Công văn 3069/BTP-PLDSKT thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Nghị định 83/2009/NĐ-CP, Nghị định 08/2005/NĐ-CP, Nghị định 02/2006/NĐ-CP, Nghị định 153/2007/NĐ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu | 3069/BTP-PLDSKT |
Ngày ban hành | 27/05/2011 |
Ngày có hiệu lực | 27/05/2011 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Người ký | Hoàng Thế Liên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3069/BTP-PLDSKT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Văn phòng Chính phủ; |
Trả lời công văn số 565/BXD-VP ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ Xây dựng về thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, Nghị định số 02/2006/NĐ-CP, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định), Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
I. VỀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
Để thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 55) thì việc ban hành Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng, Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng là rất cần thiết.
II. VỀ SỰ PHÙ HỢP VỚI CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, TÍNH HỢP HIẾN, HỢP PHÁP VÀ TÍNH THỐNG NHẤT CỦA VĂN BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Về cơ bản, nội dung dự thảo Nghị định đã cụ thể hóa chủ trương cải cách TTHC được nêu tại Nghị quyết số 55 nhằm giảm bớt TTHC, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện TTHC, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với các luật, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các luật liên quan đến chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.
III. VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO VĂN BẢN.
Việc soạn thảo Nghị định này đã được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Chương III Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Điều 54 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định này, chúng tôi không thấy có ý kiến tham gia của Văn phòng Chính phủ về dự thảo Nghị định theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và Chỉ thị số 1722/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (Theo Công văn số 2509/VPCP-KSTT ngày 26/4/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Tư pháp không thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính khi chưa có ý kiến tham gia của Văn phòng Chính phủ theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và Chỉ thị số 1722/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, Bộ Tư pháp vẫn thẩm định dự thảo Nghị định này để kịp thời hạn trình Chính phủ. Để hoàn thiện hồ sơ về dự thảo Nghị định này trước khi trình Chính phủ, đề nghị cơ quan soạn thảo lấy ý kiến tham gia của Văn phòng Chính phủ về dự thảo Nghị định theo đúng quy định hiện hành.
IV. VỀ DỰ THẢO TỜ TRÌNH
Tại Điểm d, mục 2, phần thứ III dự thảo Tờ trình nêu nội dung chính của dự thảo Tờ trình, theo đó, “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP về: thành phần, số lượng hồ sơ, thời gian có hiệu lực… Điều 18 theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 55/NQ-CP. Đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung đầy đủ việc sửa đổi, bổ sung các điều nêu trên của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP để thực hiện nội dung đơn giản hóa tại điểm nào, mục nào, phần thứ mấy của Nghị quyết số 55/NQ-CP (ví dụ: sửa Điều 8 của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ dự án khu đô thị mới để thực hiện đơn giản hóa TTHC tại điểm 6, mục A, phần thứ III về lĩnh vực kinh doanh bất động sản kèm theo Nghị quyết số 55).
V. VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
Sau khi nghiên cứu dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị định, Bộ Tư pháp thấy rằng, nhìn chung nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định đã theo đúng Nghị quyết số 55. Tuy nhiên, để hoàn chỉnh hơn nữa dự thảo Nghị định, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, chỉnh sửa thêm một số vấn đề như sau:
1. Về tên gọi của dự thảo Nghị định
Bộ Tư pháp không nhất trí với tên gọi của dự thảo Nghị định là: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, Nghị định số 02/2006/NĐ-CP, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Bộ Tư pháp, tên gọi của dự thảo Nghị định này là: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định số 12); Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83); Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08); Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới (sau đây gọi tắt là Nghị định số 02); Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 153). (Tên gọi của dự thảo Nghị định rất dài nên cân nhắc có thể chỉ viết tắt số Nghị định và ngày, tháng, năm ban hành của Nghị định).
Tên gọi như vậy để làm rõ việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định nêu trên trong dự thảo Nghị định này là chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng, không sửa đổi, bổ sung những nội dung khác của các Nghị định đó.
2. Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 1 dự thảo Nghị định)
a) Về tên gọi của Điều 1 dự thảo Nghị định: Sau cụm từ “công trình”, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm Nghị định số 83 cho đầy đủ vì Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 02 Nghị định là Nghị định số 12 và Nghị định số 83.
b) Về cơ cấu Điều 1 dự thảo Nghị định: Theo Bộ Tư pháp, nên cân nhắc chỉnh sửa theo hướng như sau: Khoản 1: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12; Khoản 2: Để có thể theo dõi và áp dụng thuận tiện hơn trong thực tiễn khi Nghị định này được ban hành, đề nghị cơ quan soạn thảo chuyển Điều 5 dự thảo Nghị định này lên thành khoản 2, Điều 1 dự thảo Nghị định, theo đó, bãi bỏ các khoản 2, 3, 5 và 6 Điều 1 của Nghị định số 83.
c) Khoản 6, Điều 1 dự thảo Nghị định quy định: “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình. 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật), Bộ Tư pháp thấy rằng, Điều 14 Nghị định số 12 cũng như nhóm thủ tục Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị quyết số 55 không có đoạn trong ngoặc đơn: (hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật) như trong dự thảo Nghị định. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ quy định này.
d) Đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm:
- Số lượng bộ hồ sơ chủ đầu tư phải nộp vào khoản 13, Điều 1 dự thảo Nghị định liên quan đến việc nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn;
- 01 bộ hồ sơ đối với thủ tục “Điều chỉnh Giấy phép xây dựng” vào khoản 17 Điều 1 dự thảo Nghị định này cho đầy đủ và phù hợp với Nghị quyết số 55.
đ) Trong Tờ trình Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo dự thảo Nghị định này, đề nghị cơ quan soạn thảo:
- Bỏ cụm từ: “chủ đầu tư” và cụm từ: “các nội dung khác”;
- Sửa tên “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” thành “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
e) Trong Tờ trình Thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại Phụ lục 5 Ban hành kèm theo dự thảo Nghị định này, đề nghị cơ quan soạn thảo: