Công văn 1787/TTg-ĐMDN năm 2015 về đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 1787/TTg-ĐMDN |
Ngày ban hành | 08/10/2015 |
Ngày có hiệu lực | 08/10/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Vũ Văn Ninh |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1787/TTg-ĐMDN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2015 |
Kính gửi: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Xét đề nghị của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (các công văn số: 2000/ĐTKDV-KHTH ngày 22 tháng 7 năm 2015, 2186//ĐTKDV-KHTH ngày 13 tháng 8 năm 2015, 2490/ĐTKDV-QLVĐT3 ngày 18 tháng 9 năm 2015) về nắm giữ vốn, đầu tư dài hạn đối với 19 doanh nghiệp tại đề án chiến lược của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tiếp tục nắm giữ vốn, đầu tư dài hạn đối với các doanh nghiệp sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư SCIC (SIC);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác và chế biến đá An Giang;
- Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng Việt Lào;
- Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt SCIC;
- Tập đoàn Bảo Việt;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền;
- Công ty Cổ phần TRAPHACO;
- Công ty cổ phần Dược Hậu giang;
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO.
2. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp (phụ lục kèm theo) nhằm đạt được lợi ích cao nhất./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN THOÁI HẾT VỐN NHÀ NƯỚC
(Kèm theo công văn số 1787/TTg-ĐMDN ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên doanh nghiệp |
Tỷ lệ % Nhà nước đang nắm giữ |
1 |
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh |
50,7% |
2 |
Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam |
40,4% |
3 |
Công ty cổ phần cơ khí và Khoáng sản Hà Giang |
46,6% |
4 |
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong |
37,1% |
5 |
Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam |
47,6% |
6 |
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh |
38,4% |
7 |
Công ty cổ phần sữa Việt Nam |
45,1% |
8 |
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa giang |
49,9% |
9 |
Công ty cổ phần FPT |
6,0% |
10 |
Công ty cổ phần viễn thông FPT |
50,2% |