Công văn số 236 BKH/TH ngày 12 tháng 1 năm 2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước

Số hiệu 236BKH/TH
Ngày ban hành 12/01/2004
Ngày có hiệu lực 12/01/2004
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Võ Hồng Phúc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 236 BKH/TH
V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2004

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
 - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tổng Công ty 91.

Ngày 23 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các Tổng công ty 91 triển khai thực hiện ngay nội dung Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần tập trung thực hiện một số vấn đề cụ thể sau:

1. Về rà soát lại thủ tục đầu tư, cơ cấu và mục tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm 2004

Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố cần khẩn trương phân bổ vốn đầu tư cho các dự án cụ thể giao cho các đơn vị cơ sở thực hiện.

(1) Các dự án được ghi vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2004 phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP; số 12/2000/NĐ-CP; số 07/2003/NĐ-CP về quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 88.1999/NĐ-CP; số 14/2000/NĐ-CP; số 66/2003/NĐ-CP về Quy chế đấu thầu và các văn bản pháp quy liên quan theo các yêu cầu cụ thể sau:

- Đối với các dự án chuyển tiếp:

Cắt giảm hoặc loại bỏ các công trình, dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển được duyệt, các công trình, dự án không cấp thiết của ngành, của địa phương, của thị trường.

Chưa bố trí và giao vốn cho các dự án chuyển tiếp nhưng chưa đầy đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định; các dự án chưa xác định rõ hiệu quả. Không triển khai đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, nhưng vẫn chưa đầy đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng hoặc không có khả năng cân đối vốn theo tiến độ được duyệt.

- Đối với dự án khởi công mới:

Phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt; có quyết định đầu tư trước thời điểm 31 tháng 10 năm trước; có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Đối với dự án nhóm A, nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được phê duyệt, phải có thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục khởi công được người có thẩm quyền phê duyệt và có hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp. Chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư, phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Bố trí vốn đầu tư tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng cân đối vốn năm 2004 và những năm tiếp theo. Đối với các Bộ, ngành, các địa phương còn tồn nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, khi phân bổ dự toán vốn đầu tư năm 2004, phải dành một phần vốn được giao để thanh toán số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước từ năm 2003 trở về trước.

Khi phân bổ vốn đầu tư, các địa phương phải bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; riêng hai lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, phải đảm bảo bố trí mức vốn tối thiểu được giao tại Quyết định số 242/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

(3) Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện và theo Hiệp định đã ký kết với nước ngoài. Sau khi đã bố trí đủ vốn thực hiện những nhiệm vụ nêu trên mới bố trí vốn cho những dự án khởi công mới.

(4) Bố trí đủ vốn đầu tư yêu cầu phải đảm bảo các dự án được phê duyệt đầu tư có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định (các dự án nhóm C phải được cân đối vốn đầu tư để đảm bảo thời gian thực hiện từ khi khởi công đến khi hoàn thành không quá 2 năm; các dự án nhóm B tối đa là 04 năm).

Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương phải bố trí đúng theo các mục tiêu hỗ trợ ghi trong kế hoạch. Các tỉnh, thành phố được quyền điểu chỉnh mức vốn giữa các nhiệm vụ trong mục tiêu được hỗ trợ, nhưng không được điều chuyển vốn của mục tiêu này cho mục tiêu khác. Ngân sách Trung ương chỉ hố trợ một phần vốn cho các dự án, các tỉnh, thành phố có trách nhiệm bố trí thêm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm đưa công trình vào sử dụng.

2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2004

- Các Bộ, các tỉnh, thành phố chỉ đạo và giám sát việc thực hiện khối lượng vốn đầu tư không vượt mức vốn giao kế hoạch năm 2004. Từ năm 2004, ngân sách Trung ương không dành vốn để thanh toán nợ vốn xây dựng cơ bản vượt kế hoạch.

- Các chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương có công trình xây dựng để triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư ngay từ đầu năm 2004, bảo đảm tiến độ thi công, tránh tình trạng “vốn chờ công trình”.

- Các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ và các tỉnh.

Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn đầu tư của các dự án được giao, không để thất thoát, lãng phí.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lồng ghép và phối hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia. Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động của từng chương trình, đặc điểm cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức lồng ghép các mục tiêu và nguồn vốn của các chương trình, dự án do địa phương quản lý ngay từ khâu phân bổ nguồn vốn để tránh trùng lặp, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình tại cơ sở. Kịp thời uốn nắn các hiện tượng mất dân chủ, không công khai trong việc thực hiện chương trình và xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát kinh phí do thiếu trách nhiệm hoặc tham nhũng.

3. Công khai hoá hoạt động đầu tư

Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ theo quy định, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư. Người ký trình dự án phải chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu nêu trong hồ sơ dự án. Người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm khi ra quyết định đầu tư.

Cơ cấu đầu tư và các dự án đầu tư quan trọng hoặc có tổng mức đầu tư lớn thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương phải được Uỷ ban nhân dân trình ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Chủ các chương trình, dự án đầu tư phải công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, vốn đầu tư, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện...) tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư và tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có dự án để nhân dân biết, tham gia giám sát, kiểm tra.

4. Giám sát và đánh giá đầu tư

[...]