Công văn về việc quản lý các đơn vị kinh tế của Đảng và đoàn thể
Số hiệu | 283-CN |
Ngày ban hành | 16/01/1993 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/1993 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Lê Xuân Trinh |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 283-CN |
Hà Nội ngày 16 tháng 1 năm 1993 |
CÔNG VĂN
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 283-CN NGÀY 16-1-1993VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ CỦA ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ
Kính gửi : |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, |
Căn cứ kết luận tại cuộc họp ngày 7 tháng 1 năm 1993 do Văn phòng Chính phủ chủ trì có các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Trọng tài kinh tế Nhà nước, Bộ Thương mại, Ban Tài chính - Quản trị Trung ương và các đại diện Bộ Tư pháp, Ban Kinh tế Trung ương tham gia bàn về cơ chế quản lý các đơn vị kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam và của các đoàn thể chính trị, Thủ tướng Chính phủ quyết định như sau :
1- Các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị (bao gồm : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam) ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền dùng tài sản, vốn thuộc sở hữu của mình và vốn do Nhà nước trợ cấp, để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo viêc làm cho người lao động và thu lợi nhuận, góp phần trang trải kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể. Mọi hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh phải theo đúng pháp luật.
2- Thủ tục thành lập mới (hoặc thành lập lại) doanh nghiệp do các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị (sau đây gọi tắt là đoàn thể) đầu tư 100% vốn (bao gồm vốn thuộc sở hữu của Đảng hoặc đoàn thể - kể cả vốn tự bổ sung, vốn Nhà nước trợ cấp, vốn vay) được vận dụng theo những nguyên tắc đã quy định về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388-HĐBT, ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Riêng về cơ quan sáng lập và Hội đồng thẩm định thì quy định như sau :
b) Tổ chức việc thẩm định hồ sơ :
- Nếu chuyển đổi, thành lập lại các doanh nghiệp đã được thành lập trước ngày ký ban hành công văn này thì Hội đồng thẩm định do Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính làm chủ tịch Hội đồng và gồm các Uỷ viên Hội đồng là Giám đốc Sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, Giám đốc Sở tài chính, Giám đốc Ngân hàng, Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nếu thành lập mới các doanh nghiệp thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ gửi về Hội đồng thẩm định của các Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật; các doanh nghiệp thuộc cấp Trung ương thì hồ sơ gửi về Hội đồng thẩm định ở Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Việc thẩm định và xét thông báo cho phép thành lập doanh nghiệp được tiến hành như quy định trong Nghị định 388-HĐBT đối với thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
4- Các doanh nghiệp in thuộc tổ chức Đảng sau khi được thành lập mới hoặc thành lập lại, tuìy theo trình độ trang bị công nghệ và năng lực sản xuất được thực hiện các nhiệm vụ về in ấn tài liệu, sách báo, các hoạt động dịch vụ của ngành in như các doanh nghiệp in thuộc Nhà nước.
5- Các doanh nghiệp thuộc các tổ chức Đảng, đoàn thể được thành lập đúng pháp luật, có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân, có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
8- Các tổ chức kinh tế đang hoạt động thuộc các tổ chức Đảng, đoàn thể phải được sắp xếp, tổ chức lại theo nội dung trên đây trong thời hạn đến hết ngày 31 tháng 3 năm 1993.
9- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung quy định trong văn bản này.
|
Lê Xuân Trinh (Đã ký)
|