Công văn 1912/TCT-DT năm 2022 về xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước và hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025 do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 1912/TCT-DT
Ngày ban hành 03/06/2022
Ngày có hiệu lực 03/06/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Phi Vân Tuấn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1912/TCT-DT
V/v Xây dựng dự toán thu NSNN và hoàn thuế GTGT năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025.

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022

 

Kính gửi:

- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Thuế Doanh nghiệp lớn.

Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; đng thời là năm xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số bổ sung cân đối từ NSTW và NSĐP năm 2023 để áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định theo đúng Nghị quyết s 40/2021/QH15.

Đ dự toán thu ngân sách nhà nước và hoàn thuế GTGT năm 2023, dự kiến 03 năm 2023-2025 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật về thuế và quản lý thuế; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của cả nước và trên từng địa bàn, Tổng cục Thuế hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý trong đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu NSNN, hoàn thuế GTGT năm 2022 và xây dựng dự toán thu NSNN, hoàn thuế GTGT năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025 như sau:

A. VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2022 VÀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2023

1. VỀ ĐÁNH GIÁ THU NSNN NĂM 2022

Năm 2022 Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đy tăng trưởng kinh tế có tác động lớn đến thu NSNN năm 2022, 2023. Việc đánh giá đúng tác động của các chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sát khả năng thu NSNN năm 2022, từ đó xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 tích cực, khả thi.

Vì vậy, Tổng cục Thuế đề nghị đánh giá ước thu NSNN năm 2022 phải phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và thu nộp ngân sách của các tổ chức, cá nhân; đồng thời cần phân tích, đánh giá, tính toán, xác định đầy đủ các yếu tố tác động đến kết quả thu ngân sách trong năm như kinh tế; cơ chế, chính sách; công tác quản lý thu, đặc biệt việc trin khai có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2022; Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ h trợ Chương trình phục hi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025;....

1. Về kinh tế:

Quý 1 năm 2022, nền kinh tế Việt Nam mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và giá cả hàng hóa leo thang vẫn ghi nhận mức tăng 5,03%, cải thiện so với mức tăng 4,7% của quý 1/2021 và 3,7% của quý 1/2020. Đà hồi phục kinh tế trong nước đang được hỗ trợ bởi sự chuyển dịch trạng thái coi dịch bệnh Covid-19 là bệnh đặc hữu và việc thúc đẩy triển khai nhanh các gói chính sách tài khóa, tiền tệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế những quý cuối năm 2022 sẽ cao hơn quý 1 để đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 6-6,5%. Vì vậy, thu ngân sách những tháng cuối năm sẽ ở mức cao hơn đầu năm.

Bám sát các mục tiêu, định hướng kinh tế nêu trên, yêu cầu các Cục Thuế rà soát, đánh giá thu NSNN cả năm 2022 sát thực tế phát sinh kinh tế làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 đảm bảo tích cực, phù hợp với sự hồi phục, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Trong đánh giá năm 2022, đề nghị Cục Thuế phối hợp các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn nắm bắt thông tin các dự án mới triển khai, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động, đặc biệt là các dự án trong Chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được triển khai trên địa bàn để tổ chức quản lý thu đúng, đủ, kịp thời; đánh giá khả năng phát sinh nguồn thu trong từng năm để tổng hợp, dự báo đầy đủ nguồn tăng thu, đảm bảo số đánh giá thu NSNN năm 2022 trên địa bàn sát với khả năng phát sinh nguồn thu.

2. Về cơ chế, chính sách: Khi đánh giá thu ngân sách năm 2022, yêu cầu các Cục Thuế phải rà soát, đánh giá đầy đủ tác động của từng chính sách đến từng khoản thu, sc thuế. Trong đó, ngoài việc đánh giá tác động trực tiếp làm tăng/giảm thu NSNN thì phải đánh giá hiệu quả gián tiếp mang lại cho tăng trưởng kinh tế và các sc thuế khác. Trong đó:

2.1. Các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; chính sách h trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

2.1.1. Các chính sách ban hành trong năm 2021 nhưng tiếp tục ảnh hưởng đến thu NSNN năm 2022 như:

- Thực hiện Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của UBTVQH về Biểu thuế BVMT đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14, áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế BVMT tháng 01 năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và năm 2021. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm s thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ v gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, Cục Thuế tổng hợp đầy đủ số thuế TNDN quý 1, quý 2 năm 2021 của doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch được gia hạn nộp trong năm 2022.

- Thực hiện Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, Cc Thuế lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 (nếu có) đối với các trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg.

- Thực hiện Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động ca dịch Covid-19, bao gồm:

+ Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019. Theo đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm s thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022.

+ Miễn thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Theo đó, Cục Thuế lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 đối với các trường hợp được miễn thuế nêu trên nhưng đã nộp NSNN trong năm 2021, được cơ quan thuế xử bù trừ, xử lý hoàn nộp thừa (nếu có) trong năm 2022.

+ Giảm 30% mức thuế suất hoặc giảm 30% mức tỷ lệ (%) đ tính thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế GTGT tháng 01 năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, theo đó đánh giá đầy đủ tác động trực tiếp đến số thu lệ phí trước bạ 5 tháng đầu năm 2022, nhưng đồng thời đánh giá tác động gián tiếp đến thu thuế từ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

2.1.2. Các chính sách mới ban hành, có hiệu lực trong năm 2022:

- Thực hiện Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022); Thông tư số 127/2021/TT-BTC ngày 31/12/2021 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tin và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền);... Theo đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu phí, lệ phí trong năm 2022.

- Thực hiện Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của UBTVQH, giảm 50% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay, áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế BVMT 11 tháng cuối năm 2022.

- Thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát trin kinh tế - xã hội, bao gồm:

+ Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, áp dụng kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế GTGT 10 tháng cuối năm 2022, nhưng cũng sẽ kích thích tăng tiêu dùng.

[...]