Công văn 207/TCDS-KHTC về định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành

Số hiệu 207/TCDS-KHTC
Ngày ban hành 23/03/2023
Ngày có hiệu lực 23/03/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Người ký Nguyễn Doãn Tú
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
TỔNG CỤC DÂN SỐ-
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/TCDS-KHTC
V/v định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2023

 

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023 về công tác dân số được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ và triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các Chương trình, đề án, kế hoạch về công tác dân số đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số.

2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2023

2.1. Chỉ tiêu cơ bản

- Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;

- Tỷ số giới tính khi sinh: 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

2.2. Chỉ tiêu chuyên môn

- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.

3. Chỉ tiêu kế hoạch tại địa phương

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, định hướng giao chỉ tiêu tại địa phương để phấn đấu đạt mục tiêu cả nước như sau:

3.1. Chỉ tiêu Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB)

- Đối với 21 tỉnh thuộc nhóm 1 có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT, ngày 02/08/2021 của Bộ Y tế): Giao giảm (-SRB) 0,2-0,3 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;

- Đối với 18 tỉnh thuộc nhóm 2 có tỷ số giới tính khi sinh cao: Giao giảm (- SRB) 0,1 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;

- Đối với 24 tỉnh thuộc nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh tiệm cận mức cân bằng tự nhiên: Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu giảm (-SRB) ít nhất 0,0 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022 nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Đối với các tỉnh thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, đề nghị giao bằng chỉ tiêu (-SRB) theo hướng dẫn hoặc cao hơn; không giao chỉ tiêu này cho cấp huyện.

3.2. Chỉ tiêu Điều chỉnh mức sinh (+/- CBR)

- Đối với 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao (theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ): Giao giảm sinh (-CBR) trong khoảng từ 0,1-0,4‰ tỷ suất sinh thô so với năm 2022);

[...]