Công văn 263/UBND-NC thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 và sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 263/UBND-NC
Ngày ban hành 03/02/2023
Ngày có hiệu lực 03/02/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 263/UBND-NC
V/v thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 và sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2023

 

Kính gửi:

- Tòa án nhân dân Thành phố;
- Viện Ki
m sát nhân dân Thành phố;
- Cục Thi hành án dân sự Thành phố;
- Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND quận, huyện, thị xã.

Thực hiện Văn bản số 5178/BTP-BTNN ngày 23/12/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 và Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành văn bản thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 và sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2023

Tiếp tục tổ chức thi hành có hiệu quả pháp luật về bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố, trong đó cần tập trung các nội dung cụ thể sau:

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường nhà nước bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, kết hợp các hình thức tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền qua các phương tiện thông tin truyền thông, trong đó lồng ghép với việc triển khai Đề án “Tăng cường tiếp cận pháp luật của người dân” (theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

- Tổ chức bồi dưỡng tập huấn chuyên sâu kỹ năng giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước cho cán bộ công chức được phân công thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra trong công tác bồi thường nhà nước, đặc biệt là các đơn vị phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước hoặc các đơn vị có nguy cơ tiềm ẩn phát sinh yêu cầu bồi thường nhà nước trên cơ sở nắm bắt các thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước theo đúng quy định của pháp luật và gửi các văn bản trong trong quá trình giải quyết bồi thường về Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước khi phát sinh vụ việc.

- Tiếp tục rà soát và giải quyết dứt điểm các vụ việc bồi thường nhà nước (nếu có) theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

- Tiếp tục hoàn thiện văn bản phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và các cơ quan khác có liên quan trong công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn Thành phố theo Công văn số 4131/BTP-BTNN ngày 24/10/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

II. SƠ KẾT 5 NĂM THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

1. Phạm vi kết

Việc sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước được tổ chức thực hiện trên cả 3 lĩnh vực: Quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án

2. Nội dung sơ kết

- Tình hình tổ chức triển khai thi hành pháp luật về bồi thường Nhà nước: ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện; tình hình quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; việc bố trí các điều kiện cn thiết triển khai thi hành Luật; việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước; công tác thống kê, báo cáo về việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

- Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường nhà nước.

- Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bồi thường nhà nước.

- Đánh giá tác động của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, hạn chế sai phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Chỉ rõ những hạn chế bất cập trong các quy định của Luật TNBTCNN và các văn bn hướng dẫn thi hành.

- Phương hướng nhiệm vụ triển khai thi hành Luật TNBTCNN trong thời gian tới và dự báo xu hướng phát sinh yêu cầu bồi thường nhà nước trong các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án, trong đó cần đặc biệt đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư...

- Đề xuất, kiến nghị

3. Hình thức sơ kết

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các hình thức phù hợp khác để đánh giá tình hình tổ chức triển khai thi hành Luật TNBTCNN.

- Xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các hoạt động sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có yêu cầu theo Quyết định 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

4. Mốc thời gian thông tin, số liệu kết: Tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023.

5. Khen thưởng: Căn cứ vào tình hình thực tế các đơn vị chủ động tổ chức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sc trong việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại đơn vị đảm bảo đúng quy định.

[...]