Công văn 197-TC/NSNN của Bộ Tài chính về việc cấp phát kinh phí uỷ quyền

Số hiệu 197-TC/NSNN
Ngày ban hành 20/09/1997
Ngày có hiệu lực 20/09/1997
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Vũ Văn Ninh
Lĩnh vực Đầu tư,Kế toán - Kiểm toán,Lao động - Tiền lương

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 197-TC/NSNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 1997

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 197 TC/NSNN NGÀY 20 THÁNG 9 NĂM 1997 VỀ VIỆC CẤP PHÁT KINH PHÍ UỶ QUYỀN

Kính gửi

 - Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
- Vụ Tài chính kế toán các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan trung ương các đoàn thể.

 

Căn cứ vào Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN và Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thêm một số điểm về cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí uỷ quyền như sau:

1. Khi phân bổ dự toán năm cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan chủ quản ở Trung ương và địa phương đồng thời phân bổ cả phần kinh phí quản lý trực tiếp và phần kinh phí uỷ quyền.

Đối với các khoản kinh phí uỷ quyền không nằm trong nhiệm vụ chi giao cho các cơ quan chủ quản thì cơ quan tài chính cấp kinh phí uỷ quyền trực tiếp phân bố hoặc thông báo cho cơ quan tài chính nhận kinh phí uỷ quyền phân bổ.

2. Cấp phát kinh phí uỷ quyền được thực hiện dưới 2 hình thức:

2.1- Hình thức hạn mức kinh phí:

- Cơ quan tài chính cấp uỷ quyền thông báo hạn mức kinh phí uỷ quyền cho cơ quan tài chính nhận uỷ quyền. Thông báo này được lập thành 6 liên:

+ Liên 01: gửi KBNN đồng cấp.

+ Liên 02: gửi KBNN nhận uỷ quyền.

+ Liên 03: gửi cơ quan tài chính nhận uỷ quyền.

+ Liên 04: lưu ở bộ phận quản lý ngân sách cấp uỷ quyền.

+ Liên 05: lưu ở bộ phận quản lý tài chính ngành cấp uỷ quyền.

+ Liên 06: gửi cơ quan chủ quản (cơ quan quản lý chương trình mục tiêu...).

Thông báo hạn mức lập theo chương 160, loại, khoản, mục tương ứng với nhiệm vụ chi.

Nội dung thông báo hạn mức phải ghi rõ: tổng hạn mức kinh phí, nội dung chi theo Mục lục NSNN, đơn vị sử dụng kinh phí và các hướng dẫn cần thiết khác. Trường hợp chưa xác định rõ đủ các nội dung trên thì có thể chỉ thông báo tổng mức và một số mục chi (mục nào xác định được thì ghi rõ, còn lại ghi vào 134).

- Cơ quan tài chính nhận uỷ quyền mở tài khoản nhận hạn mức kinh phí uỷ quyền và phân phối cho đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền.

Giấy báo phân phối hạn mức kinh phí uỷ quyền được lập thành 4 liên:

+ Liên 1: gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp.

+ Liên 2: gửi Kho bạc Nhà nước giao dịch với đơn vị sử dụng kinh phí.

+ Liên 3: gửi đơn vị sử dụng kinh phí.

+ Liên 4: lưu cơ quan tài chính phân phối hạn mức.

Giấy báo phân phối hạn mức kinh phí uỷ quyền phải ghi rõ: tổng hạn mức được sử dụng, đơn vị sử dụng kinh phí và nội dung chi theo Mục lục NSNN (ghi theo chương của đơn vị sử dụng ngân sách; loại, khoản, mục tương ứng với nhiệm vụ chi và chi tiết theo 11 mục chi đã hướng dẫn tại công văn 93 TC/NSNN ngày 21/5/1997 của Bộ Tài chính. Ngoài các mục chi này, các mục còn lại có thể ghi vào mục 134).

- Căn cứ vào hạn mức kinh phí uỷ quyền được phân phối và tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền rút hạn mức kinh phí uỷ quyền để chi tiêu theo dự toán được duyệt và theo đúng mục chi đã phân phối.

- Các đơn vị được sử dụng kinh phí uỷ quyền phải mở tài khoản hạn mức kinh phí uỷ quyền tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Khi rút kinh phí uỷ quyền để chi tiêu theo dự toán được duyệt, các đơn vị phải chịu sự kiểm soát của Kho bạc theo đúng chế độ. Trong trường hợp đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền không mở được tài khoản hạn mức tại Kho bạc Nhà nước thì cơ quan tài chính có thể phân phối hạn mức cho cơ quan chủ quản của đơn vị để rút kinh phí cấp cho đơn vị sử dụng chi tiêu theo dự toán được duyệt.

2.2. Hình thức lệnh chi tiền:

[...]