Công văn 2331/BGDĐT-KHTC năm 2019 về xây dựng kế hoạch đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2331/BGDĐT-KHTC
Ngày ban hành 29/05/2019
Ngày có hiệu lực 29/05/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Lê Hải An
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2331/BGDĐT-KHTC
V/v xây dựng kế hoạch đào tạo và dự toán NSNN năm 2020

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2019

 

Kính gửi: Các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo trực thuộc

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước và Kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Bộ, ngành có các cơ sở đào tạo trực thuộc (sau đây gọi là CSĐT) chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo và dự toán ngân sách đào tạo năm 2020 của Bộ, ngành với các nội dung như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2018 và ước thực hiện kế hoạch năm 2019

1. Trên cơ sở kế hoạch và dự toán ngân sách đào tạo năm 2018 và ước thực hiện năm 2019, đề nghị các bộ/ngành đánh giá thực trạng đào tạo và nguồn lực thực hiện với những nội dung sau:

a) Về quy hoạch mạng lưới CSĐT thuộc Bộ, ngành quản lý: Kết quả, thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới CSĐT.

b) Quy mô và kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm 2018 của các trường thuộc Bộ, ngành quản lý.

c) Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bộ, ngành; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các CSĐT; chất lượng đào tạo và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu; hợp tác quốc tế và đào tạo với nước ngoài; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

d) Tình hình phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục (thuận lợi, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu trình độ giảng viên theo khối/ngành và giải pháp khắc phục...).

đ) Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách đặc thù của Bộ, ngành đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giảng viên; chính sách đối với CSĐT.

e) Đánh giá thực hiện thu (học phí, lệ phí, thu hoạt động dịch vụ, thu sự nghiệp khác), ngân sách chi thường xuyên; định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/sinh viên công lập; tỷ lệ chi hoạt động đào tạo so với tổng chi sự nghiệp đào tạo.

g) Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công theo Luật đầu tư công; khó khăn, thuận lợi; tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn bộ/ngành quản lý; đánh giá về diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ hoạt động đào tạo, thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo.

h) Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA do ngân sách Trung ương hỗ trợ các CSĐT thuộc Bộ, ngành quản lý (lưu ý đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành giáo dục và lĩnh vực mà Bộ, ngành là chủ quản; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định mới về quản lý nợ công và nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; đề xuất, kiến nghị giải pháp sửa đổi hoặc bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành).

i) Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục (đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung chính sách hiện hành).

2. Đánh giá chung

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá chung về những kết quả đạt được năm 2019 (so với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 đã đặt ra), những khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

II. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2020 (năm học 2019 - 2020)

1. Nguyên tắc

a) Kế hoạch phát triển đào tạo và dự toán ngân sách đào tạo năm 2020 phải kết hợp chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của Bộ, ngành; kế hoạch phải dựa trên quy hoạch mạng lưới CSĐT và quy hoạch nguồn nhân lực của ngành; kế hoạch bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

b) Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành; nâng cao tính dự báo, những cơ hội, thách thức đối với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực; kế hoạch phải được triển khai xây dựng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tăng cường trách nhiệm giải trình trong phân bổ các nguồn lực.

c) Thực hiện đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những ngành, nghề cần thu hút người học; tăng cường xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

2. Nội dung

a) Trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu của Bộ, ngành đặt ra trong kế hoạch năm 2019 và giai đoạn 2016-2020:

- Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch theo từng nội dung; các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng theo chỉ tiêu đầu vào, chỉ tiêu đầu ra, chỉ tiêu kết quả và theo nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, khả thi, cụ thể, đánh giá được, có khung thời gian thực hiện; đi kèm với từng mục tiêu, chỉ tiêu nêu ngn gọn về bối cảnh, phân tích, cân nhắc để lựa chọn mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đó.

- Kế hoạch tuyển mới đào tạo: Căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất của các CSĐT) theo quy định hiện hành (Thông tư số 01/2019/TT-BGDĐT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ). Các CSĐT trực thuộc Bộ/ngành tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Bộ/ngành chỉ đạo các CSĐT trực thuộc thực hiện giảm chỉ tiêu đối với các ngành có dấu hiệu dư thừa nhân lực; thực hiện chuyển đổi mô hình đào tạo từ phát triển quy mô, số lượng sang chất lượng, hiệu quả; đào tạo gắn với quy hoạch nhân lực của Bộ/ngành và xã hội.

b) Xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020.

- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020.

- Tiếp tục thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp của ngành giáo dục theo chỉ thị năm học 2018-2019.

c) Kế hoạch tài chính

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ