Công văn 16428/BTC-CST năm 2019 về chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với công ty sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 16428/BTC-CST |
Ngày ban hành | 28/12/2018 |
Ngày có hiệu lực | 28/12/2018 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Thị Thanh Hằng |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16428/BTC-CST |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi CJ Việt Nam
(Lô đất số IV-3, IV-4 Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Tiến
Hùng, Phường Mỹ Xuân, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trả lời công văn số CJFIVC-FA/0006 ngày 26/9/2018 của Công ty TNHH nguyên liệu thức ăn chăn nuôi CJ Việt Nam về kiến nghị thay đổi chính sách thuế đối với công ty sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về thuế nhập khẩu:
- Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì:
+ “Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương” trừ “Bột đậu tương đã được khử chất béo, thích hợp dùng làm thức ăn cho người” thuộc mã số 2304.00.90.
+ Bột đậu nành đã lên men và đã chiết chất béo, dùng bổ sung đạm trong thức ăn chăn nuôi thuộc mã số 2309.90.20.
- Theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các Nghị định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (FTA) của Chính phủ:
+ Mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của mã hàng 2309.90.20 - Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn là 0% (cam kết WTO là 5%). Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định FTA (ACFTA, AKFTA, AIFTA, VKFTA, AJFTA) là 0%.
+ Mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của mã hàng 2304.00.90 - “Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương” trừ “Bột đậu tương đã được khử chất béo, thích hợp dùng làm thức ăn cho người” là 2% (cam kết WTO là 5%). Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định FTA (ACFTA, AKFTA, VKFTA, AJFTA) là 0%, riêng AIFTA là 1% năm 2018.
Mặt hàng bột đậu nành lên men là 100% khô dầu đậu nành là mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Vì vậy căn cứ nguyên tắc ban hành thuế suất quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 “Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô”, Bộ Tài chính ghi nhận để phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu trình Chính phủ trong quá trình sửa đổi Nghị định 125/2017/NĐ-CP thời gian tới.
2. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):
- Khoản 3 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định:
“3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Luật thuế GTGT quy định 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%. Mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Mức thuế suất ưu đãi 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác. Theo quy định của Luật thuế GTGT thì quà biếu quà tặng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
Tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) đã đưa ra mục tiêu cải cách về thuế GTGT như sau: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).
Do vậy kiến nghị áp dụng mức thuế GTGT 0% đối với quà biếu quà tặng là không phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT, thông lệ quốc tế và Chiến lược cải cách hệ thống thuế. Đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.
- Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT quy định về giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, cho như sau:
“Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. Riêng biếu, tặng giấy mời (không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thì người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0).
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dừng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nội bộ quy định tại Khoản này là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.”
- Tại khoản 5 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ”.
- Khoản 3, 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính quy định về giá tính thuế GTGT như sau:
“3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
…
5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”.
- Tại điểm 2 Phụ lục 4 hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính), quy định:
“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: