Công văn 1945/SXD-HTKT về tăng cường công tác phòng tránh, ứng phó và khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật trong năm 2020 do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 1945/SXD-HTKT
Ngày ban hành 26/02/2020
Ngày có hiệu lực 26/02/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hòa Bình
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1945/SXD-HTKT
V/v tăng cường công tác phòng tránh, ứng phó và khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật trong năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2020

 

Kính gửi:

- Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;
- Ban Quản lý dự án xây dựng hạ tầng đô thị;
- Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh;
- Công ty TNHH Hoàng Lam;
- Công ty TNHH Xây dựng Môi trường Xanh;
- Công ty TNHH MTV Chiếu sáng Công cộng;
- Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị;
- Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV;
- Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn;
- Công ty Cổ phần B.O.O nước Thủ Đức;
- Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông;
- Công ty Cổ phần đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn;
- Công ty Cổ phần Đầu tư nước Tân Hiệp.

Triển khai chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố; nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất nhng thiệt hại về người và tài sản do sự cố hạ tầng kỹ thuật gây ra trong năm 2020, Sở Xây dựng đề nghị các quan, đơn vị quan tâm triển khai các nội dung công việc:

1. Thực hiện nghiêm túc các Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh - rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào Thành phố (Quyết định số 3355/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố); Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn (Quyết định số 3356/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố); Quy định công tác trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố (Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 15/02/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố); Quy định về công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố (Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố); Quy chế về công tác trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố).

2. Nhằm đảm bảo an toàn cấp nước cho Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đề phòng các sự cố có thể xảy ra, Sở Xây dựng đề nghị:

- Tổng Công ty Cp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn, Công ty Cổ phần B.O.O nước Thủ Đức, Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông, Công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư nước Tân Hiệp rà soát quy trình kiểm soát chất lượng nước sau xử lý; xây dựng kế hoạch giám sát chặt chẽ nguồn nước sau xử lý nhằm đảm bảo tuyệt đối chất lượng nước theo Quy chuẩn trước khi cung cấp cho người dân.

- Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn, Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông có trách nhiệm rà soát chất lượng nguồn nước thô; xây dựng các kế hoạch giám sát chặt chẽ nguồn nước thô nhằm phát hiện và xử lý các sự cố (nếu có) để đảm bảo nguồn nước thô phục vụ cho việc xử lý, sản xuất nước sạch.

- Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn đảm bảo áp lực nước trên mạng lưới cấp nước, đặc biệt các vị trí trụ chữa cháy nhằm đảm bảo công tác chữa cháy trên địa bàn thành phố.

3. Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh:

- Lập phương án phòng tránh, ứng phó và khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật trong mùa mưa bão năm 2020, trong đó có xây dựng kịch bản ứng phó khi xảy ra sự cố hạ tầng kỹ thuật phù hợp với từng địa bàn quản lý và bổ sung công tác phối hợp với các đơn vị thuộc lĩnh vực giao thông trong việc ứng phó và khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật.

- Lập kế hoạch kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trên đường phố, công viên để đốn hạ những cây bị sâu bệnh, già cỗi, sam thân, bọng gốc, nghiêng nguy hiểm, cây nhm gốc...; lấy nhánh khô, cắt mé gọn những cây có bộ tán lá lớn (nhánh xụ, cành vươn dài); chống sửa cây nghiêng; cành nhánh có khả năng bị gãy cao, lưu ý cành nhánh cây Sao đen để đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất cây xanh ngã đổ do giông gió, lốc xoáy gây thiệt hại, đặc biệt là tính mạng của người dân trong khi tham gia giao thông. Trong đó, chú trọng đặc biệt những cây có hệ rễ bị xâm hại do việc thi công các công trình (nâng cấp vỉa hè, cấp thoát nước, điện lực, viễn thông...); cành nhánh những cây cao (Sao, Dầu...); cây tại những tuyến đường tập trung nhiều phương tiện tham gia giao thông, khu vực thường tập trung đông người. Nghiên cứu, rà soát phương án trồng cây xanh trên địa bàn thành phố, đảm bảo phù hợp với quy hoạch cây xanh đô thị và an toàn khi xảy ra thiên tai.

- Chủ trì, phối hợp các Ủy ban nhân dân Quận/huyện xây dựng kế hoạch nạo vét kênh rạch, hệ thống thoát nước đồng bộ đ phát huy hiệu quả thoát nước của hệ thống hiện hữu.

- Chủ động phối hợp với các Công ty Điện lực khu vực để cắt tỉa cây xanh dưới đường dây điện nhằm đảm bảo an toàn điện, an toàn cây xanh và mỹ quan đô thị.

- Khi xảy ra sự cố về cây xanh ngã đổ, giao Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố chủ trì, phối hợp Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh, các đơn vị nhà thầu chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tổ chức khắc phục các sự cố cây xanh nhằm giảm thiểu các thiệt hại.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, duy tu, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới, thay thế, vận hành hiệu quả hệ thống thoát nước, các cống kiểm soát triều, van ngăn triều, trạm bơm theo phân cấp; tổ chức ứng trực, huy động máy bơm, thiết bị để kịp thời ứng cứu các điểm ngập nặng phát sinh trong khu vực nội thị; ưu tiên nạo vét hệ thống thoát nước trước mùa mưa.

- Chủ động rà soát những khu vực đang triển khai thi công các dự án có ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, trong đó kiểm tra kỹ biện pháp dẫn dòng thi công của các chủ đầu tư; kịp thời thông tin những vị trí dẫn dòng không đảm bảo đến các chủ đầu tư nắm để có những chỉ đạo đến đơn vị thi công khắc phục nhằm đảm bảo khả năng thoát nước được tốt nhất; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm phát huy hiệu quả của dự án.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra hệ thống và xử lý ngay các công việc đảm bảo an toàn điện như: Thay cáp quá niên hạn, dây luồn cần lão hóa, cần đèn mục, trụ đèn rỉ sét; lắp đặt bổ sung thiết bị bảo vệ an toàn (thiết bị chống rò rỉ điện RCCB, hệ thống tiếp địa) nhằm kịp thời, chủ động ứng phó trong mùa mưa bão, lũ.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống điện (chiếu sáng, hệ thống tưới...), kịp thời sửa chữa những hư hỏng, khiếm khuyết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân khi tham gia sinh hoạt tại công viên, mảng xanh.

- Tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin sự cố hạ tầng kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý trên hệ thống 1022 và các kênh thông tin khác.

- Tổ chức lực lượng, phương tiện và chủ động phối hợp với địa phương, các lực lượng khác (Thanh niên Xung phong, Phòng cháy chữa cháy, Điện lực, giao thông...) để ứng phó, khắc phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra sự cố hạ tầng kỹ thuật.

- Để phòng, chống cháy trong mùa khô năm 2020, đề nghị Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cho phát dọn thực bì, dọn rác tại các mảng xanh để phòng cháy, tránh gây ảnh hưởng xấu đến cây xanh, kiểng cỏ và mỹ quan đô thị. Trong đó, lưu ý các mảng xanh đang được chăm sóc cấp độ 4, khu vực trồng cây Tràm trên đường Mai Chí Thọ, mảng xanh trên đường Đồng Văn Cống, ...

- Lưu ý các tuyến đường (đoạn đường), khu vực có nguy cơ ngã đổ cây xanh cao và có thể cây thiệt hại nặng về người và tài sản khi xảy ra sự cố cây xanh để có kế hoạch xử phù hợp; bố trí thiết bị, lực lượng ứng phó khi mưa bão. Cụ thể:

+ Các tuyến đường có phạm vi thi công công trình (nâng cấp vỉa hè cấp thoát nước, điện lực, viễn thông...) cần gốc cây xanh hoặc hệ rễ cây đã bị ảnh hưởng xấu trong quá trình thi công.

+ Các tuyến đường (đoạn đường), khu vực tập trung đông người, phương tiện giao thông có khả năng gây thiệt hại cho người và tài sản khi cây ngã đ, gãy cành nhánh.

+ Có hàng cây cổ thụ (cây có kích thước lớn, có thể gây thiệt hại nặng khi xảy ra sự cố cây xanh).

- Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp báo cáo sự cố cây xanh xảy ra trong tháng trước (bên cạnh báo cáo đột xuất khi xảy sự cố cây xanh); kết quả thực hiện kế hoạch tháng trước về công tác tăng cường xử lý cây xanh nhằm đảm bảo an toàn (theo phụ lục đính kèm), gồm: số lượng thực tế cây xanh đã được đốn hạ (cây già cỗi, sam thân, bọng gốc, nghiêng nguy hiểm, cây nhớm gốc, ...); số cây được cắt tỉa (kể cả lấy nhánh khô), cây được cắt thấp;

- Chủ trì, phối hợp Phòng Hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan lập danh sách các thành viên cần cung cấp thông tin nhanh về sự cố hạ tầng kỹ thuật.

4. Ban Quản lý dự án xây dựng hạ tầng đô thị kiểm tra, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời có báo cáo, đề xuất hướng giải quyết gửi về Sở Xây dựng để tháo gỡ, giải quyết./.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ