VĂN
PHÒNG QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2507/VPQH-GS
V/v: Xây dựng Báo cáo việc thực hiện chính
sách, pháp luật về an toàn thực phẩm.
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Căn cứ Nghị quyết số 14/2016/QH14
của Quốc hội, ngày 27/7/2016 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017;
Nghị quyết số 19/2016/QH14 của Quốc hội, ngày 28/7/2016 về thành lập Đoàn giám
sát”Việc thực hiện chính sách,
pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” và triển khai Kế hoạch giám sát; theo yêu cầu của Đoàn giám
sát, Văn phòng Quốc hội trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung ương phân công, chỉ đạo các cơ quan hữu quan chuẩn bị báo cáo
theo Đề cương nội dung gửi kèm để cung cấp cho Đoàn giám sát.
Báo cáo xin gửi đến Đoàn
giám sát của Quốc hội, qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc
hội, 22 Hùng Vương, Hà Nội, trước ngày 15/12/2016. (Điện thoại liên hệ:
080.46317; 080.46404; bản file điện tử xin gửi tới: Hoatn@qh.gov.vn;
Dueph@qh.gov.vn).
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch QH (để báo cáo);
- PCTQH Phùng Quốc Hiển;
- Thành viên Đoàn giám sát:
- Vụ KH,CN&MT, Vụ PVHĐ giám sát:
- Lưu: HC,
HĐGS.
Số E.Pas: 71474
|
KT. CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Lê Bộ Lĩnh
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
CỦA CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN
TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011- 2016”
Phần I
TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ AN
TOÀN THỰC PHẨM (ATTP) TỪ 2011 -2016
I. VIỆC TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
theo thẩm quyền
- Số lượng văn bản đã ban hành, loại văn bản, thời
gian ban hành.
- Tính đồng bộ, khả thi, hội nhập quốc tế của
các văn bản đã ban hành.
- Những tồn tại, bất cập của hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật liên quan:
+ Tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Những quy định chồng chéo, không còn phù hợp,
còn thiếu,…cần sửa đổi, bổ sung.
+ Những văn bản cần ban hành mới.
2. Việc xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật đề
quản lý
- Việc xây dựng, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ
thuật địa phương về ATTP trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm, chất phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
- Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh.
3. Việc chỉ đạo điều hành của UBND cấp tỉnh
3.1. Các văn bản chỉ đạo điều hành của Hội đồng
nhân dân, UBND cấp tỉnh trong triển khai thực hiện chính sách pháp luật về quản
lý ATTP.
3.2. Công tác quy hoạch sản xuất, kinh doanh thực
phẩm theo chiến lược, kế hoạch được ban hành
3.3. Tổ chức, kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên
môn về quản lý ATTP ở địa phương (tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, biên chế…)
3.4. Điều kiện bảo đảm cho công tác quản lý nhà
nước về ATTP ở địa phương (trang thiết bị, điều kiện làm việc)
3.5. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức
kiểm định, giám định thực phẩm; cơ quan, tổ chức nghiên cứu phục vụ cho công
tác dự báo, cảnh báo và kiểm soát các nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực
phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm phục vụ cho quản lý nhà nước tại địa phương (thống
kê số lượng đơn vị, con người, kinh phí hoạt động/năm).
3.6. Công tác phối hợp liên ngành về quản lý
ATTP.
4. Đầu tư ngân sách cho công tác quản lý an toàn
thực phẩm trên địa bàn
- Ngân sách Trung ương (chỉ tỉnh nguồn được cấp
hàng năm cho nhiệm vụ quản lý ATTP, kinh phí từ các chương trình, dự án…)
- Ngân sách địa phương (chỉ tính nguồn được cấp
hàng năm cho nhiệm vụ quản lý ATTP, kinh phí từ các chương trình, dự án…)
- Nguồn thu được trích để lại phục vụ trực tiếp
cho quản lý ATTP (phí, lệ phí, kinh phí xử phạt vi phạm hành chính…)
- Các nguồn tài chính khác (hỗ trợ quốc tế, đóng
góp tổ chức cá nhân…)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ
AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
1. Quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống
1.1. Trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo
quản rau, củ, quả tươi và sơ chế:
- Về điều kiện đất canh tác, nguồn nước, địa điểm
sản xuất, thu gom, sơ chế rau, củ, quả tươi bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản
rau quả; bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực sản xuất, bảo quản, sơ chế…
- Về bảo đảm ATTP đối với rau, củ quả và các sản
phẩm rau, củ, quả trong sản xuất một số nông sản chủ lực …
1.2. Trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, bày
bán, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm động
vật:
- Về điều kiện cơ sở chăn nuôi, giết mổ, vận
chuyển, bày bán gia súc, gia cầm;
- Về tuân thủ các yêu cầu của chăn nuôi, giết mổ
như: sử dụng thức ăn chăn nuôi, nguồn nước, hóa chất, thuốc thú y, chất tăng trọng,
kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn sinh học, giết mổ, vận chuyển, bày
bán sản phẩm gia súc, gia cầm; bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, giết
mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc gia cầm...
- Về bảo đảm ATTP đối với sản phẩm chăn nuôi (chất
lượng chỉ tiêu sản phẩm, bao gói, bảo quản...)
1.3.
Trong nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thủy sản và các sản phẩm thủy sản:
- Về các điều kiện bảo đảm ATTP trong nuôi trồng,
khai thác, vận chuyển, chế biến, bày bán thủy sản tươi sống;
- Về tuân thủ các yêu cầu trong quá trình sản xuất,
kinh doanh như: sử dụng thuốc kháng sinh, chất tăng trọng, thức ăn chăn
nuôi, chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; bảo đảm vệ sinh môi
trường vùng nuôi, kiểm soát dịch bệnh khu vực nuôi, trồng thủy sản.
- Về bảo đảm ATTP đối với thủy sản tươi sống (chất
lượng, chỉ tiêu sản phẩm, bao gói, bảo quản...)
2. Quản lý an toàn thực phẩm trong xuất khẩu,
nhập khẩu thực phẩm
2.1. Trong xuất khẩu thực
phẩm (kiểm tra chất lượng, ATTP thực phẩm xuất khẩu đối với một số sản phẩm chủ
lực, có thống kê số lượng/năm).
2.2. Trong nhập khẩu thực
phẩm (kiểm tra chất lượng, ATTP thực phẩm xuất khẩu bao gồm cả phần tiểu ngạch,
số lượng thực phẩm/năm và một số mặt hàng chính theo phân công quản lý theo Luật
ATTP).
3. Quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm
3.1. Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
VSATTP đối với cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm; cấp Giấy tiếp nhận bản
công bố hợp quy và Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
3.2. Việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các
cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm.
3.3. Đối với thực phẩm chế biến thủ công, làng
nghề và thực phẩm chế biến công nghiệp
3.4. Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm
tăng cường vi chất dinh dưỡng
3.5. Đối với rượu, bia, nước giải khát và sữa chế
biến
3.6. Đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh cơ sở
dịch vụ ăn uống (cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp
ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ
dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng
kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín); thức ăn đường phố.
3.7. Đối với các chợ, các siêu thị; các cơ sở vừa
kinh doanh vừa sản xuất thực phẩm.
3.8. Đối với vật liệu bao gói, bao bì chưa đựng
thực phẩm.
3.9. Đối với chất phụ gia,
chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm.
(Đề nghị xem xét, nghiên cứu bổ sung các loại
thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của từng bộ theo quy định tại các Điều 62, 63 và 64 của Luật ATTP)
4. Quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm
biến đổi gen
5. Việc kiểm soát các nguy cơ gây mất an toàn thực
phẩm
5.1. Việc phân tích nguy cơ và đánh giá nguy cơ
đối với ATTP
5.2. Việc quản lý nguy cơ, xây dựng hệ thống cảnh
báo nguy cơ đối với ATTP.
5.3 Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thu hồi,
xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
6. Kiểm nghiệm thực phẩm
6.1. Về tuân thủ các yêu cầu về điều kiện của
các cơ sở kiểm nghiệm.
6.2. Hoạt động của các phòng thí nghiệm, các tổ
chức dịch vụ kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm; Các hoạt động đánh giá, chứng nhận
sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP (thống kê số lượng đơn vị,
con người, kinh phí hoạt động/năm).
7. Tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền
qua thực phẩm, việc khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm
7.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP)
7.2. Các bệnh truyền qua thực phẩm
7.3. Khắc phục sự cố về ATTP
8. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ
biến chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm
Việc nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn
thực phẩm, cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP
9. Quản lý hoạt động thông tin, quảng cáo thực
phẩm
10. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm
10.1. Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành
chính (gồm cả việc triển khai thực thi Quyết định số 38/2015/QĐ/ TTg ngày 9/9/2015
về triển khai thanh tra ATTP tại quận, huyện, xã phường đối với Tp. Hà Nội và
Tp. Hồ chí Minh)
10.2. Về xử lý hình sự
11. Xã hội hóa công tác quản lý an toàn thực phẩm
Đánh giá hoạt động của các tổ chức chứng nhận, tổ
chức kiểm nghiệm độc lập hoạt động theo Luật doanh nghiệp (chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; Chứng nhận
sản phẩm hợp quy; chứng nhận các hệ thống quản lý ISO; Chứng nhận VietGAP
trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản …)
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011- 2016 TRÊN ĐIẠ BÀN
1. Những kết quả đạt được
2. Tồn tại, yếu kém.
(1) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm;
(2) Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện
của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; việc thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
(3) Đánh giá việc thực hiện chính sách, quy định
của pháp luật về an toàn thực phẩm;
(4) Đánh giá các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến
an toàn thực phẩm (điều kiện môi trường khu vực sản xuất thực phẩm, như thực trạng
môi trường tại các địa bàn chế biến thực phẩm; kiểm soát, quản lý hóa chất, sản
xuất thức ăn chăn nuôi, vật tư phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm; công
tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; hoạt động bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng…
3. Nguyên nhân của tồn tại yếu
kém
3.1 Nguyên nhân chủ quan
3.2. Nguyên nhân khách quan
Phần II
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN
THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG
1. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý ATTP của Tỉnh
hiện nay
2. Mục đích, yêu cầu đối với công tác quản lý
ATTP trong tình hình mới gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phần III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
- Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách (hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm, chính sách đầu tư, hạ tầng
kỹ thuật....)
- Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện (bộ máy quản
lý ATTP ở trung ương, địa phương, cơ chế phối hợp hoạt động; áp dụng các công cụ
quản lý như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phòng kiểm nghiệm, kiểm định, cấp
phép hoạt động, chế tài xử lý vi phạm….).
- Nhóm giải pháp về nguồn lực (đào tạo nhân lực,
đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư tài chính, xã hội hóa nguồn tài chính;
thông tin phục vụ quản lý…).
2. Kiến nghị
Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ, UBND
cấp tỉnh.
Ghi chú:
Trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được phân công và nội dung chuyên đề giám sát, UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương chuẩn bị báo cáo theo các nội dung Đề cương nêu trên và các vấn đề khác mà Chính phủ, các bộ đã chỉ
đạo, gửi báo cáo đến Đoàn giám sát của Quốc hội.