Công văn 371/A72-P2 giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho người nước ngoài do Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành
Số hiệu | 371/A72-P2 |
Ngày ban hành | 06/09/2011 |
Ngày có hiệu lực | 06/09/2011 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục quản lý xuất nhập cảnh |
Người ký | Lê Thanh Dũng |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
BỘ
CÔNG AN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 371/A72-P2 |
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Vụ HTQT các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc CP; |
Ngày 17/05/2011, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 734/CT-TTg về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC, giao “Bộ Công an phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh và cơ quan ngoại giao tại các nước kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh cho người nước ngoài (NNN); trường hợp cấp thị thực cho từ 10 người trở lên vào làm việc tại Việt Nam dưới mọi hình thức phải có ý kiến của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư”.
Ngày 17/6/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý NNN làm việc tại Việt Nam. Tại Khoản 17, Điều 1 Nghị định, Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Công an có thẩm quyền: cấp thị thực cho NNN sau khi đã được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động hoặc cấp lại giấy phép lao động; không cấp thị thực đối với NNN làm việc tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu; không gia hạn tạm trú, buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với NNN làm việc tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực, vô hiệu…
Để thống nhất thực hiện các quy định nêu trên, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị quý cơ quan quán triệt, thông báo cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc những nội dung dưới đây:
1. Doanh nghiệp, chủ đầu tư, các nhà thầu có nhu cầu tiếp nhận lao động NNN phải trực tiếp làm thủ tục với Cục Quản lý xuất nhập cảnh để bảo lãnh xét duyệt nhân sự cho họ từ nước ngoài vào Việt Nam; không sử dụng NNN đã vào Việt Nam dưới hình thức du lịch, tìm hiểu thị trường, kinh doanh, buôn bán… để làm việc. Các gói thầu EPC, văn bản đề nghị xét duyệt nhân sự cho đoàn từ 10 người trở lên của nhà thầu phải kèm ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư.
2. Các trường hợp đề nghị cấp thị thực trên 03 tháng (kể cả những NNN là tình nguyện viên, nhân viên các tổ chức phi chính phủ; chuyên gia, cố vấn dự án cải cách pháp luật và hành chính của Quốc hội, Chính phủ, dự án của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố…), hồ sơ phải kèm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn giấy phép lao động; giấy phép lao động còn hạn (trên 03 tháng); giấy biên nhận đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; chương trình hoạt động cụ thể tại Việt Nam (chứng minh thời gian làm việc, tạm trú dưới 03 tháng/lần nhập cảnh).
3. Rà soát số NNN đang làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của mình để làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho số đã làm việc từ 03 tháng trở lên (không thuộc diện được miễn) và bố trí xuất cảnh cho số không đủ điều kiện cấp giấy phép lao động. Từ ngày 01/02/2012, NNN làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động mà không có giấy phép (hoặc giấy phép không còn giá trị) hoặc không có giấy tờ chứng minh đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại cơ quan quản lý lao động địa phương, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh.
4. Đối với NNN có giấy phép lao động còn hiệu lực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn giấy phép lao động sẽ tiếp tục được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, làm việc.
Đề nghị quý cơ quan, văn phòng phối hợp./.
Nơi nhận: |
CỤC
TRƯỞNG |