Công văn 2310/TCGDNN-KĐCL năm 2022 hướng dẫn đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành

Số hiệu 2310/TCGDNN-KĐCL
Ngày ban hành 24/10/2022
Ngày có hiệu lực 24/10/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Người ký Phạm Vũ Quốc Bình
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2310/TCGDNN-KĐCL
V/v hướng dẫn đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022

 

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường cao đẳng

Thực hiện Thông tư số 35/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy định, tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao (Phụ lục kèm theo công văn).

Đề nghị các trường cao đẳng căn cứ hướng dẫn để thực hiện đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp), số 67A Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, điện thoại: 024.6681.4679, để được hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Văn phòng TCGDNN (để đăng website);
- Lưu: VT,KĐCL.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Vũ Quốc Bình

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO
(Kèm theo Công văn số 2310/TCGDNN-KĐCL ngày 24 tháng 10 năm 2022)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 4 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm.

2. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định như sau:

a) Trường đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn tại thời điểm đánh giá đối với các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí 1; các Tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4 Tiêu chí 2; Tiêu chuẩn 4 Tiêu chí 3; các Tiêu chuẩn 3, 4, 6 Tiêu chí 4 và Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 5;

b) Đối với các tiêu chuẩn còn lại khác, trường đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn trong thời gian 3 năm, bao gồm năm đánh giá và 2 năm liền kề trước năm đánh giá (Tính đến ngày 31/12 theo năm hành chính. Ví dụ: Năm đánh giá là 2022, yêu cầu 3 năm gồm 2020, 2021 và 2022).

3. Cột “Gợi ý nguồn thông tin, minh chứng” là các thông tin, minh chứng có thể sử dụng để phân tích, nhận.

Khi đánh giá, nhận định cần có minh chứng đầy đủ. Thông tin, minh chứng không chỉ bằng văn bản mà phải xem xét cả các nguồn thông tin, minh chứng khác (phỏng vấn, quan sát,...) để phân tích, nhận định cho thấy trường đạt hoặc không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn.

4. Cột “Văn bản tham chiếu” là văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho đánh giá tiêu chuẩn.

5. Thực hiện đánh giá tại trụ sở chính và toàn bộ các phân hiệu/địa điểm đào tạo, bao gồm cả địa điểm liên kết đào tạo (nếu có) của trường.

6. Giải thích từ ngữ:

a) Nhà giáo: Giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng; không bao gồm nhà giáo dạy các môn học chung và các môn văn hóa trung học phổ thông.

b) Doanh nghiệp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

7. Trường cao đẳng được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn giá trị;

b) Tổng số điểm đánh giá của các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao đạt từ 80 điểm trở lên;

c) Điểm đánh giá của từng tiêu chí đạt ít nhất 60% điểm tối đa của tiêu chí đó.

TT

Tiêu chí

Điểm chuẩn

1

Tiêu chí 1: Quy mô đào tạo

12

2

Tiêu chí 2: Trình độ nhà giáo

20

3

Tiêu chí 3: Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo

24

4

Tiêu chí 4: Quản trị nhà trường

28

5

Tiêu chí 5: Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo

16

 

Tổng điểm

100

II. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Tiêu chí, Tiêu chuẩn

Hướng dẫn đánh giá

Gợi ý nguồn thông tin, minh chứng

Văn bản tham chiếu

Tiêu chí 1 - Quy mô đào tạo

Tiêu chuẩn 1: Quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó tối thiểu 1.000 sinh viên hệ cao đẳng. Đối với trường đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là 500 học sinh, sinh viên.

a) Tính số HSSV học trung cấp, cao đẳng quy đổi đối với từng năm; cụ thể:

- Số HSSV quy đổi theo từng ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng;

- Tổng số HSSV quy đổi toàn trường (cộng tổng số người học quy đổi theo từng chương trình đào tạo).

- Đối với phương thức đào tạo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ mà người học được chủ động đăng ký mô đun hoặc tín chỉ, đã hết thời gian đào tạo (nhưng chưa vượt quá thời gian tối đa theo quy định) của chương trình nhưng người học vẫn chưa tốt nghiệp: Không tính đối với số HSSV này sau khi đã đủ thời gian đào tạo nghề theo quy định của chương trình.

b) Cách tính số HSSV quy đổi (bao gồm niên chế, mô đun và tín chỉ):

- Số HSSV trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở GDNN có thời gian học khác nhau trong năm được quy đổi về số HSSV có thời gian học là 10 tháng.

- Học sinh học liên thông được đánh giá tính theo thời gian thực học.

- Không tính số học sinh bỏ học trong năm.

- Công thức tính số học sinh quy đổi:

Trong đó:

+ HSqđY: là toàn bộ số học sinh quy đổi năm Y;

+ HSki: là số học sinh khóa i năm trước (Y-1) chuyển sang năm Y;

+ Ti: số tháng thực học của số học sinh khóa i năm trước (Y-1) chuyển sang năm Y;

+ HStmkj: số học sinh tuyển mới của khóa j trong năm Y (theo từng ngành, nghề và từng trình độ đào tạo);

+ Tj: số tháng thực học của số học sinh tuyển mới khóa j trong Y (dự tính học đến cuối năm trước năm đánh giá).

- Các quyết định trúng tuyển, quyết định tốt nghiệp

- Các Giấy đăng ký hoạt động GDNN hoặc Hồ sơ “Tự chủ quyết định mở ngành nghề đào ta” (theo Điều 14 của Nghị định số 24/2022/NĐCP)

- Các biểu tính toán học sinh quy đổi của từng ngành, nghề

- Quyết định phân lớp HSSV nhập học hàng năm

- Kế hoạch tuyển sinh

- Báo cáo kết quả tuyển sinh

- Báo cáo kết quả đào tạo, số liệu tốt nghiệp…)

- Sổ lên lớp;

- Chương trình đào tạo;

- Kế hoạch đào tạo toàn khóa/nghề/lớp

- Minh chứng khác có liên quan

Nghị định số 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiêu chuẩn 2: Kết thúc khóa đào tạo, tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng của toàn trường không vượt quá 20% tổng số tuyển sinh.

- Xem xét các khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp trong từng năm.

- Xác định tỷ lệ bỏ học từng năm của toàn trường đối với học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng: So sánh tổng số HSSV ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng bỏ học so với tổng số HSSV khi tuyển sinh.

- Học sinh, sinh viên bỏ học chỉ tính đối với người học theo quyết định xóa tên hoặc cho thôi học.

- Bảng danh mục các ngành, nghề trường đang tổ chức đào tạo

- Quyết định mở lớp kèm danh sách HSSV

- Giấy chứng nhận hoạt động GDNN, Giấy chứng nhận hoạt động GDNN bổ sung

- Danh sách học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp hàng năm

- Sổ ký nhận bằng tốt nghiệp của HSSV

- Biên bản họp xét buộc thôi học đối với HSSV

- Quyết định HSSV bỏ học hàng năm

- Báo cáo số lượng HSSV buộc thôi học hằng năm

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 3: Có chương trình đào tạo là chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN.

a) Xác định nhà trường có hay không có chương trình đào tạo hiện đang được giảng dạy (có người học):

- Là chương trình đào tạo chất lượng cao được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành.

- Chương trình được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN.

- Chương trình chuyển giao của nước ngoài do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện.

b) Lưu ý: Chương trình đào tạo được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN:

- Là các chương trình đào tạo được tổ chức giáo dục, đào tạo của khu vực ASEAN/quốc tế công nhận văn bằng, chứng chỉ hoặc tổ chức kiểm định chất lượng GD/GDNN của khu vực ASEAN/quốc tế đánh giá và công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng.

- Hoặc là chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được tổ chức khu vực/quốc tế xếp hạng cao khi tham gia các dự án, chương trình khu vực/quốc tế.

- Giấy đăng ký hoạt động GDNN

- Hồ sơ xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo chất lượng cao

- Báo cáo kết quả tuyển sinh

- Hồ sơ tuyển sinh, đào tạo

- Kế hoạch đào tạo

- Quyết định/văn bản phê duyệt danh sách tuyển sinh đối với chương trình đào tạo chất lượng cao/chương trình được chuyển giao/chương trình liên kết đào tạo với cơ sở GDNN nước ngoài

- Minh chứng khác có liên quan

Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Tiêu chí 2 - Trình độ nhà giáo

Tiêu chuẩn 1: 100% nhà giáo có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.

a) Xem xét trình độ tin học của nhà giáo (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng) giảng dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng có đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn.

b) Lưu ý việc quy đổi chứng chỉ tin học của nhà giáo được thực hiện như sau:

- Đối với nhà giáo có chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C: Tại khoản 2 Điều 23 Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin đã quy định: “Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản”.

- Chứng chỉ tin học IC3 tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

- Danh sách trích ngang đội ngũ nhà giáo (bao gồm cả nhà giáo cơ hữu và thỉnh giảng) của từng chương trình đào tạo

- Văn bằng, chứng chỉ tin học của nhà giáo

- Văn bản phân công hoặc hợp đồng lao động có ghi rõ nhiệm vụ của nhà giáo

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 2: Ít nhất 50% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

a) Đánh giá trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, Đức, Pháp, Trung, Nhật, ...) của đội ngũ nhà giáo (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng) giảng dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng.

b) Lưu ý:

- Nhà giáo tốt nghiệp các chương trình đào tạo chính quy dài hạn tại nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam được xem có trình độ ngoại ngữ cao hơn bậc

3: Trình độ Cao đẳng trở lên và có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.

- Quy đổi tương đương đối với tiếng Nga:

- Quy đổi tương đương đối với tiếng Pháp:

- Danh sách trích ngang đội ngũ nhà giáo (bao gồm cả nhà giáo cơ hữu và thỉnh giảng) của từng chương trình đào tạo

- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của nhà giáo

- Các quyết định phân công hoặc hợp đồng lao động có ghi rõ nhiệm vụ của nhà giáo

- Minh chứng khác có liên quan

 

Cấp độ (CEFR)

tiếng Nga

B

TRKI 1

B2

TRKI 2

- Quy đổi tương đương đối với tiếng Pháp:

Cấp độ (CEF)

tiếng Pháp

B1

DELF B1 TCF niveau 3

B2

DELF B2 TCF niveau 4

- Quy đổi tương đương đối với tiếng Đức

Cấp độ (C FR)

tiếng Đức

B1

B1: ZD

B2

B2; Test aF leve 4

- Quy đổi tương đương với tiếng Trung

Cấp độ (CEFR)

tiếng Trung

B1

HSK cấp độ 3

B2

HSK cấp độ 4

- Quy đổi tương đương với tiếng Nhật

Cấp độ (CEFR)

tiếng Nhật

B1

LPT N4

B2

JLPT N3

- Quy đổi tương đương đối với trình độ tiếng Anh:

+ Bảng quy đổi tương đương Khung 6 bậc theo Công văn 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 và QĐ 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008; Thông tư 05/2012/TT-BGDĐT.

Trình độ C theo Quyết định 77

Tương đương bậc 3

Trình độ B1 theo Quyết định 66

Trình độ B2 theo Quyết định 66

Tương đương bậc 4

Trình độ C1 theo Quyết định 66

Tương đương bậc 5

Trình độ C2 theo Quyết định 66

Tương đương bậc 6

+ Cấp độ tương đương

Cấp độ (CEFR)

IELTS

TOE L

TOEIC

B1

4.5

450 PBT

133 BT

45 iBT

450

B2

5.5

500 BPT

173 CBT

61 iBT

600

 

Cấp độ

Cambridge Exam

BEC

B1

Prelminary PET

Business preliminary

B2

Frist C

Busines avantage

+ Đối với bằng tốt nghiệp chuyên ngữ tiếng Anh tính tương đương căn cứ nội dung Công văn số 7274 /BGDĐT- GDĐH ngày 31/10/2012 về việc hướng dẫn thực hiện KH triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong các cơ sở GDĐH thì tính như sau:

* Bằng tốt nghiệp đại học: tương đương với bậc 5 (C1);

* Bằng tốt nghiệp cao đẳng: tương đương với bậc 4 (B2);

- Theo quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá năng lực ngoại ngữ: Từ ngày 15/11/2017: Chứng chỉ B1 phải theo quy định (mẫu) tại Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

+ Trước ngày 15/11/2017 có 10 đơn vị được cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ B1 (tiếng Anh):

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm SEAMEO RETRAC (Thông báo số 826/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011); Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ (Thông báo số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011); Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh (Thông báo số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013).

+ Sau khi Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực (15/11/2017), có 25 trường đại học và học viện được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) do Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố:

1. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

2. Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

3. Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

5. Đại học Thái Nguyên

6. Trường Đại học Cần Thơ

7. Trường Đại học Hà Nội

8. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

9. Trường Đại học Vinh

10. Học viện An ninh nhân dân

11. Trường Đại học Sài Gòn

12. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

13. Trường Đại học Trà Vinh

14. Trường Đại học Văn Lang

15. Trường Đại học Quy Nhơn

16. Trường Đại học Tây Nguyên

17. Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

18. Học viện Báo chí và tuyên truyền

19. Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

20. Học viện Khoa học quân sự

21. Trường Đại học Thương mại

22. Học viện Cảnh sát nhân dân

23. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

(Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

24. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh

25. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tiêu chuẩn 3: 100% nhà giáo có bằng cử nhân hoặc tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.

- Xem xét trình độ của đội ngũ giáo viên, giảng viên (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng) giảng dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Cử nhân ở đây phải là người đã tốt nghiệp đại học.

- Danh sách trích ngang đội ngũ nhà giáo (bao gồm cả nhà giáo cơ hữu và thỉnh giảng) của từng chương trình đào tạo

- Kế hoạch năm học

- Lịch giảng dạy

- Sổ lên lớp

- Văn bằng của nhà giáo

- Văn bản công nhận trình độ đào tạo đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (đối với trường hợp không được nhà nước cử đi đào tạo theo học bổng hoặc chương trình hợp tác)

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 4: Ít nhất 70% đội ngũ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên.

a) Xem xét có bao nhiêu nhà giáo (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng) giảng dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng:

- Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề

- Hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề

b) Lưu ý:

- Không tính đối với những ngành, nghề chưa ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo GDNN.

- Công văn số 1446/LĐTBXH-TCGDNN ngày 12/4/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Bộ Y tế về việc công nhận nhà giáo GDNN lĩnh vực sức khỏe đạt chuẩn dạy thực hành, tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Đối với các ngành, nghề được cấp chứng chỉ hành nghề, nhà giáo GDNN trong lĩnh vực sức khỏe có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược và có trình độ cao đẳng thì đủ chuẩn để dạy thực hành trình độ trung cấp; có chứng chỉ hành nghề và có trình độ đại học trở lên thì đủ chuẩn dạy thực hành, tích hợp trình độ cao đẳng theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH.

- Từ năm 2007 đến nay không còn đào tạo công nhân kỹ thuật theo bậc thợ nữa, nên nếu trong thời gian gần đây mà có giấy chứng nhận bậc thợ là không được chấp nhận.

 

- Danh sách trích ngang đội ngũ nhà giáo (bao gồm cả nhà giáo cơ hữu và thỉnh giảng) của từng chương trình đào tạo

- Kế hoạch đào tạo, Kế hoạch nhà giáo

- Văn bằng, chứng chỉ kỹ năng nghề của nhà giáo

- Minh chứng khác có liên quan

 

Thông tư 21/2020/TTBLĐ TBXH sửa đổi bổ sung một số điều  của TT08/2017/TT- BLĐTBXH về quy định chuẩn chuyên môn nghiệp vụ nhà giáo GDNN

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm, ít nhất 50% đội ngũ nhà giáo được bồi dưỡng để cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy với thời gian bồi dưỡng tối thiểu 80 giờ.

Xem xét trong từng năm có ít nhất 50% đội ngũ nhà giáo (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng) giảng dạy môn học, mô đun chuyên môn của ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được bồi dưỡng 80 giờ (1 giờ = 60 phút) trở lên trong năm.

- Danh sách trích ngang đội ngũ nhà giáo (bao gồm cả nhà giáo cơ hữu và thỉnh giảng) của từng chương trình đào tạo

- Các quyết định phân công hoặc hợp đồng lao động có ghi rõ nhiệm vụ của nhà giáo

- Báo cáo về công tác bồi dưỡng của nhà giáo hằng năm

- Hợp đồng/văn bản thỏa thuận của trường với đơn vị thực hiện bồi dưỡng cho nhà giáo

- Giấy mời/văn bản mời nhà giáo tham dự bồi dưỡng

- Công văn/quyết định cử nhà giáo tham gia bồi dưỡng

- Chứng nhận/chứng chỉ/văn bản xác nhận hoàn thành đợt bồi dưỡng

- Ý kiến của nhà giáo

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chí 3 - Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo

Tiêu chuẩn 1: Hằng năm, trường cung cấp ít nhất 4 (bốn) khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp được doanh nghiệp và người lao động đánh giá có chất lượng và hiệu quả.

a) Xem xét trong từng năm:

- Trường có ít nhất 4 khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp.

Các khóa hoặc lớp đào tạo do trường tự mở, doanh nghiệp cử người tham gia hoặc do doanh nghiệp đặt hàng với trường.

- Xem xét ý kiến của doanh nghiệp và người lao động đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng.

b) Lưu ý:

- Nhà giáo thực hiện giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng phải là nhà giáo của nhà trường (cơ hữu hoặc thỉnh giảng).

- Không tính đối với trường hợp trường đã ký hợp đồng với doanh nghiệp nhưng không thực hiện.

- Hợp đồng với doanh nghiệp về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp

- Kế hoạch các khóa bồi dưỡng/Quyết định mở lớp bồi dưỡng

- Tài liệu/Chương trình các lớp đào tạo, bồi dưỡng

- Hồ sơ các khoá hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng đã tổ chức

- Danh sách học viên từng khóa/lớp được đào tạo bồi dưỡng

- Quyết định mở lớp đào tạo/bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp

- Quyết định công nhận kết thúc khóa đào tạo bồi dưỡng

- Sổ theo dõi quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận

- Báo cáo kết quả tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng

- Danh sách nhà giáo tham gia giảng dạy

- Các quyết định phân công hoặc hợp đồng lao động có ghi rõ nhiệm vụ của nhà giáo

- Danh sách học viên tham gia khóa đào tạo/Hóa đơn của trường xuất cho doanh nghiệp theo khóa học

- Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp, người lao động

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, trường có hoạt động hợp tác với trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Xem xét hằng năm có hoạt động hợp tác với trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế

- Yêu cầu đối với hoạt động hợp tác:

+ Đã được thực hiện, có liên quan đến đào tạo của trường.

+ Đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

- Trường nước ngoài bao gồm: Trường có trụ sở tại nước ngoài; Văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; trường có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Tổ chức quốc tế bao gồm: Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, viện nghiên cứu, hiệp hội quốc tế.

- Không tính các hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, danh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

- Các hợp đồng, thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, hình ảnh, tài liệu... thể hiện việc liên kết đào tạo, triển khai hợp tác

- Văn bản thể hiện kết quả liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế

- Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, người học

- Minh chứng khác có liên quan.

 

Tiêu chuẩn 3: Thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 20% tổng thời gian khóa học; có hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

Xem xét tại từng năm, trường đáp ứng theo yêu cầu tại điểm a và b:

a) Đánh giá đối với 100% các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng đang có người học.

- Không tính chương trình đào tạo có đối tượng tuyển sinh THCS dưới 18 tuổi.

- Đối với từng chương trình đào tạo:

+ Chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn đúng theo quy định;

+ Theo chương trình và kế hoạch đào tạo: Thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 20% tổng thời gian của chương trình đào tạo.

+ Thực tế đào tạo tại doanh nghiệp đã triển khai theo kế hoạch, đúng quy định; bảo đảm thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 20% tổng thời gian của chương trình đào tạo.

b) Trường có hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

- Kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo

- Quyết định ban hành chương trình đào tạo và các chương trình chi tiết kèm theo

- Hợp đồng/biên bản thỏa thuận với doanh nghiệp về việc cho người học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, trong đó thể hiện việc phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.

- Kế hoạch cho người học đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

- Quyết định của hiệu trưởng nhà trường về việc cử người học đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả tổ chức đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

- Danh sách cán bộ doanh nghiệp tham gia giảng dạy/hướng dẫn

- Danh sách nhà giáo giảng dạy/hướng dẫn thực hành, thực tập các ngành, nghề tại doanh nghiệp

- Danh sách người học đã được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

- Đề cương thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

- Văn bản/tài liệu thể hiện tổ chức đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp (Quyết định thành lập lớp; Kế hoạch đào tạo; tiến độ đào tạo; Kế hoạch giáo viên; Sổ tay giáo viên; thời khoá biểu; Hồ sơ tốt nghiệp …)

- Ý kiến của nhà giáo, người học

- Minh chứng khác có liên quan

- Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

- Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ

- Thông tư số 05/2022/TT-BLĐTBXH ngày 5/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 4: Các thiết bị đào tạo đạt mức tương đương công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình đào tạo.

a) Đánh giá đối với các ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đang đào tạo (có người học).

- Thiết bị theo yêu cầu của chương trình đào tạo và phải được người học sử dụng trong quá trình học tập.

- Xem xét đánh giá thiết bị đào tạo quyết định đến việc hình thành kỹ năng nghề của người học.

- Công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp là công nghệ có trình độ cùng loại hiện có tại Việt Nam, đã được ứng dụng trong thực tiễn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội và thân thiện với môi trường.

Tại thời điểm đánh giá xem xét Trường có đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn

b) Lưu ý:

- Phải có đủ chủng loại; có đủ số lượng theo từng chủng loại trong danh mục thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Trong trường hợp trường còn thiếu một số chủng loại thiết bị nhưng có các hình thức khác đảm bảo đáp ứng quy mô đào tạo thì cần cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu chứng minh:

+ Hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý về việc thuê thiết bị hoặc các thỏa thuận của trường với các đơn vị, doanh nghiệp đảm bảo người học có đủ thiết bị học tập.

+ Kế hoạch/tiến độ giảng dạy, học tập/tài liệu thể hiện việc người học sử dụng thiết bị theo các hợp đồng, thỏa thuận nêu trên.

- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên ngành có quy định): đối với các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó.

- Đối với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải được kiểm định, dán tem và tem phải đang trong thời hạn hiệu lực.

- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu, nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Bảng so sánh, đối chiếu danh mục thiết bị đào tạo hiện có của trường với danh mục thiết bị đào tạo được xác định trong chương trình đào tạo

- Báo cáo theo dõi tài sản cố định của trường hàng năm

- Biên bản thanh, kiểm tra về thiết bị đào tạo của các cơ quan quản lý (nếu có)

- Danh mục thiết bị đào tạo (kèm hồ sơ thiết bị) hiện có của trường: tên thiết bị, số lượng, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng

- Hồ sơ quản lý thiết bị tại các xưởng thực hành (Nhật ký xưởng thực hành)

- Kế hoạch lên lớp hoặc thời khóa biểu trong đó thể hiện việc bố trí xưởng, phòng học, sử dụng thiết bị theo thời khóa biểu

- Quy định quản lý và sử dụng các trang thiết bị đào tạo của trường

- Thống kê số lượng người học tại mỗi lớp học lý thuyết và thực hành của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.

- Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý thiết bị đào tạo

- Ý kiến của doanh nghiệp, cựu HSSV

- Minh chứng khác có liên quan

Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu, nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm trường hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện ít nhất 1 (một) đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ.

- Xem xét trường có hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ.

- Đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

- Đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ: Không bao gồm đề tài nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ chỉ liên quan đến công tác đào tạo tại trường.

- Quy chế/quy định về nghiên cứu khoa học

- Sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ

- Hồ sơ đề tài nghiên cứu khoa học

- Biên bản thẩm định, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khóa học

- Quyết định phân bổ kinh phí thực hiện đề tài NCKH

- Hợp đồng/Văn bản/Tài liệu thể hiện nội dung thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng/chuyển giao công nghệ

- Báo cáo/văn bản thể hiện kết quả các hoạt động nghiên cứu/ chuyển giao công nghệ

- Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 6: Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, ít nhất 80% tổng số học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo.

a) Xem xét từng năm, trường đã tiến hành điều tra lần vết hoặc sử dụng kết quả điều tra lần vết đã thực hiện đối với người học (HSSV) tốt nghiệp, tổng hợp kết quả về việc làm HSSV trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp.

- Đánh giá số HSSV tốt nghiệp có việc làm trong vòng

12 tháng kể từ khi tốt nghiệp trong đó bao gồm cả số HSSV đi học nâng cao. Không tính chương trình đào tạo có đối tượng tuyển sinh THCS dưới 18 tuổi

- Tỷ lệ ít nhất 80% yêu cầu đối với từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng. b) Lưu ý:

- 80% tổng số học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo được tính trong tổng số HSSV tốt nghiệp phản hồi

- Trường phải điều tra lần vết đối với 100% người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp của tất cả các nghề. Tỷ lệ phản hồi cần đạt ít nhất là 70%

- Tính tỷ lệ người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo, bao gồm cả số HSSV tốt nghiệp đang học nâng cao trong vòng 1 năm kể từ khi tốt nghiệp trong tổng số HSSV phản hồi

- Việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo được hiểu là công việc có sử dụng kiến thức, kỹ năng mà HSSV được học từ chương trình đào tạo (kiến thức, kỹ năng từ các môn đun, môn học trong chương trình đào tạo). VD: Học điện công nghiệp ra làm các mảng công việc liên quan đến điện như lắp đặt, sửa chữa điện công nghiệp, điện dân dụng, ...... được coi là phù hợp với ngành, nghề được đào tạo.

- Công thức tính chỉ tiêu có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo:

- Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách người học đã tốt nghiệp hàng năm

- Kế hoạch/phương án điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm hàng năm

- Danh sách HSSV được điều tra, lần vết

- Văn bản/tài liệu thể hiện từng hình thức điều tra lần vết (ví dụ như Phiếu hỏi nếu khảo sát bằng phiếu hỏi; bản tổng hợp ý kiến và danh sách điện thoại liên hệ nếu khảo sát qua điện thoại ...).

- Báo cáo kết quả điều tra lần vết.

- Minh chứng khác có liên quan

 

T (%)

=

Số HSSV tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo bao gồm cả số HSSV đang đi học đúng ngành, nghề tiếp

x 100

(Tổng số HSSV tốt nghiệp phản hồi)

- Đối với các ngành, nghề có quy định đặc thù, thì tỷ lệ 80% theo yêu cầu tiêu chuẩn được tính trên tổng số người học có Chứng chỉ hành nghề:

+ Đối với 6 đối tượng theo Luật Khám, chữa bệnh (Bác sĩ; điều dưỡng viên; hộ sinh viên; kỹ thuật viên; lương y; người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền) phải có Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

+ Đối với người có yêu cầu chứng chỉ hành nghề Dược theo Luật Dược.

Tiêu chí 4 - Quản trị nhà trường

Tiêu chuẩn 1: Trường học có môi trường giáo dục hiện đại, đồng bộ theo tiêu chí xanh, bao gồm các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật; an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

a) Đánh giá môi trường giáo dục hiện đại, đồng bộ theo tiêu chí xanh:

- Xem xét mặt bằng khuôn viên trường có đảm bảo về diện tích cây xanh theo quy định đối với trường cao đẳng nghề tại Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học Công nghệ:

+ Diện tích cây xanh từ 30 % đến 40 % diện tích khu đất xây dựng. Nếu trường xây dựng giáp với rừng núi, vườn cây hoặc giữa cánh đồng thì diện tích xây xanh có thể giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 20 %.

- Yêu cầu: Tiêu chuẩn 4.3 “Các hoạt động của trường được số hoá, kết nối, chia sẻ và tương tác; thực hiện quản trị, điều hành trường dựa trên dữ liệu và các công nghệ số. Trang thông tin điện tử của trường được thể hiện ít nhất bằng 2 (hai) ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, có đầy đủ các nội dung gồm: cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thu chi tài chính’’ phải Đạt.

- Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo bảo đảm hiện đại, đồng bộ và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường

b) Đánh giá trường có các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật:

- Các hạng mục công trình trực tiếp phục vụ hoạt động đào tạo bảo đảm điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng (như lối lên xuống, đi lại)

- Khu vệ sinh: bố trí theo các khối phòng chức năng, phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt, bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

c) Đánh giá môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường:

- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng,

chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai trong trường

- Trường đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Nội dung xây dựng quy tắc ứng xử theo điều 4 thông tư số 38 /2019/TT-BLĐTBXH.

- Trường đã thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực học đường và không xảy ra vụ việc bạo lực học đường.

- Trường đã tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh sinh viên (Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 38/2019/TT-BLĐTBXH).

- Trường đã thực hiện công tác y tế trường học và trợ giúp học sinh, sinh viên (Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 38/2019/TT-BLĐTBXH)

Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên theo quy định.

Triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh do cơ quan y tế hoặc cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

Đảm bảo các điều kiện sơ, cấp cứu, hỗ trợ kịp thời nạn nhân khi xảy ra tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Sơ đồ mặt bằng, khuôn viên trường

- Giấy CNQSDĐ hoặc QĐ giao đất

- Thống kê diện tích cơ sở GDNN

- Đề án thành lập trường;

- Hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình;

- Hồ sơ hoàn công các hạng mục công trình;

- Hồ sơ quản lý thiết bị đào tạo của trường;

- Văn bản thanh tra/kiểm tra của các cơ quan chức năng về các lĩnh vực an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai trong trường.

- Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Thống kê các điều kiện thiết yếu phục vụ cho người khuyết tật

- Báo cáo tổng kết năm

- Biên bản hợp hội đồng trường/biên bản hội nghị CCVC hàng năm

- Kế hoạch và báo cáo thực hiện các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh sinh viên (hoạt động hiến máu, từ thiện, chương trình giáo dục kỹ năng sống…)

- Báo cáo thống kê số lượng người học, cán bộ khám sức khỏe định kỳ, báo cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh của Nhà trường theo hướng dẫn của Bộ y tế hoặc các báo cáo khá

- Ý kiến của người học

- Ý kiến nhận xét của nhà giáo, người lao động, cán bộ quản lý

- Minh chứng khác có liên quan

- Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia (Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 9210:2012 “Trường Dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4602 : 2012 - “Trường trung cấp chuyên nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế”)

- Thông tư số 38 /2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng được người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý đánh giá hoạt động hiệu quả. Hiệu trưởng được cộng đồng và doanh nghiệp công nhận đã lãnh đạo nhà trường gắn bó chặt chẽ với các chương trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương (quận/huyện), bảo đảm cung cấp lao động có kỹ năng chất lượng cao; chỉ đạo tầm chiến lược nhà trường gắn với tiến trình quốc tế hóa và đổi mới các quan hệ đối tác trong thế giới việc làm.

a) Trường xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng được người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý đánh giá hoạt động hiệu quả:

- Trường đã thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH về:

+ Xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng:

* Đã thực hiện quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng. Có đủ quy trình, công cụ BĐCL đối với các hoạt động bắt buộc phải xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng.

* Đã thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.

+ Tự đánh giá chất lượng:

* Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện bắt buộc đối với trường cao đẳng và định kỳ mỗi năm 01 lần.

* Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp được thực hiện định kỳ mỗi năm 01 lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

+ Hằng năm trường thực hiện báo cáo theo quy định.

- Người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng hoạt động hiệu quả.

b) Hiệu trưởng được cộng đồng và doanh nghiệp công nhận đã lãnh đạo nhà trường gắn bó chặt chẽ với các chương trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương (quận/huyện), bảo đảm cung cấp lao động có kỹ năng chất lượng cao:

- Yêu cầu Tiêu chuẩn 3.6. Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, ít nhất 80% tổng số học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo: Đạt.

- Xem xét hoạt động của nhà trường:

+ Trường trực tiếp tham gia các chương trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

+ Hoặc kết quả hoạt động của trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, ví dụ có 1 hoặc nhiều đóng góp cho địa phương như:

* Đóng góp thu ngân sách nhà nước;

* Giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp;

* Giảm tỷ lệ hộ nghèo;

* Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý tăng;

* Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý tăng;

* Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng;

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương;

* Góp phần phát triển bền vững văn hoá, xã hội, y tế của địa phương;

* Phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá có kỹ năng chất lượng cao :

+ Yêu cầu: Tiêu chuẩn 5.2 (Hằng năm, đối với mỗi ngành, nghề đào tạo trường tổ chức khảo sát ít nhất 2 (hai) doanh nghiệp có học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp trong vòng 12 tháng đang làm việc; ít nhất 80% các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng đáp ứng yêu cầu công việc) phải Đạt.

+ Có ít nhất 50% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng nghề nghiệp cao và đáp ứng hoàn toàn yêu cầu công việc.

c) Hiệu trưởng được cộng đồng và doanh nghiệp công nhận đã chỉ đạo tầm chiến lược nhà trường gắn với tiến trình quốc tế hóa và đổi mới các quan hệ đối tác trong thế giới việc làm:

- Hoạt động của trường đã hội nhập quốc tế, có kế hoạch, có định hướng và đã có những kết quả cụ thể: hiện đại hoá, quốc tế hoá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

- Trường đã có các mối quan hệ tích cực với các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Trường đã thực hiện các hoạt động, gồm có như sau:

+ Đóng góp ý kiến tư vấn về các chính sách, pháp luật lao động hiện hành cho người sử dụng lao động và người lao động.

+ Tư vấn cho người học xin việc lựa chọn được các công việc phù hợp với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm bản thân.

+ Tư vấn cho người lao động về việc học nghề phù hợp, trau dồi các kiến thức nghề nghiệp để phát triển công việc.

+ Thu thập và phân tích thông tin về người lao động và các doanh nghiệp. Từ đó có những dự báo nguồn nhân lực cho thị trường lao động.

- Chính sách chất lượng

- Mục tiêu chất lượng

- Sổ tay bảo đảm chất lượng

- Quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng

- Cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng và hạ tầng thông tin

- Báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng của trường hằng năm

- Báo cáo tự đánh giá chất lượng hằng năm

- Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

- Ý kiến của người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý

- Các quyết định khen thưởng hàng năm của hiệu trưởng, của trường

- Chương trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

- Ý kiến của doanh nghiệp; địa phương

- Các hoạt động của trường hằng năm

- Chiến lược của nhà trường

- Chương trình, dự án quốc tế đã tham gia

- Ý kiến của các chuyên gia, tổ chức quốc tế

- Minh chứng khác có liên quan

Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ LĐTBXH quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 3: Các hoạt động của trường được số hoá, kết nối, chia sẻ và tương tác; thực hiện quản trị, điều hành trường dựa trên dữ liệu và các công nghệ số. Trang thông tin điện tử của trường được thể hiện ít nhất bằng 2 (hai) ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, có đầy đủ các nội dung gồm: cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thu chi tài chính.

- Các hoạt động của Trường (1. Quản lý văn bản; 2. Quản lý đào tạo (quản lý chương trình đào tạo, môn học, học sinh, điểm ...); 3. Quản lý thư viện; 4. Kế toán; 5. Quản lý tài sản; 6. Quản lý cán bộ, nhân viên, nhà giáo) đã được số hoá, kết nối, chia sẻ và tương tác với nhau.

- Công tác điều hành của trường đã dựa trên dữ liệu và các công nghệ số

- Đánh giá xem xét website trường có được thể hiện ít nhất bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; có đầy đủ nội dung theo yêu cầu tiêu chuẩn này và được cập nhật thông tin.

- Các phần mềm/ứng dụng tin học dùng lưu trữ, cập nhật cơ sở dữ liệu

- Website trường

- Các nội dung thông tin được đăng tải trên website

- Ý kiến của HSSV, nhà giáo và các đối tượng có liên quan

- Minh chứng khác có liên quan.

 

Tiêu chuẩn 4: Trường có hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến và bảo đảm các điều kiện cho đào tạo trực tuyến đối với ít nhất 30% môn học, mô đun của ngành, nghề đào tạo.

a) Xem xét đối với các ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng hiện đang có người học:

- Bảo đảm các điều kiện cho đào tạo trực tuyến đối với ít nhất 30% môn học, mô đun của ngành, nghề đào tạo: Xác định tỷ lệ Tổng số môn học, mô đun có thể đào tạo trực tuyến/Tổng số các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.

- Trang thiết bị để tổ chức đào tạo trực tuyến đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo:

+ Phần cứng: Máy tính, mạng internet.

+ Phần mềm: Nền tảng, tài khoản, hướng dẫn sử dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung (bài giảng....)

b) Có hệ thống quản lý học tập trực tuyến để quản lý hoạt động đào tạo.

- Danh sách ngành, nghề trung cấp, cao đẳng

- Chương trình đào tạo chi tiết

- Danh sách mô đun, môn học có thể đào tạo trực tuyến

- Hồ sơ, tài liệu đào tạo trực tuyến

- Trang thiết bị để tổ chức đào tạo trực tuyến

- Hồ sơ, tài liệu về hệ thống quản lý học tập trực tuyến

- Ý kiến của nhà giáo, người học

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 5: Trường triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển các năng lực cá nhân và bảo đảm quyền lợi của học sinh, sinh viên, nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý. Trường có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật hoặc phục vụ cộng đồng.

Xem xét trường đáp ứng các yêu cầu:

a) Trường có các hoạt động hỗ trợ nhà giáo, ví dụ như: Đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện các chế độ chính sách ... Có kết quả cụ thể hằng năm.

b) Trường có các hoạt động hỗ trợ nhân viên, cán bộ quản lý: Đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện các chế độ chính sách ... Kết quả cụ thể hằng năm.

c) Trường có các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ HSSV, có kết quả cụ thể.

d) Trường có các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật hoặc phục vụ cộng đồng, có kết quả cụ thể hằng năm.

- Các quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà trường

- Danh sách nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý và HSSV được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hàng năm.

- Báo cáo/văn bản tổng kết, biên bản thanh kiểm tra có nội dung thể hiện việc thực hiện chính sách, chế độ cho nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý hàng năm.

- Báo cáo về hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên

- Văn bản/tài liệu thể hiện người học được hỗ trợ trong quá trình học tập tại trường hàng năm.

- Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.

- Danh sách HSSV, người khuyết tật nhận học bổng của trường/doanh nghiệp/Hội khuyến học tỉnh

- Ý kiến nhận xét của HSSV đang học; HSSV đã tốt nghiệp

- Ý kiến nhận xét của nhà giáo

- Ý kiến nhận xét của nhân viên

- Ý kiến nhận xét của cán bộ quản lý

- Danh sách người khuyết tật (nếu có)

- Báo cáo về hoạt động phục vụ cộng đồng

- Minh chứng khác có liên quan

Thông tư số 17/2017/TT-LĐTBXH ngày 30/6/2017 ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng

Các văn bản quy định về chế độ, chính sách của nhà giáo, người học, người lao động

Tiêu chuẩn 6: Khu vực thực hành bảo đảm đủ điều kiện theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đào tạo; được sắp xếp theo 3 cấp độ: bảo đảm đào tạo các kỹ năng cơ bản, đào tạo các kỹ năng chuyên sâu và ứng dụng các kỹ năng đã học vào điều kiện làm việc thực tế.

a) Yêu cầu tiêu chuẩn 3.4 “Các thiết bị đào tạo đạt mức tương đương công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình đào tạo" phải Đạt.

b) Đánh giá khu vực thực hành:

- Về cơ sở vật chất có đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

- Xem xét đối với từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đang có người học.

- Thiết bị phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn; bảo đảm an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.

c) Xem xét tất cả các khu vực thực hành tại trường có được sắp xếp theo 3 cấp độ đối với ít nhất 30% ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đang có người học:

- Thực hành cấp độ 1: Dành cho đào tạo kỹ năng cơ bản chung cho một lĩnh vực nghề nghiệp rộng

- Thực hành cấp độ 2: Dành cho đào tạo các kỹ năng liên quan đến ngành, nghề cụ thể.

- Thực hành cấp độ 3: Đào tạo các kỹ năng, nhiệm vụ tổng thể trong điều kiện làm việc như thực tế

c) Lưu ý:

- Có thể 1 khu vực thực hành đáp ứng 2-3 cấp độ.

- Chương trình đào tạo chi tiết

- Danh mục thiết bị yêu cầu của chương trình đào tạo

- Kế hoạch đào tạo.

- Sơ đồ vị trí thiết kế xưởng thực hành của nhà trường.

- Tài liệu/văn bản thể hiện nhà trường có thường xuyên sử dụng các xưởng thực hành ba cấp độ.

- Hồ sơ thiết kế, lắp đặt; hồ sơ quản lý các thiết bị, dụng cụ.

- Văn bản của cơ quan chức năng đánh giá về sự an toàn, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong việc sử dụng các thiết bị (nếu có).

- Ý kiến của nhà giáo

- Ý kiến của người học

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 7: Hằng năm có ít nhất 1 (một) bài báo hoặc công trình khoa học của nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý được công bố trên các tạp chí khoa học được tính điểm hoặc ấn phẩm tương đương.

- Hằng năm, Trường có bài báo hoặc công trình khoa học của nhà giáo (cơ hữu), nhân viên, cán bộ quản lý được công bố trên các tạp chí khoa học được tính điểm.

- Lưu ý: tạp chí khoa học được tính điểm theo Quyết định của Hội đồng Giáo sư nhà nước hằng năm.

Các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm

 

Tiêu chí 5 - Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo

Tiêu chuẩn 1: Trong thời gian 3 năm, bao gồm năm đánh giá, trường có học sinh, sinh viên đạt giải tại các cuộc thi cấp quốc tế, khu vực hoặc quốc gia do ngành giáo dục nghề nghiệp phát động, tổ chức hoặc được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia hoặc có đề tài nghiên cứu ứng dụng được công nhận cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia.

Xem xét tại thời điểm đánh giá, trường có học sinh, sinh viên đáp ứng một trong các yêu cầu:

- Đạt giải tại các cuộc thi cấp quốc tế, khu vực hoặc quốc gia do ngành giáo dục nghề nghiệp phát động, tổ chức;

- hoặc được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia;

- hoặc có đề tài nghiên cứu ứng dụng được công nhận cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia.

- hoặc sinh viên có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế, cấp giấy phép xuất bản

- Thời điểm các giải đạt được hoặc đề tài được công nhận phải nằm trong khoảng thời gian 3 năm (bao gồm năm đánh giá và 2 năm liền kề trước năm đánh giá).

- Quy định nghiên cứu khoa học của HSSV

- Hồ sơ nghiên cứu khoa học của HSSV (Đề cương nghiên cứu; văn bản giao đề tài nghiên cứu; hồ sơ nghiệm thu; quyết định công nhận đề tài NCKH…)

- Đề tài nghiên cứu của HSSV

- Báo cáo Nhà trường kèm giấy chứng nhận, bằng xác minh sáng chế

- Thành tích HSSV của trường tại các cuộc thi cấp quốc tế, khu vực và cấp quốc gia

- Học sinh, sinh viên được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu

- Các Quyết định khen thưởng, Bằng khen, Giấy khen của các cấp cho HSSV.

- Danh sách Học sinh, sinh viên được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu

 

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, đối với mỗi ngành, nghề đào tạo trường tổ chức khảo sát ít nhất 2 (hai) doanh nghiệp có học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp trong vòng 12 tháng đang làm việc; ít nhất 80% các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng đáp ứng yêu cầu công việc.

- Xem xét đối với mỗi ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, hằng năm, Trường đã có tổ chức khảo sát với ít nhất 02 doanh nghiệp tiếp nhận HSSV vừa tốt nghiệp trong vòng 12 tháng đang làm việc.

Doanh nghiệp được khảo sát yêu cầu đã tiếp nhận HSSV tốt nghiệp hiện đang làm việc (trong đó có HSSV vừa tốt nghiệp trong vòng 12 tháng): Ít nhất 05 HSSV tốt nghiệp đối với trường hợp chỉ tiếp nhận HSSV của 01 ngành, nghề đào tạo; Ít nhất 10 HSSV đối với trường hợp tiếp nhận HSSV tốt nghiệp của 02 ngành, nghề trở lên.

- Năng lực của HSSV tốt nghiệp được đánh giá như sau:

+ Giá trị trung bình của các mục năng lực (kiến thức lý thuyết nghề; kỹ năng thực hành nghề; thái độ làm việc) theo thang điểm từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không đáp ứng; 2: Phần lớn không đáp ứng; 3: Đáp ứng trung bình; 4: Đáp ứng phần lớn; 5: Đáp ứng hoàn toàn.)

+ Cách tính:

Tính giá trị trung bình của phần trả lời của từng doanh nghiệp; Sau đó tính % doanh nghiệp có phần trả lời có giá trị trung bình từ 4 trở lên so với tổng số doanh nghiệp được đánh giá

- Trường hợp nhà trường chỉ có Phiếu khảo sát 3 hoặc 4 mức: Lấy mức cao nhất.

- Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách người học đã tốt nghiệp hàng năm.

- Kế hoạch/phương án khảo sát thu thập ý kiến doanh nghiệp.

- Văn bản/tài liệu thể hiện từng hình thức khảo sát (ví dụ như Phiếu hỏi nếu khảo sát bằng phiếu hỏi; bản tổng hợp ý kiến và danh sách điện thoại liên hệ nếu khảo sát qua điện thoại ...).

- Danh sách và thông tin doanh nghiệp được khảo sát, số lượng HSSV tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp; bảng hỏi khảo sát, bảng nhập dữ liệu khảo sát và phân tích dữ liệu

- Báo cáo về việc khảo sát, thu thập ý kiến doanh nghiệp về trình độ chuyên môn của HSSV tốt nghiệp

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 3: Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng cơ bản sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Xem xét từng năm, đối với 100% ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, người học tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn:

a) Về chương trình đào tạo:

- Chương trình đào tạo có nội dung về kiến thức, kỹ năng cơ bản sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Trường đã thực hiện giảng dạy bảo đảm nội dung chương trình đào tạo.

b) Doanh nghiệp có ý kiến nhận xét: Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng cơ bản sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Các chương trình đào tạo trường đang tổ chức đào tạo được ban hành

- Quyết định/văn bản ban hành khối lượng kiến thức, yêu cầu mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp

- Kế hoạch đào tạo

- Báo cáo công tác đào tạo

- Ý kiến của HSSV, nhà giáo

- Ý kiến của doanh nghiệp

- Minh chứng khác có liên quan

 

Tiêu chuẩn 4: Hằng năm, có ít nhất 1 (một) ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Xem xét trường đáp ứng yêu cầu:

- Trường có ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên

- Ý tưởng, dự án khởi nghiệp có được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí của nhà trường, hoặc doanh nghiệp, hoặc quỹ đầu tư, hoặc hiệp hội, hoặc gia đình ...

- Văn bản/báo cáo hoạt động khởi nghiệp của Nhà trường hằng năm

- Thông tin liên quan các chương trình khởi nghiệp

- Ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV

- Văn bản/cam kết hỗ trợ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư

- Báo cáo về kết quả triển khai ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV

- Biên nhận kinh phí hỗ trợ đầu tư

- Thông tin sử dụng kinh phí hỗ trợ (các hoạt động và kinh phí, hóa đơn thanh toán ....)

- Minh chứng khác có liên quan

 

[...]