Công văn 213/SXD-QH về tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2011 do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 213/SXD-QH
Ngày ban hành 31/08/2011
Ngày có hiệu lực 31/08/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trương Văn Lư
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UBND TỈNH QUẢNG NAM
SỞ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 213/SXD-QH
Về tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2011

Quảng Nam, ngày 31 tháng 8 năm 2011

 

Kính gửi: UBND các huyện, thành phố

Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 02/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Đề cương chương trình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2083/QĐ- UBND ngày 28/6/2011;

Căn cứ Thông báo số 292/TB-UBND ngày 12/8/2011 của UBND tỉnh tại nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ nội dung quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam có văn bản hướng dẫn việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, như sau:

1. Về công tác chuẩn bị lập quy hoạch,

- Bỏ qua bước lập nhiệm vụ quy hoạch. UBND xã bàn giao các tài liệu:

đề án xây dựng nông thôn mới của xã, quy hoạch sử dụng đất và bản đồ nền giải thửa của xã, các tài liệu, số liệu khác về dân số, kế hoạch phát triển KT- XH, cho tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

- Tổ chức tư vấn lập dự toán kinh phí lập quy hoạch, chi phí mua và số hoá bản đồ (nếu có), dự thảo văn bản UBND xã trình UBND huyện, thành phố - sau đây gọi là UBND huyên - phê duyệt dự toán kinh phí lập quy hoạch xây dựng.

Quy mô dân số phải sát thực với hiện trạng tăng, giảm dân số thường trú trên địa bàn xã. Yêu cầu áp dụng tỷ lệ tăng dân số của xã theo thống kê định kỳ 5 năm hoặc 10 năm để lựa chọn.

+ Mẫu Tờ trình theo Phụ lục 01, kèm theo văn bản này.

+ Dự toán kinh phí dựa theo Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng. Trích in tại Phụ lục 02, kèm theo văn bản này.

2. Về phê duyệt dự toán kinh phí lập quy hoạch,

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự toán kinh phí lập quy hoạch, UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí.

Nội dung Quyết định phê duyệt vận dụng theo Phụ lục 03, kèm theo văn bản này.

- Nội dung quyết định phê duyệt dự toán kinh phí nêu rõ nguồn kinh phí dựa trên nguồn vốn ngân sách nhà nước, cụ thể từ nguồn hỗ trợ lập quy hoạch của Trung ương.

Trường hợp kinh phí lập quy hoạch của xã lớn hơn kinh phí hỗ trợ, cần xem xét nguồn ngân sách bổ sung của cấp huyện; và các nguồn vốn khác dựa trên huy động từ các doanh nghiệp - nếu có.

3. Về các lưu ý trong công tác lập quy hoạch xây dựng

Ngoài nội dung hướng dẫn tại Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành và đã được Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam phát hành đến các xã, huyện trong tỉnh; một số điểm cần lưu ý nghiên cứu,

a) Trong quá trình lập quy hoạch,

- Về quy hoạch sử dụng đất, yêu cầu xác định được quy mô mở rộng, hoặc thu hẹp từng loại đất ở, sản xuất, và các loại đất khác theo từng giai đoạn quy hoạch : đến năm 2015 và đến năm 2025.

- Xác định được chỉ tiêu hạn mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định. Lưu ý đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất ở có thể cao hơn quy định.

- Việc quy hoạch sử dụng đất phải đối chiếu quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của ngành Tài nguyên Môi trường, đồng thời thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Chú trọng việc tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

b) Công tác lấy ý kiến,

Trong quá trình lập đồ án quy hoạch, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý.

Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.

Nội dung cơ bản lấy ý kiến nhân dân gồm: tổ chức quỹ đất ở, sản xuất, hệ thống và quy mô công trình công cộng, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu hiện hữu.

4. Các nội dung khác có liên quan,

[...]