BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2836/LĐTBXH-ATLĐ
V/v tổng kết đánh giá thi hành pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2012
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các tập đoàn, tổng công ty.
|
Thực hiện Nghị quyết số
20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội
nhiệm kỳ XIII và Quyết định số 207/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng
2 năm 2012 về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp
lệnh thuộc Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ XIII, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, soạn
thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Để có căn cứ xây dựng Báo cáo
tổng kết đánh giá tình hình thi hành chính sách pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Quý cơ
quan chỉ đạo việc tổng kết tình hình thực hiện chính sách pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp theo đề cương kèm theo
và gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính
phủ và phục vụ tổ chức Hội nghị tổng kết 18 năm thi hành pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động.
Báo cáo gửi về địa chỉ:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Fax:
04.38269520 hoặc email: luatatvsld@gmail.com)
trước ngày 25 tháng 10 năm 2012.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quí cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Lưu VP, ATLĐ.
|
BỘ
TRƯỞNG
Phạm Thị Hải Chuyền
|
ĐỀ CƯƠNG
TỔNG
KẾT 18 NĂM THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (GIAI ĐOẠN 1995 -
2012)
(Ban hành kèm theo Công văn số 2836/LĐTBXH-ATLĐ ngày 15/8/2012 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thông qua việc tổng
kết, đánh giá lựa chọn những quy định pháp luật có nội dung phù hợp để đề xuất
đưa vào nội dung của Luật An toàn, vệ sinh lao động; phát hiện những quy định
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động không phù hợp để kiến
nghị xây dựng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn phát triển hiện nay;
b) Thấy rõ được những
khiếm khuyết trong quá trình tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động để có những đề xuất, kiến nghị biện pháp khắc phục.
2. Yêu cầu
a) Việc đánh giá tổng
kết thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phải được tiến hành từ cấp
cơ sở (ở từng doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế: Nhà nước, tư nhân, có
vốn đầu tư nước ngoài...) đến phạm vi từng địa phương trên toàn quốc và các Bộ,
ngành;
b) Đánh giá các quy định
của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nói chung và các văn bản hướng dẫn
thi hành (Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Quyết định của các Bộ, ngành, văn
bản chỉ đạo của các địa phương...), trong đó việc đánh giá được tiến hành trên
cơ sở kết quả từng công việc đã làm từ khâu triển khai, phổ biến, quán triệt
đến việc thực hiện cụ thể để tìm ra những nội dung phù hợp cần tiếp tục thực
hiện cũng như những vướng mắc, tồn tại cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem
xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế;
c) Mỗi nội dung sẽ được
đánh giá trên 3 khía cạnh: Kết quả; Tồn tại, khó khăn; Đề xuất giải pháp.
II. NỘI
DUNG ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT
Báo cáo đánh giá, tổng
kết 18 năm thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động gồm các nội dung
sau:
A. Đánh giá chung
1. Tình hình xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ;
2. Công tác triển khai,
thi hành văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ;
3. Công tác quản lý nhà
nước về ATVSLĐ (Tổ chức bộ máy quản lý, Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực
hiện, Thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện và giải quyết các tranh chấp về an
toàn, vệ sinh lao động và Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan có liên quan).
B. CÔNG
TÁC XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ
1. Pháp lệnh Bảo hộ lao
động năm 1991
2. Bộ Luật Lao động
(Chương IX và các điều khoản liên quan)
2.1.
Quy định chung
a) Phạm vi
b) Đối tượng áp dụng
c) Trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện người sử dụng lao động,
người lao động và các tổ chức khác có liên quan
d) Quyền và nghĩa vụ của
Người sử dụng lao động
e) Quyền và nghĩa vụ của
người lao động
2.2. Quy định về chế độ,
chính sách bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
a) Trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân;
b) Chế độ bồi dưỡng chống
độc hại bằng hiện vật;
c) Chế độ bồi thường,
trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d)
Quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động (khám sức khỏe tuyển dụng,
khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi chức
năng lao động...)
e) Các quy định đặc thù
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong việc đảm bảo an
toàn và sức khỏe người lao động;
f) Các chế độ bảo hộ lao
động đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thành niên,
người lao động cao tuổi, lao động là người tàn tật...
2.3. Các quy định về kỹ
thuật ATVSLĐ
a)
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với
các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động;
b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về điều kiện lao động, vệ sinh môi trường lao
động;
c)
Các Quy trình kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá; đánh giá
hợp chuẩn, hợp quy chất lượng sản phẩm hàng hóa đặc thù an toàn lao động;
d) Luận chứng về các
biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
e) Đăng ký và Kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động;
f) Danh mục máy, thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
2.4. Các quy định về
phòng ngừa các sự cố, tai nạn
a) Các biện pháp phòng
ngừa sự cố, tai nạn trong sản xuất;
b) Các biện pháp khẩn cấp
khi xảy ra sự cố, tai nạn;
c) Trang bị các phương
tiện kỹ thuật ứng cứu khi xảy ra sự cố.
2.5. Các quy định về
thông tin, tuyên truyền, huấn luyện
a) Hướng dẫn, thông báo
về những biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng gây sự cố, tai
nạn cần đề phòng;
b) Tuyên truyền nâng cao
nhận thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động;
d) Đào tạo về an toàn,
vệ sinh lao động.
2.6. Quy định và hướng
dẫn việc tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp
a) Tổ chức bộ máy;
b) Phân định trách
nhiệm;
c) Kế hoạch an toàn, vệ
sinh lao động;
d) Tự kiểm tra, giám sát
an toàn, vệ sinh lao động.
2.7. Khai báo, điều tra,
thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Khai báo, điều tra tai
nạn lao động;
b) Thống kê tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp;
c) Báo cáo tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
2.8. Khen thưởng về công
tác an toàn - vệ sinh lao động
a) Khen thưởng của Nhà
nước;
b) Khen
thưởng của các Bộ, ngành, địa phương;
c) Khen thưởng của các
doanh nghiệp.
2.9. Thanh tra, kiểm tra
về ATVSLĐ
a) Tổ chức bộ máy, lực
lượng thanh tra lao động (thanh tra ATVSLĐ);
b)
Quyền hạn, chức trách, phân định trách nhiệm của hệ thống thanh tra lao động
(Thanh tra ATVSLĐ)
c) Hoạt động thanh tra,
kiểm tra của các Bộ, ngành, địa phương về ATVSLĐ.
2.10. Xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về ATVSLĐ
a) Các hành vi vi phạm
pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần xử lý;
b) Hình thức xử lý;
c) Mức xử lý.
3. Các quy định về an
toàn, vệ sinh lao động trong các Luật, Bộ Luật và văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan
a) Tính đồng bộ trong hệ
thống pháp luật;
b) Sự phù hợp về nội
dung;
c) Tác động của quy định
pháp luật đến công tác an toàn, vệ sinh lao động trong ngành, lĩnh vực nói
riêng và các lĩnh khác nói chung.
4. Sự phù hợp của các
quy định pháp luật an toàn, vệ sinh lao động với các công ước, khuyến nghị và
thông lệ quốc tế.
C. VIỆC TRIỂN KHAI, THI
HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ATVSLĐ
1. Quy định chung
a) Đối tượng;
b)
Thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện
người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức khác có liên quan;
c) Thực hiện quyền và
nghĩa vụ của Người sử dụng lao động;
d) Thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người lao động.
2. Các chế độ, chính
sách bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
a) Thực hiện trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân;
b) Thực hiện chế độ bồi
dưỡng chống độc hại bằng hiện vật;
c) Thực hiện chế độ bồi
thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Thực hiện việc quản
lý và chăm sóc sức khỏe người lao động (khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề
nghiệp, chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng lao động...)
e) Việc thực hiện các
chế độ đặc thù về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong việc đảm bảo an
toàn và sức khỏe người lao động;
g) Việc thực hiện các
chế độ bảo hộ lao động đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thành niên, người
lao động cao tuổi, lao động là người tàn tật...;
h) Việc thực hiện các
chế độ khác có liên quan.
3. Thực
hiện các quy định về kỹ thuật ATVSLĐ
a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư, các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về điều kiện lao động, vệ sinh môi trường lao động;
c) Các Quy trình kiểm
định, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đánh giá hợp quy chất lượng sản phẩm hàng
hóa đặc thù an toàn lao động;
d) Xây dựng các luận
chứng về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
e) Đăng ký và Kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động;
4. Xây
dựng và triển khai các biện pháp phòng ngừa các sự cố, tai nạn
a) Xây dựng các biện
pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong sản xuất;
b) Xây dựng các phương
án, biện pháp khẩn cấp khi xảy ra sự cố, tai nạn;
c) Trang bị các phương
tiện kỹ thuật ứng cứu khi xảy ra sự cố.
5. Thực
hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện
a) Hướng dẫn, thông báo
về những biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng gây sự cố, tai
nạn cần đề phòng;
b)
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
c) Huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động
và người lao động;
d) Đào tạo về an toàn,
vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý an toàn, vệ sinh lao động.
6. Tổ
chức thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở, doanh nghiệp
a) Tổ chức bộ máy;
b) Phân định trách
nhiệm;
c) Xây dựng Kế hoạch an
toàn, vệ sinh lao động;
d) Tự kiểm tra, giám sát
an toàn, vệ sinh lao động.
7. Khai
báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Khai báo, điều tra
tai nạn lao động của các địa phương, doanh nghiệp
b) Thống kê tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
c) Báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của
các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
D. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Chức
năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ
a) Chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đại diện người sử dụng lao động,
người lao động và các tổ chức khác có liên quan:
- Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Bộ Y tế;
- Các Bộ, ngành khác;
- Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp;
- Các tổ chức đại diện:
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, VCCI, Liên minh HTX Việt Nam...
2. Chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp
a) Các hoạt động chỉ đạo
của Chính phủ;
b) Các hoạt động chỉ
đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương;
c) Các hoạt động chỉ
đạo, hướng dẫn của các địa phương;
d) Các hoạt động chỉ
đạo, hướng dẫn của các Tập đoàn, Tổng công ty.
3. Phổ
biến, tuyên truyền, huấn luyện
a) Phổ biến, triển khai
các văn bản quy phạm pháp luật;
b) Tuyên truyền nâng cao
nhận thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động;
d) Đào tạo về an toàn,
vệ sinh lao động.
4. Triển
khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học về an toàn, vệ sinh lao động
a) Đầu tư cho nghiên cứu
khoa học về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Các hoạt động nghiên
cứu khoa học về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khả năng ứng dụng các
kết quả nghiên cứu khoa học về an toàn, vệ sinh lao
động.
5. Hợp
tác, hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động
a) Các nội dung, lĩnh
vực hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Vai trò của các hoạt
động hợp tác quốc tế trong công tác an toàn, vệ sinh lao động;
6. Thanh
tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động
a) Tổ chức bộ máy, lực lượng
thanh tra lao động (Thanh tra ATVSLĐ) ở Trung ương và địa phương;
b)
Thực hiện chức trách, phân định trách nhiệm của hệ thống thanh tra lao động
(Thanh tra ATVSLĐ);
c) Hoạt động thanh tra,
kiểm tra của các Bộ, ngành, địa phương về ATVSLĐ.
7. Xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Các hành vi vi phạm
đã được xử lý;
b) Các hình thức xử lý
đã được áp dụng;
c) Mức xử lý đã thực
hiện.
8. Khen
thưởng về công tác an toàn, vệ sinh lao động
a) Khen thưởng của Nhà
nước;
b) Khen thưởng của các
Bộ, ngành, địa phương;
c) Khen thưởng của các
doanh nghiệp.
D. VAI TRÒ CỦA VÀ SỰ
THAM GIA CỦA CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
1. Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam và công đoàn các cấp
2. Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
3. Liên minh các Hợp tác
xã Việt Nam
4. Các tổ chức chính trị
- xã hội khác
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân
công trách nhiệm
1.1. Đối với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn các Bộ,
ngành và địa phương trong việc tổng kết thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, UBND các tỉnh Thành phố trực thuộc
Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty triển khai tổng kết thi hành pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động theo đúng kế hoạch;
b) Tổ chức khảo sát thực
tiễn thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại một số Bộ, ngành và địa
phương, doanh nghiệp và xây dựng báo cáo tổng kết thực tiễn 18 năm thi hành
pháp luật an toàn, vệ sinh lao động;
c) Chủ trì tổ chức Hội
nghị toàn quốc tổng kết 18 năm thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động;
1.2. Các Bộ, Cơ quan
ngang Bộ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc và thuộc chức
năng quản lý tổ chức tổng kết đánh giá chung về công tác an toàn, vệ sinh lao
động và tổ chức tổng kết, đánh giá chuyên sâu về các nội dung quản lý, theo dõi
thuộc trách nhiệm;
1.3. Đề nghị Toà án nhân
dân tối cao tiến hành tổng kết thực tiễn công tác xét xử các vụ án vi phạm về
an toàn, vệ sinh lao động; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác
điều tra, truy tố các vụ vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động;
1.4. Đề nghị các tổ chức
chính trị xã hội tổ chức tổng kết, đánh giá các vấn đề an toàn, vệ sinh lao
động liên quan; riêng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đánh giá thêm chuyên đề
về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học về an toàn, vệ sinh lao động;
1.5. Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức
tiến hành tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
tại địa phương, đơn vị;
1.6. Các Tập đoàn, Tổng
công ty, doanh nghiệp tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị.
2. Thời
điểm hoàn thành tổng kết
2.1. Các Tập đoàn kinh
tế, Tổng công ty hoàn thành trước ngày 30/9/2012;
2.2. Các Bộ, cơ quan
Trung ương, các địa phương, hoàn thành trước 15/10/2012;
2.3. Bộ LĐTBXH chủ trì,
phối hợp với Bộ Y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn
quốc tổng kết 18 năm thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trước
31/11/2012.