Công văn 3111/TCT-CC hướng dẫn đề xuất, đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp ngành Thuế năm 2020 do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu | 3111/TCT-CC |
Ngày ban hành | 04/08/2020 |
Ngày có hiệu lực | 04/08/2020 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Người ký | Nguyễn Quang Tiến |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3111/TCT-CC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Cục Thuế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế số 1086/QĐ-TCT ngày 16/06/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ngành Thuế; Quyết định số 1087/QĐ-TCT ngày 16/06/2016 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thuế, Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thuế hướng dẫn các đơn vị trong ngành Thuế đề xuất, đăng ký thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp ngành Thuế (KH&CN) năm 2020 như sau:
1. Cơ sở hướng dẫn đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN năm 2020
- Các chủ trương, chính sách, nội dung, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các Nghị quyết của BCH trung ương Đảng; các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 và thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Ban chấp hành trung ương về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
- Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020 (Nghị quyết 24/2016/QH14); Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016-2020 (Nghị quyết 25/2016/QH14);
- Chương trình hành động của ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị 6, Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hòa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Quyết định số 337/QĐ-BTC ngày 22/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/06/2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
- Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020;
- Nhiệm vụ thu ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của giai đoạn 2019-2021;
- Quyết định số 192/QĐ-BTC ngày 29/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Tài chính giai đoạn 2019-2021.
- Kế thừa phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp ngành Thuế hàng năm.
2. Định hướng đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2020
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021- 2030 đảm phù hợp với định hướng, chủ trương và chính sách của Đảng và xu thế mới về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thuế;
- Nghiên cứu cải cách hệ thống thuế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và mức độ thông minh, phân bổ không gian hợp lý; phát triển ngành công nghiệp ưu tiên; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo từng năm giai đoạn 2018-2030; tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý thuế theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; hoàn thiện chính sách miễn, giảm thuế đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng khuyến khích đầu tư;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của các nước, xu thế hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm bảo vệ chủ quyền đánh thuế, chống thất thu ngân sách, chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận; nghiên cứu các mô hình quản lý thuế mới, hiện đại nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của cơ quan thuế trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo và cách mạng công nghiệp 4.0;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung về thể chế, chính sách thuế nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đáp ứng mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế;
- Nghiên cứu thông lệ quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng sửa đổi và ban hành các chính sách thuế mới nhằm bảo vệ và mở rộng cơ sở tính thuế, tăng thu cho ngân sách nhà nước, chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, các loại thuế gián thu, các loại thuế mới đánh vào tài sản, bất động sản, thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới;
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế đảm bảo thu ngân sách kịp thời, đầy đủ, ngăn ngừa hành vi trốn tránh thuế, chống nợ đọng và xử lý nợ đọng thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;
- Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế; hỗ trợ người nộp thuế theo định hướng chính phủ điện tử;
- Nghiên cứu, đánh giá những nội dung khác về thuế có tác động trực tiếp, trọng yếu đến số thu NSNN, phân tích, dự báo số thu ngân sách, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu bền vững;
- Nghiên cứu phải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế đối với công tác kiểm tra nội bộ, thanh tra kiểm tra người nộp thuế và công tác phòng chống tham nhũng và giải quyết tố cáo;
- Đánh giá nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, công tác quản lý nội bộ ngành để đảm bảo thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Tiêu chí lựa chọn nhiệm vụ KH&CN
- Đúng yêu cầu, định hướng, gắn liền với nhiệm vụ xây dựng chính sách thuế và phục vụ kịp thời công tác quản lý thuế;
- Thuyết minh rõ tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu và kết quả đầu ra dự kiến;