí
thừa nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có yêu cầu.
1.2. Trường hợp nộp thiếu phí bảo hiểm tiền
gửi
Ngay sau khi phát hiện tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi nộp thiếu phí bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trụ
sở chính hoặc Chi nhánh) sẽ thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi biết về việc nộp thiếu phí và yêu cầu nộp bổ sung ngay số phí
thiếu trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
phát hiện. Ngoài việc nộp đủ số phí còn thiếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi còn phải chịu phạt mỗi ngày 0,1% (một phần nghìn) trên số phí nộp thiếu
tính từ ngày quá hạn nộp phí theo quy định. Trường hợp đơn vị không thực hiện
nghiêm túc theo thông báo thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ xử lý theo đúng quy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi như các trường hợp được quy định tại Khoản
2 dưới đây.
2. Trường hợp nộp
chậm phí bảo hiểm tiền gửi
2.1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi
phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm (tức là nộp sau ngày 20 tháng đầu tiên của quý
thu phí) bị phạt tiền mỗi ngày nộp chậm bằng 0,1% (một phần nghìn) số phí bảo
hiểm nộp chậm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi thông báo bằng văn bản cho
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về số ngày chậm, số tiền phí bảo hiểm tiền
gửi nộp chậm và số tiền phạt vi phạm thời hạn nộp phí, đồng thời yêu cầu tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp số tiền trên trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo;
2.2. Sau thời hạn nộp phí bảo hiểm 30 ngày,
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chưa nộp đủ phí bảo hiểm tiền gửi kể cả tiền
phạt. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (đối với
tổ chức tín dụng), Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng (đối với tổ chức khác
được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng) nơi tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi mở tài Khoản, trích tài Khoản để chuyển nộp phí bảo hiểm và tiền phạt;
trong trường hợp trên tài Khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không đủ
số dư để thực hiện việc trích nộp nêu trên, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có văn
bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
2.3. Sau thời hạn nộp phí 03 tháng nếu tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn không nộp đủ phí bảo hiểm tiền gửi như đã
thông báo, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ ra quyết định thu hồi chứng nhận bảo
hiểm tiền gửi và chấm dứt bảo hiểm tiền gửi, thông báo trên phương tiện thông
tin thích hợp để bảo vệ người gửi tiền. Đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước ra
quyết định ngừng huy động tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi đó.
IV. Xử lý các trường
hợp cá biệt
1.Việc tính và nộp
phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mới thành lập
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mới
thành lập đã hoàn thành thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi và được Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi phải tính và nộp phí kỳ
đầu tiên ngay sau quý phát sinh nhận tiền gửi được bảo hiểm theo quy định tại
Văn bản này (tính từ thời Điểm có hiệu lực của chứng nhận bảo hiểm tiền gửi
được cấp). Tức là lấy số liệu của quý có phát sinh nhận tiền gửi tính từ thời Điểm
có hiệu lực của chứng nhận bảo hiểm tiền gửi đến hết ngày kết thúc quý để tính
và nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Phí bảo hiểm tiền gửi kỳ đầu tiên được tính theo
hướng dẫn tại Phụ lục III và biểu số 03/P-BHTG của Văn bản này. Việc tính và
nộp phí các kỳ tiếp theo được áp dụng công thức nêu ở Khoản 3 Mục I và các nội
dung khác của Văn bản này;
2. Tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi đang nộp phí 6 tháng, 1 năm 1 lần
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang thực
hiện nộp phí bảo hiểm một năm hai lần hoặc một năm một lần phải chuyển sang
thực hiện nộp phí một năm 4 lần theo định kỳ quý ngay sau khi thực hiện kỳ nộp
phí tiếp theo, theo hướng dẫn tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm Văn bản này.
V. Hướng dẫn, kiểm
tra, kiểm soát việc tính và nộp phí
1. Hướng dẫn tính và
nộp phí
Trên cơ sở Thông tư hướng dẫn số
03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Văn bản
hướng dẫn này các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tuỳ theo quy mô hoạt động
của mình, nhất là các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có mạng lưới chi nhánh
và quy mô số dư tiền gửi được bảo hiểm lớn cần có những quy định và hướng dẫn
việc thực hiện tính và nộp phí thống nhất trong toàn hệ thống của mình. Các tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có Điều kiện về công nghệ cần xây dựng phần mềm
tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi thống nhất và tự động. Các văn bản hướng dẫn
tính và nộp phí trong nội bộ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi triển
khai thực hiện, đề nghị gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để biết và tạo Điều
kiện thuận lợi cho quá trình theo dõi, giám sát và phối hợp của Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam.
2. Kiểm tra, kiểm
soát của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải
thường xuyên hoặc định kỳ tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động tiền gửi của khách
hàng thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi; kiểm tra và kiểm soát việc tính và
nộp phí của đơn vị mình.
3. Giám sát, kiểm tra
của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- Định kỳ hàng quý, Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam thực hiện giám sát từ xa việc tính và nộp phí đối với các tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi thông qua hệ thống các chỉ tiêu giám sát, các báo cáo thống
kê, Bảng cân đối kế toán và Bảng tính phí bảo hiểm tiền gửi do các tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam xây dựng chương trình phần mềm phù hợp để giám sát việc tính và nộp
phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Qua kết quả giám
sát, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thông báo đến từng đơn vị biết về thừa,
thiếu phí để xử lý theo hướng dẫn tại Mục III, Văn bản này;
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi phát
hiện đơn vị có thừa hoặc thiếu phí bảo hiểm tiền gửi lớn (qua giám sát từ xa)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ tổ chức kiểm tra tại chỗ để xác định chính xác số
phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp, số phí thừa hoặc thiếu và các nguyên nhân để có
đánh giá và xử lý đúng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
VI. Hiệu lực thực
hiện các văn bản hướng dẫn
Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay
thế các văn bản sau:
Công văn số 220/CV-BHTG ngày 06/9/2001 của
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc hướng dẫn tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi
từ quý IV/2001; Công văn số 22/CV-BHTG ngày 05/2/2002 của Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam về việc hướng dẫn bổ sung Công văn
220/CV-BHTG ngày 6/9/2001 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Công văn số
652/CV-BHTG8 ngày 12/12/2003 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về hướng dẫn tính
và nộp phí bảo hiểm kỳ đầu tiên đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mới
thành lập.
2. Riêng đối tượng bảo hiểm tiền gửi được mở
rộng và loại trừ theo Khoản 2, Điều 1 của Nghị định số
109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ (về việc sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày
1/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi) có hiệu lực từ ngày 19/9/2005 nên
việc xác định lại số dư tiền gửi được bảo hiểm và tính phí bảo hiểm tiền gửi
phải nộp bổ sung được thống nhất như sau:
- Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của đối
tượng mới được tính cho kỳ thu phí quý I/2006 trở đi; cơ sở để xác định số dư
tiền gửi để tính phí quý I/2006 là: số dư tiền gửi theo đối tượng mới (S0,
S1, S2, S3) được lấy của quý IV/2005 (đầu
tháng 10, cuối tháng 10, cuối tháng 11, cuối tháng 12 năm 2005);
- Công thức tính phí áp dụng theo hướng dẫn
tại Mục I, Văn bản này;
- Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi căn
cứ vào Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Văn bản hướng dẫn này để rà
soát việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi từ quý I/2006 đến nay nếu chưa
đúng, chưa đủ thì tự kiểm tra, tính toán để tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi
theo đúng quy định.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc đề nghị phản ánh về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo địa chỉ: tầng 19 - Tháp
B - Toà nhà VinCom - 191 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội hoặc Chi
nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực để phối hợp giải quyết.
Nơi nhận:
-
Như đề gửi (để thực hiện);
- Thống đốc NHNN (để báo cáo);
- Bộ Trưởng Bộ Tài chính (để báo cáo)
- HĐQT, BKS BHTGVN (để báo cáo);
- TGĐ, các PTGĐ BHTGVN (để chỉ đạo);
- Các Ban, Phòng TSC liên quan; (để
- Các Chi nhánh BHTGVN; phối hợp)
- Lưu VP, XLN.
|
TỔNG GIÁM ĐỐC
Bùi Khắc Sơn
|
Tên Đơn vị: (1)
Địa chỉ: (2)
Mã Số đơn vị: (3)
|
- Biểu
02/P-BHTG
- Đ/vị lập: TCTG BHTG (4)
- Lưu tại TCTG BHTG
- Gửi BHTGVN (5)
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
........., ngày
...... tháng ..... năm ........
BẢNG KÊ SỐ DƯ
TIỀN GỬI ĐƯỢC BẢO HIỂM
Quý..........năm...........
(Áp dụng cho
các TCTG BHTG có chi nhánh trực thuộc)
ĐVT: 1.000 Đồng
STT
|
Tên Hội sở, chi
nhánh
|
Số dư tiền gửi được
bảo hiểm quý trước
(sát quý thu phí)
|
Đầu tháng thứ nhất
(S0)
|
Cuối tháng thứ nhất
(S1)
|
Cuối tháng thứ hai
(S2)
|
Cuối tháng thứ ba
(S3)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
1.
|
Hội sở
|
|
|
|
|
2.
|
Chi nhánh.........
|
|
|
|
|
3.
|
Chi nhánh.........
|
|
|
|
|
.....
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1). Tên tổ chức tham gia BHTG
(2). Nơi tổ chức tham gia BHTG đăng ký trụ sở
chính
(3). Mã TCTG BHTG (theo mã do NHNN Việt Nam
cấp)
(4). TCTGBHTG: viết tắt của “Tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi”
(5). BHTGVN: viết tắt của “Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam”
Người lập bảng
( Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên
)
|
Tổng Giám đốc/ Giám
đốc
(Ký tên,
đóng dấu)
|
BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
|
Phụ lục I
|
HƯỚNG DẪN
Tính và nộp phí bảo
hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi đang nộp phí 1 năm 2 lần (6 tháng 1lần)
chuyển sang nộp phí theo định kỳ quý (1năm 4 lần)
Để tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi được
chính xác và theo dõi đầy đủ kịp thời số dư tiền gửi được bảo hiểm khi chuyển
sang thu phí theo định kỳ quý, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hướng dẫn các tổ chức
tham gia bảo hiểm tính phí bảo hiểm tiền gửi kỳ đầu khi chuyển sang nộp phí bảo
hiểm tiền gửi theo định kỳ quý như sau:
1. Kết thúc kỳ hạn nộp phí bảo hiểm 2lần/năm,
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải lập Bảng tính phí bảo hiểm tiền gửi (kê
số dư tiền gửi được bảo hiểm từ S0,...,S6) và tính theo
công thức tính phí 2 lần/n¨m nh sau:
2. Số tiền phí bảo hiểm tiền gửi của kỳ thu phí
bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ quý theo công thức sau:
- P là phí bảo hiểm phải nộp trong quý thu
phí của kỳ thu phí đầu tiên chuyển sang việc nộp phí theo định kỳ Quý.
- Kỳ thu phí của các quý tiếp theo được tính
bình thường theo công thức đã quy định tại Điểm 3.1 Khoản 3 Mục I của Văn bản
này.
3. Ví dụ: Qũy tín dụng nhân dân A có số dư
các loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm của 6 tháng đầu năm 2006 như
sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
- Số dư đầu tháng thứ 1: 1.210.000
- Số dư cuối tháng thứ 1: 1.180.000
- Số dư cuối tháng thứ 2: 1.200.000
- Số dư cuối tháng thứ 3: 1.100.000
- Số dư cuối tháng thứ 4: 1.250.000
- Số dư cuối tháng thứ 5: 1.080.000
- Số dư cuối tháng thứ 6: 980.000
- Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho 6
tháng cuối năm 2006 là:
= 863 (nghìn đồng)
- Số phí bảo hiểm tiền gửi nộp cho định kỳ
quý (Quý III/2006) là:
(nghìn đồng)
- Số phí bảo hiểm tiền gửi quý 4/2006 sẽ được
tính theo công thức đã quy định tại Điểm 3.1 Khoản 3 Mục I của Văn bản này.
BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
|
Phụ lục II
|
HƯỚNG DẪN
Tính và nộp phí bảo
hiểm tiền gửi đối với tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi đang nộp phí 1 năm 1 lần
chuyển sang nộp phí theo định kỳ quý (1năm 4 lần)
Để tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi được
chính xác và theo dõi đầy đủ kịp thời số dư tiền gửi được bảo hiểm khi chuyển
sang thu phí theo định kỳ quý, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hướng dẫn các tổ chức
tham gia bảo hiểm tính phí bảo hiểm tiền gửi kỳ đầu khi chuyển sang nộp phí bảo
hiểm tiền gửi theo định kỳ quý như sau:
1. Khi kết thúc kỳ hạn nộp phí bảo hiểm năm,
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải lập Bảng tính phí bảo hiểm tiền gửi (kê
số dư tiền gửi được bảo hiểm từ S0,...,S12) và tính theo
công thức tính phí 1 năm 1 lần nh sau:
2. Số tiền phí bảo hiểm tiền gửi của kỳ thu
phí bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ quý theo công thức sau:
- P là phí bảo hiểm phải nộp trong quý thu
phí kỳ đầu tiên chuyển sang nộp phí theo quý.
- Kỳ thu phí của các quý tiếp theo được tính
bình thường theo công thức đã quy định tại Điểm 3.1 Khoản 3 Mục I của Văn bản
này.
3. Ví dụ: Qũy tín dụng nhân dân A có số dư
các loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm của năm 2005 như sau: (ĐVT:
1.000 đồng)
- Số dư đầu tháng thứ 1: 1.210.000
- Số dư cuối tháng thứ 1: 1.180.000
- Số dư cuối tháng thứ 2: 1.200.000
- Số dư cuối tháng thứ 3: 1.100.000
- Số dư cuối tháng thứ 4: 1.250.000
- Số dư cuối tháng thứ 5: 1.080.000
- Số dư cuối tháng thứ 6: 980.000
- Số dư cuối tháng thứ 7: 1.428.000
- Số dư cuối tháng thứ 8: 1.021.000
- Số dư cuối tháng thứ 9: 1.310.000
- Số dư cuối tháng thứ 10: 976.000
- Số dư cuối tháng thứ 11: 1.241.000
- Số dư cuối tháng thứ 12: 1.735.000
- Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho năm
2006 là:
= 1.780 (nghìn
đồng)
- Số phí bảo hiểm tiền gửi nộp cho định kỳ
quý (Quý I/2006) nh sau:
(nghìn đồng)
- Từ quý II/2006 trở đi số phí tiền gửi được
tính đúng theo công thức đã quy định tại Điểm 3.1 Khoản 3 Mục I của Văn bản
này.
BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
|
Phụ lục III
|
HƯỚNG DẪN
Tính và nộp phí bảo
hiểm tiền gửi kỳ đầu tiên
khi có phát sinh số dư tiền gửi đối với tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi mới thành lập
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tham gia
bảo hiểm tiền gửi và được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp chứng nhận bảo hiểm
tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải tính và nộp phí bảo hiểm tiền
gửi kỳ đầu tiên theo hướng dẫn sau:
I. Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi kỳ
đầu tiên:
Việc tính phí bảo hiểm tiền gửi kỳ đầu tiên
được áp dụng theo công thức sau:
Trong đó:
- P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp kỳ
đầu tiên (quý thu phí đầu tiên);
- So là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo
hiểm ngày có hiệu lực của chứng nhận bảo hiểm tiền gửi theo Quyết định của bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam.
Có 2 trường hợp xảy ra đối với S0
nh sau:
+ Trường hợp huy động tiền gửi trước hoặc
trùng ngày hiệu lực của chứng nhận bảo hiểm tiền gửi thì S0 là số dư
tiền gửi ngày có hiệu lực của chứng nhận bảo hiểm tiền gửi.
+ Trường hợp phát sinh huy động tiền gửi sau
ngày hiệu lực chứng nhận bảo hiểm tiền gửi thì S0 là số dư tiền gửi
ngày phát sinh huy động tiền gửi.
- Si là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo
hiểm ngày thứ i trong quý đầu tiên tham gia bảo hiểm tiền gửi (i = 0->n);
- n là số ngày tính từ ngày phát sinh So đến
ngày cuối cùng của quý đầu tiên (n< hoặc = 90);
là tích số số dư
tiền gửi của quý đầu tiên
là tỷ lệ phí bảo
hiểm tiền gửi phải nộp cho một ngày trong năm.
II. Ví dụ
Lấy 2 ví dụ tương ứng với 2 trường hợp của So
1. Ví dụ 1: Một ngân hàng A đã phát sinh huy
động tiền gửi thuộc đối tượng phải bảo hiểm ngày 15/10/2005 với số dư 500 triệu
đồng, nhưng do làm chậm thủ tục tham gia bảo hiểm tiền gửi nên đến 25/10/2005
mới được cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi và số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo
hiểm ngày 25/10/2005 là 2000 triệu, tức là So = 2000 triệu đồng; =
230.000 triệu đồng (n = 65 ngày)
Theo công thức thì P = x =
(2.000 triệu + 230.000 triệu)
x = 232.000 triệu x = 966.700 Đồng.
Vậy số phí phải nộp kỳ đầu tiên của Ngân hàng
A là 966.700 đồng.
2. Ví dụ 2: Ngân hàng B được cấp chứng nhận
bảo hiểm ngày 10/10/2005, phát sinh huy động tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm
vào ngày 15/10/2005 với:
So = 500 triệu đồng;
= 155.000 triệu đồng
(n=75 ngày);
Th× P = x
= (500 triệu đồng + 155.000 triệu
đồng) x = 155.500 triệu đồng x = 647.900 Đồng.
Vậy số phí phải nộp kỳ đầu tiên của Ngân hàng
B là 647.900 đồng.