TỔNG
CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
3472/TCHQ-KTTT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2000
|
CÔNG VĂN
CỦA
TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3472/TCHQ-KTTT NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2000 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TT
71 VỀ LỆ PHÍ HQ
Kính
gửi: Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 19/7/2000, Bộ Tài chính và
Tổng cục Hải quan đã ký ban hành Thông tư Liên tịch số 71/2000/TTLT/BTC-TCHQ hướng
dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí Hải quan (dưới đây gọi tắt là Thông
tư 71). Để thực hiện thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan làm rõ và
hướng dẫn một số vấn đề Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện như sau:
I. PHẠM VI ÁP
DỤNG
1. Đối tượng chịu
lệ phí: Là hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (gọi chung là chủ hàng) đề
nghị cơ quan Hải quan làm thủ tục, quản lý, giám sát theo quy định của nhà nước
về Hải quan.
2. Đối tượng nộp
lệ phí: Là chủ hàng, khi được cơ quan Hải quan thực hiện việc làm thủ tục, giám
sát, quản lý về Hải quan đối với hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Một số lưu
ý:
3.1 Lệ phí làm thủ tục Hải quan
đối với hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu phải thu đối với tất cả các trường
hợp mở tờ khai làm thủ tục cho hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu thuộc các
loại hình XNK, đưa hàng hoá nhập kho hoặc xuất kho ngoại quan; Hàng hoá phải
thu bổ sung thuế tại các trạm kiểm soát (Trừ các trường hợp nêu tại điểm 2 mục I trong Thông tư 71 và các hướng dẫn tại điểm 4 phần
I Công văn này).
3.2. Lệ phí hành chính: Khi đối
tượng đã được cơ quan Hải quan cấp các chứng từ Hải quan theo quy định nhưng đã
bị mất hoặc thất lạc, chủ hàng đề nghị xác nhận thì sau khi xác nhận chủ hàng
phải nộp lệ phí theo quy định.
3.3. Lệ phí hàng hoá, hành lý ký
gửi lưu kho Hải quan: Định mức thu nêu tại phụ lục II chỉ áp dụng đối với trường
hợp là kho của Hảỉ quan. Các trường hợp Hải quan phải thuê kho ngoài thì mức
thu theo hợp đồng thuê kho đã ký.
4. Các trường hợp
không phải nộp lệ phí Hải quan: Được quy định tại điềm 2 phần
I trong Thông tư.
Một số điểm cần hiểu rõ thêm
trong các trường hợp này là:
- Hàng của cư dân biên giới
không phục vụ cho mục đích kinh doanh không thu lệ phí.
- Các trường hợp niêm phong đơn
lẻ (Ví dụ: Niêm phong hàng gửi đi giám định, hàng mẫu, hàng luân chuyển nội bộ,
hàng đang làm thủ tục phải niêm phong vì hết giờ sau đó làm tiếp, hồ sơ bàn
giao...) không thu lệ phí niêm phong.
- Các trường hợp chưa được quy định
trong Thông tư như tầu kéo, tầu biển, máy bay... tạm thời chưa thu lệ phí làm
thủ tục hải quan.
II. MỨC THU
VÀ TỔ CHỨC THU NỘP
1. Mức thu: định
mức thu lệ phí Hải quan được quy định tại các phụ lục I, II, III, IV, V kèm
theo Thông tư 71. Một số trường hợp cần làm rõ như sau:
a/ Trường hợp cá biệt: Lệ phí
lưu kho thu bằng 30% giá trị hàng hoá, hành lý. Giá trị hàng hoá, hành lý là
căn cứ vào giá khai báo của chủ hàng.
b/ Định mức thu tại phụ lục I
b.1 - Định mức thu lệ phí làm thủ
tục Hải quan đối với những loại hàng hoá đã được ghi tại điểm
III Phụ lục I không được áp dụng định mức tính là hàng hoá đựng trong
container, hàng hoá chở bằng ô tô, tàu hoả mặc dầu các hàng hoá đó được đựng
trong container, ôtô, toa tàu.
b.2- Hàng bưu phẩm, bưu kiện: Lần
làm thủ tục được hiểu là khi chủ hàng (hoặc người đại diện hợp pháp) đến làm thủ
tục để đưa hàng hoá ra khỏi khu vực quản lý, giám sát của Hải quan; Bưu phẩm,
bưu kiện có trọng lượng dưới 5kg không thu lệ phí làm thủ tục Hải quan.
Hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập
khẩu qua đường hàng không; hàng tại kho CFS; hàng phi mậu dịch đường biển có trọng
lượng dưới 1 tấn; hàng qua đường bộ không vận chuyển bằng phương tiện ôtô, tàu
hoả thì thu theo mức quy định tại điểm 3 phụ lục I
"hàng bưu phẩm, bưu kiện".
b.3- Hàng cùng một loại chở bằng
tầu thuỷ được hiểu là loại hàng chứ không phải là mặt hàng (Ví dụ: than các loại,
sắt thép các loại, xăng dầu các loại... là hàng cùng một loại).
b.4- Hàng phi mậu dịch qua đường
biển, trọng lượng trên 1 tấn thu như mức thu đường biển.
c/ Lệ phí niêm phong:
c.1- Niêm phong kẹp chì một lần
tính cho 1 viên chì.
c.2- Niêm phong chốt seal một lần
cho 1 chốt.
d/ Lệ phí xác nhận chứng từ Hải
quan: 1 lần trọng phạm vi 1 bộ hồ sơ.
2. Tổ chức
thu, nộp lệ phí Hải quan:
2.1 Hải quan các địa phương có
nhiệm vụ tổ chức việc thu, nộp lệ phí nhanh chóng thuận tiện cho chủ hàng.
Trên cơ sở khai báo của chủ hàng
cán bộ Hải quan tính ra số lệ phí phải nộp và thông báo cho chủ hàng biết.
2.2 Chứng từ thu, nộp lệ phí Hải
quan:
- Giấy báo nộp lệ phí hải quan:
theo mẫu Hải quan 1192 của Tổng cục Hải quan hiện đang sử dụng.
- Biên lai thu lệ phí: Sử dụng
biên lai thu lệ phí do Bộ Tài chính phát hành theo mẫu: 01 - LPHQ.
- Đối với các trường hợp phải trả
lại tiền lệ phí cho chủ hàng Hải quan cửa khẩu hoặc đơn vị trực tiếp thu tiền lệ
phí ra quyết định hoàn trả.
2.3 Kế toán lệ phí:
- Từ ngày 07/6/2000 các đơn vị mở
sổ mới để theo dõi quản lý thu, nộp lệ phí theo các thông tư mới đã ban hành.
- Việc ghi chép, hạch toán số
thu lệ phí thực hiện theo quy định của chế độ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Chậm nhất ngày 20 tháng sau, Hải
quan các tỉnh thành phố phải gửi về Tổng cục báo cáo thu và sử dụng lệ phí
(theo mẫu đính kèm Công văn này).
2.4 Số tiền lệ phí đã thu, các
đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ thu lệ phí Hải
quan phải gửi vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc và định kỳ (từ 1 đến 10
ngày) đơn vị làm thủ tục chuyển vào tài khoản của Cục Hải quan mở tại Kho bạc tỉnh,
thành phố. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ làm thủ tục nộp ngân
sách theo quy định của Thông tư.
3. Quản lý sử
dụng tiền được trích để lại ngành Hải quan:
3.1 Số tiền được để lại ngành
(35% trên tổng thu) được phân bổ như sau:
- Đồng thời với việc chuyển tiền
lệ phí nộp ngân sách, Hải quan các địa phương làm thủ tục chuyển 60% tổng số tiền
được để lại ngành vào tài khoản chi của Tổng cục (Tài khoản 931-01-03-010 tại
Kho bạc Trung ương).
- Số còn lại (40%) được để lại
đơn vị để chi, trả theo quy định.
3.2 Số tiền để lại ngành được
chi sử dụng như sau:
- Số tiền chuyển Tổng cục (60%)
được sử dụng để chi cho sản xuất seal, chì, giấy niêm phong và còn lại chuyển
vào quỹ khen thưởng của ngành.
- Số để lại địa phương (40%)
giao cho Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của
đơn vị để chi trả thù lao cho cán bộ viên chức thực hiện nhiệm vụ thu lệ phí
theo chế độ hiện hành và chi bảo quản hàng hoá. Hàng tháng, quý, năm đơn vị có
trách nhiệm quyết toán số chi lệ phí trên với Vụ Kế hoạch tài vụ theo quy định.
3.3 Số lệ phí được để lại ngành
trước ngày có hiệu lực của Thông tư số 45/2000/TTLB/BTC-TCHQ được quản lý, sử dụng
theo Thông tư Liên bộ số 31/TTLB/TC-TCHQ ngày 7/4/1993 của Bộ Tài chính và Tổng
cục Hải quan (Thông tư 31);
3.4 Số lệ phí Hải quan đã thu
theo Thông tư 45 được trích nộp ngân sách và quản lý sử dụng như TT 71.
4. Thanh quyết
toán lệ phí Hải quan:
Hàng tháng, quý, năm các đơn vị
thu lệ phí Hải quan trực thuộc phải quyết toán chứng từ thu nộp với Cục Hải
quan các tỉnh, thành phố. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổng hợp
quyết toán việc thu, nộp và sử dụng lệ phí báo cáo Tổng cục hải quan. Tổng cục
Hải quan quyết toán việc thu, nộp và sử dụng lệ phí Hải quan với Bộ Tài chính
theo quy định.
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố khoá sổ kế toán theo dõi lệ phí theo Thông tư số 31 vào trước ngày
07/6/2000 và quyết toán theo quy định.
5. Xử lý vi phạm
- Nghiêm cấm các đơn vị, cá
nhân, tổ chức thu lệ phí Hải quan thu thêm bất cứ khoản tiền nào của chủ hàng
ngoài quy định.
- Nếu đối tượng nộp lệ phí và cá
nhân, cơ quan tổ chức thu lệ phí Hải quan vi phạm các quy định của Thông tư 71
và các hướng dẫn trên trên đây sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
6. Tổ chức thực
hiện:
- Công văn này thay thế các văn
bản hướng dẫn trước đây của Thông tư số 45/2000/TTLT/BTC-TCHQ ngày 23/5/2000.
Thông tư 31, Thông tư 80 và các văn bản khác của Tổng cục Hải quan hướng dẫn có
liên quan đến các loại lệ phí quy định tại Thông tư 71. Đối với các trường hợp
đã thu theo Thông tư 45 trước đây so với Thông tư này, nếu cao hơn thì phần
chênh lệch được hoàn trả bằng cách khấu trừ vào số lệ phí phải nộp cho lô hàng
sau hoặc hoàn trả theo đề nghị của chủ hàng.
- Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải
quan các đơn vị tổ chức triẻn khai hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện, thông
báo rộng rãi, công khai, niêm yết mức thu... để các đối tượng liên quan được biết.
Trong quá trình thực hiện nếu có
gì vướng mắc yêu cầu các đơn vị phản ánh ngay về Tổng cục (Cục Kiểm tra thu thuế
XNK) để nghiên cứu hướng dẫn tiếp.