Công văn 3747/BGDĐT-PC năm 2020 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021 về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 3747/BGDĐT-PC
Ngày ban hành 23/09/2020
Ngày có hiệu lực 23/09/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Ngọc Thưởng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3747/BGDĐT-PC
V/v hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021 về công tác pháp chế

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo1;
- Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP); Công văn số 3878/BGDĐT-PC ngày 24/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức làm công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học (Công văn số 3878/BGDĐT-PC) và Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021 về công tác pháp chế như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP (đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo) và Công văn số 3878/BGDĐT-PC (đối với các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm).

2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); thực hiện rà soát, hệ thống hóa VBQPPL hiện hành, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế VBQPPL nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; các VBQPPL có liên quan và các điều kiện thực tế để bảo đảm tính khả thi của văn bản.

3. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai Luật Giáo dục năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; các nghị định quy định chi tiết Luật và các VBQPPL ban hành năm 2020 liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trong đó tập trung vào những vấn đề được xã hội quan tâm.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

a) Kiện toàn tổ chức pháp chế

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức pháp chế tại đơn vị theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Công văn số 5592/VPCP-TCCV ngày 17/7/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của phòng pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người làm công tác pháp chế tại địa phương;

- Cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp và các bộ, ngành tổ chức.

b) Về công tác xây dựng VBQPPL

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng VBQPPL; chủ trì soạn thảo hoặc cử cán bộ, công chức tham gia soạn thảo các VBQPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa phương;

- Tham gia góp ý đầy đủ, có chất lượng đối với các dự thảo VBQPPL liên quan đến giáo dục do các cơ quan, đơn vị khác soạn thảo theo quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL.

c) Về công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

- Phối hợp với Sở Tư pháp giúp HĐND, UBND cấp tỉnh trong công tác tự kiểm tra, xử lý VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành;

- Thực hiện tự kiểm tra, xử lý văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế HĐND, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản có liên quan;

- Rà soát, đánh giá thực trạng VBQPPL liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục để đề xuất các giải pháp đồng bộ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới đảm bảo phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành;

- Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả kiểm tra, xử lý VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

d) Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021; Quyết định số 115/KH-BGDĐT ngày 27/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của ngành giáo dục;

- Tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo giáo viên các bộ môn chú ý lồng ghép giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua bài giảng một cách hợp lý;

- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

[...]