Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 33/BGTVT-TCCB năm 2013 rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 - 2016 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021 do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 33/BGTVT-TCCB
Ngày ban hành 03/01/2013
Ngày có hiệu lực 03/01/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/BGTVT-TCCB
V/v rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 - 2016 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2013

 

Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải

Căn cứ Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khoá XI); căn cứ Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 12/12/2012 của Bộ Chính trị, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011-2016 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021 của Bộ như sau:

A. YÊU CẦU CHUNG

I. MỤC ĐÍCH

1. Rà soát, điều chỉnh nguồn quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 - 2016 đối với các chức danh Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo tại các quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước (doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên) thuộc Bộ Giao thông vận tải.

2. Xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021 cho các chức danh Lãnh đạo Bộ và các chức danh lãnh đạo thuộc diện Bộ quản lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ.

3. Xây dựng quy hoạch tạo nguồn cán bộ giai đoạn 2016 - 2021 đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị đã phân cấp cho đơn vị quản lý.

II. YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ

1. Yêu cầu chung:

- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch đế có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng đơn vị.

- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị:

- Để quy hoạch cán bộ sát với thực tế và có tính khả thi, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch (trình độ, ngành nghề, lĩnh vực công tác, đội tuổi, nam, nữ, dân tộc...); phải nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, trên cơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch.

- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo các đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên.

2. Đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:

a) Nội dung đánh giá:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành của chủ trương, đường lối và quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức và lối sống trong sạch, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân...

- Năng lực thực tiễn: Kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, đơn vị công tác.

- Uy tín: Thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm và kết quả đánh giá cán bộ.

- Sức khỏe: Bảo đảm sức khỏe để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.

- Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.

b) Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đánh giá cán bộ:

- Người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ;

- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi cán bộ công tác (phải tham khảo ý kiến của chi ủy nới cán bộ cư trú về bản thân và gia đình cán bộ).

- Cấp có thẩm quyền quy hoạch cán bộ xem xét đánh giá, kết luận.

Kết luận về đánh giá cán bộ được thể hiện bằng văn bản, công khai trong tập thể Ban Cán sự đảng, ban thường vụ, tập thể lãnh đạo đơn vị. Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ quyết định hình thức công khai đánh giá đối với cán bộ.

Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm (không quá 6 tháng tới thời điểm xem xét) được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch; trường hợp cán bộ có vấn đề mới phát sinh thì đánh giá, kết luận bổ sung.

3. Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “mở ” và “động”:

a) Quy hoạch “mở”:

[...]