Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 1988/KTKĐCLGD-KĐPT năm 2014 xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ban hành

Số hiệu 1988/KTKĐCLGD-KĐPT
Ngày ban hành 02/12/2014
Ngày có hiệu lực 02/12/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
Người ký Mai Văn Trinh
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1988/KTKĐCLGD-KĐPT
V/v xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Để triển khai kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non) được thuận lợi và đúng quy định, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hướng dẫn xác định yêu cầu và gợi ý tìm minh chứng cho các chỉ số trong từng tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, ban hành theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Cụ thể như sau:

Phần I

HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

2. Khi triển khai việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng, nhà trường cần nghiên cứu kỹ công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non để tránh hiểu và vận dụng máy móc, cứng nhắc.

3. Minh chứng được dùng trong báo cáo tự đánh giá phải đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục được quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT (5 năm). Đối với các trường mầm non hoạt động giáo dục chưa đủ 5 năm thì thời điểm thu thập minh chứng tính từ khi nhà trường bắt đầu hoạt động giáo dục.

4. Trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục có những chỉ số của một số tiêu chí chỉ yêu cầu thu thập minh chứng tại thời điểm tự đánh giá. Cụ thể là:

a) Tiêu chuẩn 1: Tiêu chí 1; Tiêu chí 2; Chỉ số a của Tiêu chí 3; Chỉ số a và b của Tiêu chí 7;

b) Tiêu chuẩn 2: Chỉ số a của Tiêu chí 1; Tiêu chí 2; Chỉ số a và b của Tiêu chí 4; Chỉ số a và b của Tiêu chí 5;

c) Tiêu chuẩn 3: Tiêu chí 1; Tiêu chí 2; Tiêu chí 3; Tiêu chí 4; Tiêu chí 5;

d) Tiêu chuẩn 4: Chỉ số a của Tiêu chí 1.

Khuyến khích nhà trường thu thập minh chứng của các chỉ số, tiêu chí trên theo quy định tại Khoản 3, Phần I của văn bản này.

5. Minh chứng hết giá trị được thay thế bằng minh chứng còn hiệu lực và phù hợp. Ký hiệu của minh chứng thay thế là ký hiệu của minh chứng bị thay thế và phải ghi rõ ngày, tháng, năm thay thế.

6. Trong văn bản này, mục Gợi ý các minh chứng chỉ có tính chất tham khảo. Có thể lựa chọn một hoặc một vài minh chứng được gợi ý, không nhất thiết phải sử dụng tất cả.

7. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong công văn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.

Phần II

XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA CHỈ SỐ VÀ GỢI Ý MINH CHỨNG

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác).

Yêu cầu của chỉ số:

- Có hiệu trưởng;

- Có đủ số lượng phó hiệu trưởng (trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên).

- Có các hội đồng:

+ Hội đồng trường đối với trường công lập; hội đồng quản trị đối với trường tư thục;

+ Hội đồng thi đua khen thưởng;

+ Các hội đồng khác: Hội đồng kỷ luật (nếu có); hội đồng tư vấn (Trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định. Ví dụ: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm; hội đồng chấm thi giáo viên giỏi,...).

[...]