Công văn 1548/CCPT-GSĐG về việc EU chấp thuận bổ sung đối tượng, vùng nuôi thủy sản vào chương trình giám sát dư lượng năm 2024 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường ban hành

Số hiệu 1548/CCPT-GSĐG
Ngày ban hành 14/08/2024
Ngày có hiệu lực 14/08/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Người ký Ngô Hồng Phong
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHẤT LƯỢNG, CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1548/CCPT-GSĐG
V/v EU chấp thuận bổ sung đối tượng, vùng nuôi thủy sản vào chương trình giám sát dư lượng 2024

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2024

 

Kính gửi:

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang;
- Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nuôi vào EU;
- Chi Cục Chất lượng, Chế biến và PTTT khu vực Nam Bộ;
- Các Trung tâm Chất lượng, Chế biến và PTTT vùng.

Trên cơ sở xem xét, đánh giá các thông tin giải trình bổ sung và đề xuất của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, ngày 12/8/2024, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm LM Châu Âu (DG-SANTE) đã có công thư số Ref.Ares(2024)5798036 thông báo kết quả đánh giá. Theo đó, DG-SANTE chấp thuận kế hoạch giám sát dư lượng đối với thủy sản nuôi của Việt Nam năm 2024 đáp ứng các quy định EU và Việt Nam được duy trì tên trong Danh sách Phụ lục - I Quy định (EU) 2021/405 các quốc gia xuất khẩu thủy sản nuôi (cá, giáp xác) vào EU. Đồng thời, DG-SANTE cũng chấp thuận đề xuất bổ sung đối tượng, vùng nuôi bổ sung vào chương trình giám sát dư lượng năm 2024 của Việt Nam.

Để đáp ứng quy định của EU, cũng như chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra sắp tới của EU về dư lượng trong thủy sản nuôi, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường có ý kiến như sau:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang chỉ đạo các Cơ quan giám sát trong chương trình tại địa phương:

- Đảm bảo nguồn lực và triển khai đầy đủ Kế hoạch lấy mẫu giám sát đối với các đối tượng thủy sản nuôi, vùng nuôi mà các địa phương đã đề xuất và được Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận bổ sung theo hướng dẫn của Cục tại công văn số 1155/CCPT-GSĐG ngày 19/6/2024 (xin xem đối tượng, phạm vi, chi tiêu giám sát được nêu tại Phụ lục gửi kèm).

- Thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản sang EU trên địa bàn sử dụng nguyên liệu từ khu vực bổ sung này cập nhật chương trình HACCP và thực hiện giám sát đầy đủ chỉ tiêu theo hướng dẫn của Cục nêu tại Mục 2 dưới đây.

2. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nuôi vào EU:

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản sang EU sử dụng nguyên liệu là đối tượng thủy sản nuôi được Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận bổ sung nêu trên cập nhật Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP; lập kế hoạch và thực hiện giám sát đầy đủ các chỉ tiêu tương ứng nêu tại Mục 2 Phụ lục gửi kèm theo hướng dẫn của Cục đã nêu tại công văn số 1155/CCPT-GSĐG ngày 19/6/2024.

- Chỉ thu mua các đối tượng thủy sản nuôi bổ sung được Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận từ vùng nuôi được Chi cục Nam bộ thông báo phạm vi, kết quả giám sát dư lượng theo quy định tại Thông tư 31. Lưu ý không thu mua, chế biến và xuất khẩu vào EU đối với thủy nuôi có nguồn gốc từ cơ sở có mẫu bị phát hiện vi phạm hóa chất, kháng sinh theo các thông báo cụ thể của Chi cục Nam bộ.

3. Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Nam bộ:

- Tổng hợp Kế hoạch lấy mẫu giám sát đối với các đối tượng thủy sản nuôi, vùng nuôi được Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận bổ sung theo hướng dẫn của Cục tại công văn số 1155/CCPT-GSĐG ngày 19/6/2024, theo đó tách riêng thông tin chi tiết đối với đối tượng bổ sung, vùng nuôi, số mẫu, lượt chỉ tiêu phân tích theo tháng theo yêu cầu của DG-SANTE tại công thư số Ref.Ares(2024)5798036.

- Thông báo kết quả giám sát dư lượng đối với các đối tượng thủy sản nuôi vùng nuôi được EU chấp thuận bổ sung hàng tháng và xử lý đối với các trường hợp mẫu vượt mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định tại Thông tư 31 và Sổ tay hướng dẫn thiết lập và thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

4. Các Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng:

- Chuyển tiếp nội dung công văn này đến các doanh nghiệp trong danh sách xuất khẩu vào EU trên địa bàn phụ trách thực hiện theo yêu cầu nêu tại Mục 2.

- Rà soát bảo đảm lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU sử dụng nguyên liệu là đối tượng thủy sản nuôi được bổ sung đáp ứng các yêu cầu nêu tại Mục 1,2,3 công văn này trong quá trình thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013, Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 và Chương trình kiểm soát An toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Liên minh Châu âu theo Quyết định số 5523/QĐ-BNN-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Cục để được phối hợp/hướng dẫn xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam (để báo cáo);
- Cục trưởng (để báo cáo);
- PCT. Lê Bá Anh (để biết);
- Phòng ATTP;
- Lưu: VT, GSĐG.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Ngô Hồng Phong


PHỤ LỤC

ĐỐI TƯỢNG/VÙNG NUÔI ĐƯỢC EU CHẤP THUẬN BỔ SUNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG 2024
(kèm theo công văn số   /CCPT-GSDG ngày   / của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường)

I. Đối tượng thủy sản nuôi/ vùng nuôi thủy sản được bổ sung vào kế hoạch giám sát dư lượng năm 2024

TT

Tỉnh

Đối tượng thủy sản nuôi/ vùng nuôi thủy sản (tương ứng theo loài)

Đối tượng nuôi đề nghị bổ sung (tên khoa học)

Vùng nuôi (mã số)

Sản lượng từ tháng 7 - hết năm 2024 (tấn)

Diện tích (ha)

Hình thức nuôi

1

Bà Rịa Vũng Tàu

Tôm sú (Penaeus monodon)

Lộc An (77/04)

600

25

Nuôi thâm canh (có thả giống, có cho ăn, có trị bệnh)

2

Hậu Giang

Lươn (Monopterus albus)

Phụng Hiệp (93/01)

600

3,1

Nuôi thâm canh (có thả giống, có cho ăn, có trị bệnh)

Lươn (Monopterus albus)

Vị Thủy (93/02)

1.400

8,9

Nuôi thâm canh (có thả giống, có cho ăn, có trị bệnh)

3

An Giang

Cá nheo (Ictalurus punctatus)

Châu Đốc (89/01)

200

3

Nuôi thâm canh (có thả giống, có cho ăn, có trị bệnh)

Cá rô phi (Oreochromis spp)

640

8

Nuôi thâm canh (có thả giống, có cho ăn, có trị bệnh)

4

Cà Mau

Tôm bạc thẻ (Penaeus merguiensis)

Ngọc Hiển- Năm Căn (96/03)

800

28

Nuôi quảng canh (con giống tự nhiên, không cho ăn, không trị bệnh)

Tôm chì (Metapenaeus ensis)

750

28

Nuôi quảng canh (con giống tự nhiên, không cho ăn, không trị bệnh)

5

Kiên Giang

Tôm sú (Penaeus monodon)

Kiên Lương (91/01)

1100

150

Nuôi thâm canh (có thả giống, có cho ăn, có trị bệnh)

II. Phạm vi, chỉ tiêu giám sát:

TT

Tỉnh

Đối tượng thủy sản nuôi/ vùng nuôi thủy sản (tương ứng theo loài)

Loại mẫu

Chỉ tiêu chỉ định phân tích

Đối tượng nuôi đề nghị bổ sung (tên khoa học)

Vùng nuôi (mã số)

1

Bà Rịa Vũng Tàu

Tôm sú (Penaeus monodon)

Lộc An (77/04)

Mẫu thủy sản nuôi có cho ăn, có trị bệnh (nuôi theo hình thức thâm canh)

- Nhóm A1c: Methyltestosterone chỉ áp dụng với cá

- Nhóm A2a: Chloramphenicol (CAP)

- Nhóm A2b: Các dẫn xuất của Nitrofurans: AOZ; AMOZ; AHD; SEM

- Nhóm A2c: Nhóm Nitroimidazoles: HMMNI, IPZ, IPZ-OH, MNZ, MNZ-OH, RNZ, DMZ

- Nhóm A3a: Malachite Green, Leuco Malachite Green; Crystal Violet, Leuco Crystal Violet (chỉ áp dụng với cá)

- Nhóm A3c: Ormetoprim; Fosfomycin; Azadirachtin (chỉ áp dụng với cá)

- Nhóm A3f: Trifluralin

- Nhóm B1a: Nhóm Tetracylines (Oxytetracycline, Tetracycline, Doxycycline); Nhóm Sulfonamides: Sulfadiazine, Sulfadimidine (Sulfamethazine), Sulfamethoxazole, Sulfadimethoxine, Sulfachloropyridazine; Nhóm Quinolones (Sarafloxcin, Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Flumequin, Ofloxacin); Florfenicol; Trimethoprim; Erythromycin; Amoxicillin.

- Nhóm B1b: Ivermectin; Avermectin B1a (Abamectin B1a); Praziquantel; Trichlorfon (Dipterex); Levamisol (chỉ áp dụng với cá); Fenbendazole (chỉ áp dụng với cá).

- Nhóm B2: Toltrazuril

- Nhóm Chất ô nhiễm: Kim loại nặng (Pb, Hg, Cd); Dioxin và PCBs; Perfluoroalkyl (bao gồm: PFOS, PFOA, PFNA, PFHxS).

- Nhóm thuốc Bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ (Lindan, HCB, Heptachlor, Aldrin, Dieldrin, Endrin, DDT, Chlordane…); Thuốc trừ sâu gốc Phospho hữu cơ (Chlorpyrifos) và Fipronil chỉ áp dụng với cá.

2

Hậu Giang

Lươn (Monopterus albus)

Phụng Hiệp (93/01)

Lươn (Monopterus albus)

Vị Thủy (93/02)

3

An Giang

Cá nheo (Ictalurus punctatus)

Châu Đốc (89/01)

Cá rô phi (Oreochromis spp)

4

Kiên Giang

Tôm sú (Penaeus monodon)

Kiên Lương (91/01)

5

Cà Mau

Tôm bạc thẻ (Penaeus merguiensis)

Ngọc Hiển-Năm Căn (96/03)

Mẫu thủy sản không cho ăn, không trị bệnh (nuôi theo hình thức quảng canh)

- Nhóm A2a: Chloramphenicol,

- Nhóm A2b: Dẫn xuất AOZ của Nitrofurans

- Nhóm A3a: Malachite Green/Leuco Malachite Green

- Nhóm B1a: Nhóm Quinolones

- Nhóm Chất ô nhiễm: Kim loại nặng (Pb, Hg, Cd)

- Nhóm thuốc Bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ

Tôm chì (Metapenaeus ensis)