Công văn 23241/CT-TTHT năm 2020 về hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 23241/CT-TTHT
Ngày ban hành 14/04/2020
Ngày có hiệu lực 14/04/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Tiến Trường
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 23241/CT-TTHT
V/v hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2020

 

Kính gửi: Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC)
(Đ/c: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, KĐT Vinhomes Riverside,
Q. Long Biên, TP. Hà Nội)
MST: 0108411164

Trả lời công văn số 1701-01/2020/CV-VGPC nhận ngày 11/02/2020 và hồ sơ bổ sung công văn 1701-01/2020/CV-VGPC nhận ngày 10/04/2020 của Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) (sau đây gọi là "VGPC") hỏi về hướng dẫn áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 hướng dẫn về đối tượng áp dụng:

“Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:

1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc

1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức; hoặc

1.3. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả Nhà nước hoặc chính quyền địa phương của nước đó, trong trường hợp Hiệp định có quy định...”

+ Tại Điều 2 hướng dẫn về các loại thuế áp dụng:

“Các loại thuế áp dụng trong các Hiệp định là các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản được quy định cụ thể tại từng Hiệp định.

1. Trong trường hợp của Việt Nam các loại thuế thuộc phạm vi áp dụng Hiệp định là:

a) Thuế thu nhập doanh nghiệp; và

b) Thuế thu nhập cá nhân…”

+ Tại Điều 4 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng Hiệp định:

“Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có).”

+ Tại Điều 11 hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh:

“1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

1.1. Nghĩa vụ thuế

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú

1.2.1. Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình....”

- Căn cứ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh ký ngày 09/04/1994:

+ Tại Điều 5 quy định cơ sở thường trú

“(1) Theo Hiệp định này, thuật ngữ “Cơ sở thường trú” là nơi kinh doanh cố định mà qua đó công việc kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành toàn bộ hay một phần.

(2) thuật ngữ “Cơ sở thường trú” đặc biệt bao gồm:

(a) một trụ sở quản lý;

(b) một chi nhánh;

[...]