BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 187/BTTTT-KHTC
V/v hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG
đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo năm
2013
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 01
năm 2013
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung
ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Quyết định số 1212/QĐ-TTg
ngày 05/9/2012 phê duyệt Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 và căn cứ dự toán được
giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2013 (sau đây gọi tắt là Chương
trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở), Bộ Thông tin và Truyền thông
hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở năm
2013 như sau:
I. Nội dung thực hiện các dự án
thành phần của Chương trình
Năm 2013, Chương trình mục tiêu quốc
gia đưa thông tin về cơ sở thực hiện 03 dự án thành phần. Việc thực hiện cụ thể
các dự án thành phần như sau:
1. Dự án 1: Tăng cường cán
bộ thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo.
1.1. Đối với Bộ Thông tin
và Truyền thông
- Bổ sung, hoàn thiện chương trình
khung và tài liệu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ thông tin và truyền
thông cơ sở;
- Tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng
cán bộ giảng viên nguồn của các tỉnh thuộc phạm vi của Chương trình.
- In tài liệu phục vụ tập huấn và đào
tạo cán bộ.
1.2. Đối với các
địa phương được giao vốn:
- Năm 2013 phân bổ kinh phí sự nghiệp
cho 30 tỉnh thuộc phạm vi của Chương trình để thực hiện
nhiệm vụ tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ
sở. Chi tiết hướng dẫn thực hiện đối với các địa phương như sau:
+ Nhóm 1: Đối với 14 tỉnh là Tuyên
Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông và Sóc Trăng
được phân bổ kinh phí 160 triệu đồng/tỉnh để tổ chức đào tạo tập huấn cho ít nhất
50 lượt cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở trong năm 2013.
+ Nhóm 2: Đối với 10 tỉnh là Bắc Kạn,
Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đắk Lắk
và Lâm Đồng được phân bổ kinh phí 320 triệu đồng/tỉnh để tổ chức đào tạo tập huấn
cho ít nhất 100 lượt cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở trong năm 2013.
+ Nhóm 3: Đối với 06 tỉnh là Hà
Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn, Thanh Hóa và Gia Lai phân bổ kinh phí 480
triệu đồng/tỉnh để tổ chức đào tạo tập huấn cho ít nhất 150 lượt cán bộ thông
tin và truyền thông cơ sở trong năm 2013.
- Phạm vi địa bàn lựa chọn đối tượng
đào tạo bồi dưỡng: Đảm bảo nguyên tắc cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở của
các tỉnh, huyện, xã thuộc phạm vi địa bàn của Chương trình theo hướng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông. Trong đó, bao gồm các cán bộ làm công tác thông tin
tuyên truyền của một số Bộ, ngành, cơ quan trung ương trên địa bàn thuộc phạm
vi của Chương trình. Cụ thể như sau:
+ Đối với cấp tỉnh: Đào tạo, bồi dưỡng
cho các cán bộ cấp tỉnh đang làm công tác quản lý thông tin và truyền thông của
Sở Thông tin và Truyền thông và các cán bộ tuyên truyền thuộc các tổ chức chính
trị - xã hội cấp tỉnh.
+ Đối với cấp huyện: Đào tạo, bồi dưỡng
cho các cán bộ cấp huyện đang làm công tác quản lý thông tin và truyền thông cơ
sở của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và các cán bộ tuyên truyền thuộc các tổ
chức chính trị - xã hội cấp huyện.
+ Đối với cấp xã: Đào tạo, bồi dưỡng
cho lãnh đạo xã phụ trách lĩnh vực thông tin truyền thông, cán bộ văn hóa - xã
hội, cán bộ Đài truyền thanh xã.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế
về cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở của địa phương, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và bổ sung đào tạo,
bồi dưỡng cho nhóm đối tượng là cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở của các
Bộ, ngành Trung ương tại các địa bàn thực hiện Chương trình (như Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an...).
Việc tổ chức các
lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ
thông tin và truyền thông cơ sở thực hiện theo chương trình khung, tài liệu bồi
dưỡng và văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong đó, ưu tiên
bồi dưỡng các cán bộ có khả năng công tác lâu dài trong lĩnh vực thông tin và
truyền thông cơ sở để đảm bảo hiệu quả bền vững của Chương trình.
Về tổ chức thực hiện, đề nghị Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông là
cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm triển khai của địa
phương đối với dự án này.
2. Dự án 2: Tăng cường cơ sở
vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo
2.1. Đối với các
Bộ, ngành Trung ương được giao vốn:
Năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền
thông và Bộ Công an được giao kinh phí sự nghiệp để thực hiện một số nội dung của
dự án này như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ
trì phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương có liên quan thực hiện mục
tiêu trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ công tác thông tin và truyền thông
cơ sở của các địa phương và các đồn, trạm biên phòng trong phạm vi kinh phí Bộ
Thông tin và Truyền thông được giao và chuyển giao kết quả cho các Bộ, ngành và
địa phương có liên quan.
- Bộ Công an: Thực hiện mua sắm thiết
bị tác nghiệp, thiết lập mới, nâng cấp hệ thống truyền thanh tại trại giam, cơ
sở giáo dục, trại giáo dưỡng thuộc phạm vi địa bàn thực hiện của Chương trình.
Đề nghị Bộ Công an tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu của
dự án và có giải pháp lồng ghép việc thực hiện Chương trình với các Chương
trình, dự án khác do Bộ quản lý. Phương án triển khai thực hiện dự án năm 2013
đề nghị Bộ Công an gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất mục tiêu, nhiệm
vụ trước khi phê duyệt thực hiện theo quy định.
2.2. Đối với các
địa phương được giao vốn:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ:
Trong năm 2013, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định giao vốn đầu tư phát triển cho 19 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện Dự án 2 của Chương trình.
Do hạn chế về khả năng bố trí kinh
phí từ ngân sách trung ương thực hiện Dự án 2, Bộ Thông tin và Truyền thông
yêu cầu các địa phương được giao vốn thực hiện Dự án 2 của Chương trình năm
2013 chỉ tập trung thực hiện 01 mục tiêu là đầu tư cho các xã chưa có
đài truyền thanh xã (trong Chương trình được ghi là thiết lập các
Đài truyền thanh xã đổi với các xã chưa có Đài truyền thanh) nhằm xóa trắng các
xã chưa có đài truyền thanh xã, đảm bảo thông tin cơ sở tối thiểu phục vụ cho
người dân ở khắp mọi miền của đất nước không
phân biệt đối xử. Việc sắp
xếp thứ tự ưu tiên như đã được hướng dẫn tại công văn số 3724/BTTTT-KHTC ngày 28/12/2012
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chi tiết giao mục tiêu, nhiệm vụ tối
thiểu cho từng địa phương được giao vốn đầu tư phát triển thực hiện Dự án 2 năm
2013 như Phụ lục kèm theo. Trường hợp địa phương được giao vốn có ý kiến triển
khai khác mục tiêu được thông báo thì có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền
thông xem xét thỏa thuận trước khi thực hiện.
b) Về cơ cấu nguồn vốn: Đây là dự án cần sự bổ sung các nguồn lực của địa phương, do đó trong
quá trình lập dự án đầu tư thực hiện cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Nguồn vốn ngân sách trung ương: Chỉ
sử dụng để đầu tư thiết bị (máy phát và thiết bị phụ trợ)
phục vụ nhu cầu nâng cấp đài, trạm và xây dựng mới cột Anten (nếu cần). Các
trang thiết bị được đầu tư mới cần đáp ứng yêu cầu tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chuyên ngành về máy phát, công suất
phát xạ, kênh tần số, bức xạ giả, ...
- Các tỉnh/thành phố bố trí từ nguồn
ngân sách địa phương để:
+ Sửa chữa, cải tạo nhà trạm, phòng đặt
máy, các trang thiết bị đảm bảo điều kiện hoạt động an toàn của máy phát về nguồn
điện, nhiệt độ môi trường, chống sét và các điều kiện cần thiết khác phục vụ
nhân công quản lý, vận hành máy móc, thiết bị.
+ Quản lý, khai thác sử dụng và duy
trì hoạt động thường xuyên sau khi dự án hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
Đề nghị các địa phương xem xét, cân đối
bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc huy động các nguồn vốn khác để đầu
tư, nâng cấp thêm một số đài, trạm tại địa phương mình ngoài các mục tiêu, nhiệm
vụ được giao thực hiện có vốn của NSTW nêu trên.
c) Về lựa chọn địa điểm thực
hiện dự án: Các địa phương lựa chọn, quyết định địa điểm
đầu tư thực hiện Dự án 2 phải đảm bảo là các xã thuộc phạm vi địa bàn thực hiện
Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó ưu tiên
thực hiện ở khu vực khó khăn nhất về cơ sở vật chất thông tin và truyền thông
cơ sở.
d) Về tiêu chuẩn kỹ thuật
công nghệ áp dụng đối với đầu tư thiết bị phát
thanh, truyền hình: Các đơn vị thực hiện dự án căn cứ
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
đ) Về tổ
chức thực hiện: Căn cứ tình hình
phân cấp quản lý của địa phương và tham mưu đề xuất của Sở Thông tin và Truyền
thông, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét quyết định việc giao nhiệm
vụ thực hiện Dự án 2 tại địa phương để đảm bảo đồng bộ và thuận lợi
trong việc triển khai; Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn được phân bổ để
chỉ đạo việc xác định địa điểm, xây dựng và phê duyệt dự án để triển khai trong
năm 2013.
3. Dự án 3: Tăng cường
nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
3.1. Đối với các
Bộ, ngành, cơ quan trung ương được giao vốn:
a) Các Bộ, ngành và các cơ
quan Trung ương:
Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam căn cứ dự toán được giao
để phân bổ kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thông tin truyên truyền, bao gồm
sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình; xuất bản phẩm; ấn phẩm truyền
thông phục vụ công tác đưa thông tin về địa bàn thực hiện Chương trình phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ quản lý.
Để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của
Chương trình, đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan trung ương xây dựng dự án triển
khai các nội dung của Chương trình, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để thống
nhất mục tiêu, nhiệm vụ trước khi phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.
Trong văn bản lấy ý kiến, các Bộ, Ngành cần chú ý thuyết minh phương án tổ chức
truyền thông đảm bảo hiệu quả; đồng thời có giải pháp lồng ghép việc thực hiện
Chương trình với các Chương trình, dự án khác của Bộ, Ngành mình.
b) Bộ Thông tin và Truyền
thông:
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện
tổ chức sản xuất các xuất bản phẩm; ấn phẩm truyền thông; sản xuất các chương
trình phát thanh, truyền hình có nội dung phù hợp với yêu cầu chung của chương
trình để cung cấp cho các địa phương khai thác, phát sóng; thiết lập một số cụm
thông tin tại cửa khẩu, biên giới phục vụ thông tin đối ngoại.
3.2. Đối với các
địa phương được giao vốn:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ:
Kinh phí ngân sách Trung ương phân bổ
thực hiện Dự án 3 là 300 triệu đồng/tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc
phạm vi địa bàn của Chương trình. Kinh phí này được phân bổ để thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ sau:
- Sản xuất các chương trình phát
thanh, truyền hình, các ấn phẩm truyền thông theo chuyên đề phù hợp với tình
hình đặc thù của địa phương để phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo, đồng bào dân tộc;
- Hỗ trợ phát sóng các chương trình
phát thanh, truyền hình do các cơ quan trung ương cung cấp để phục vụ đồng bào
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo tại địa phương theo
khung giờ phát sóng hợp lý, đảm bảo hiệu quả về thông tin truyền thông phù hợp
với đặc điểm địa phương;
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý,
giám sát Chương trình (hội nghị, công tác phí, ...).
Trong quá trình chỉ đạo tổ chức triển
khai thực hiện dự án này, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ
điều kiện thực tế để điều chỉnh và phân bổ kinh phí thực hiện cho từng mục
tiêu, nhiệm vụ của Dự án 3 cho phù hợp với tình hình tại địa phương.
b) Về tổ chức thực hiện:
Để đảm bảo việc
tổ chức triển khai các nội dung dự án đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đề nghị
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Thông tin và
Truyền thông là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện dự án này.
Ngoài các nhiệm vụ trên, các địa
phương cần phối hợp với các cơ quan Trung ương tham gia thực
hiện Chương trình để tổ chức cung cấp, phát hành ấn phẩm truyền thông, xuất bản
phẩm phục vụ (do các cơ quan Trung ương và địa phương đặt hàng sản xuất) phục vụ
nhân dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Trong quá trình thực hiện dự án này,
các Bộ, ngành, cơ quan trung ương cần lưu ý xác định rõ nơi lưu giữ, quảng bá
các sản phẩm này tại cơ sở, đảm bảo hiệu quả truyền thông.
Đối với xuất bản phẩm và ấn phẩm truyền
thông, trường hợp cần tổ chức quảng bá, phục vụ người đọc tại các điểm Bưu điện
Văn hóa xã, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đặt hàng chung việc tiếp nhận, phục
vụ chung cho chương trình với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, kinh phí thực hiện
sử dụng từ kinh phí của Chương trình phân bổ cho Bộ TTTT và sự hỗ trợ của Tổng
công ty đối với Chương trình.
II. Về
cơ chế quản lý đầu tư, tài chính thực hiện các dự án của Chương trình.
Đề nghị các Bộ,
ngành, địa phương căn cứ vào Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương
trình MTQG ban hành kèm theo Quyết định 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 225/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 26
tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 và các văn bản có
liên quan để thực hiện quản lý đầu tư, tài chính thực hiện Chương trình.
Trên đây là hướng dẫn của Bộ TTTT về
triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo năm 2013. Để việc thực hiện đúng mục
tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, đề nghị các Bộ, ngành, các cơ quan Trung ương
và UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và có giải
pháp tăng cường lồng ghép việc thực hiện các nội dung của Chương trình với các
chương trình, dự án khác do Bộ, ngành, địa phương quản lý, thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Bộ Thông tin
và Truyền thông (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để phối hợp giải quyết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ TTTT (để phối hợp chỉ đạo);
- Sở Thông tin và Truyền thông
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Chương trình;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực trung ương thực hiện
Chương trình;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung thực hiện Chương trình;
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ: KHTC, TCCB, KHCN, XB, BC, QLPTTH&TTĐT, TTĐN,
TSVTĐ;
- Lưu: VT, BQLCTMTQG.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG
TRÌNH MTQG ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
Trần Đức Lai
|
PHỤ LỤC
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2 - CHƯƠNG TRÌNH MTQG ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN
NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO NĂM 2013
(Kèm theo công văn số 187/BTTTT-KHTC ngày 15/01/2013 của Bộ TTTT)
STT
|
Tên
đơn vị
|
Năm
2013
|
Mục
tiêu thiết lập mới đài truyền thanh xã
|
Mục
tiêu nâng cấp đài PTTH và trạm phát lại PTTH
|
|
TỔNG CỘNG
|
167
|
-
|
|
Miền núi phía Bắc
|
103
|
|
1
|
Hà Giang
|
11
|
|
2
|
Tuyên Quang
|
5
|
|
3
|
Cao Bằng
|
14
|
|
4
|
Lạng Sơn
|
11
|
|
5
|
Lào Cai
|
11
|
|
6
|
Yên Bái
|
7
|
|
7
|
Thái Nguyên
|
5
|
|
8
|
Hòa Bình
|
9
|
|
9
|
Sơn La
|
14
|
|
10
|
Lai Châu
|
8
|
|
11
|
Điện Biên
|
8
|
|
|
Đồng
bằng sông Hồng
|
|
|
|
Miền
Trung
|
46
|
|
12
|
Thanh Hoá
|
13
|
|
13
|
Nghệ An
|
11
|
|
14
|
Hà Tĩnh
|
5
|
|
15
|
Quảng Bình
|
5
|
|
16
|
Quảng Trị
|
5
|
|
17
|
Quảng Nam
|
7
|
|
|
Tây Nguyên
|
18
|
|
18
|
Gia Lai
|
12
|
|
19
|
Kon Tum
|
6
|
|
|
Đông Nam Bộ
|
|
|
|
Đồng
bằng sông Cửu Long
|
|
|