Công văn 3295/BHXH-BC năm 2013 hướng dẫn chi bổ sung thu nhập cho công, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 3295/BHXH-BC
Ngày ban hành 22/08/2013
Ngày có hiệu lực 22/08/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Lê Bạch Hồng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3295/BHXH-BC
V/v hướng dẫn chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
-
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh;
-
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

 

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-BHXH ngày 26/9/2012 của Tổng Giám đc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh), Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam (gọi chung là các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam), chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức (CCVC) như sau:

1. Đối tượng được hưởng thu nhập bổ sung

Tất cả CCVC, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và lao động hợp đồng tạm tuyển trong chỉ tiêu biên chế theo quy định của BHXH Việt Nam (gọi chung là CCVC).

2. Mức chi

Mức chi bình quân toàn Ngành không vưt quá 0,2 lần so với chế độ tiền lương đối với CCVC do nhà nước quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) từ kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy hàng năm.

3. Các ký hiệu quy định tại văn bản

- H1: Hệ số thu nhập bổ sung của BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam tương ứng với kết quả xếp loại của BHXH Việt Nam đối với từng đơn vị.

- H2: Hệ số hưởng thu nhập bổ sung của BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) và các phòng thuộc BHXH tỉnh tương ứng với kết quả xếp loại của BHXH tỉnh đối với từng đơn vị.

- H3: Hệ số hưởng thu nhập bổ sung của từng CCVC tương ứng với đánh giá, xếp loại từng CCVC.

- Q1: Tổng quỹ tiền lương (lương 01 lần) của đơn vị trong năm. Q1 không bao gồm phụ cấp đặc biệt theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính ph về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng thu nhập bổ sung trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- TH1: Hệ số thu nhập bổ sung quy đổi của từng CCVC.

- TH2: Hệ số thu nhập bổ sung quy đi toàn đơn vị.

- Q2: Tổng thu nhập bổ sung của toàn đơn vị.

- G2: Đơn giá thu nhập bổ sung.

- K2: Tổng số kinh phí chi quản lý bộ máy tiết kiệm được trong năm.

- HSi: Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ, khu vực, độc hại, trách nhiệm, thâm niên vượt khung của từng CCVC trong quý (không bao gồm phụ cấp đặc biệt theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 24/12/2010).

- HSLi: Tổng hệ số thu nhập bổ sung và phụ cấp thực đã quy đổi thực hiện trong quý của CCVC.

- H3i: Hệ số thu nhập bổ sung của từng CCVC trong đơn vị.

- Li: Tỷ lệ giữa ngày công đi làm thực tế được chấm công với ngày công phải làm việc theo quy định hằng quý trong năm.

- n: S CCVC theo danh sách chi trả thu nhập bổ sung của khối các phòng thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam (i=1 ÷ n).

- 0,2: Hệ số thu nhập bổ sung.

- TNi: Thu nhập bổ sung của từng CCVC.

4. Phương pháp tính thu nhập bổ sung

Bước 1. Hàng quý, căn cứ vào kết quả công tác, BHXH tỉnh tổ chức đánh giá, xếp loại các phòng trực thuộc tỉnh và BHXH huyện theo 3 loại và được hưởng theo các mức thu nhập bổ sung với hệ số quy đổi (H2):

Loại I: hưởng theo mức thu nhập bổ sung với hệ số H2 = 1;

Loại II: hưởng theo mức thu nhập bổ sung với hệ số H2 = 0,9;

[...]