Công văn 1538/BVTV-QLT hướng dẫn Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật ban hành

Số hiệu 1538/BVTV-QLT
Ngày ban hành 08/09/2010
Ngày có hiệu lực 08/09/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Bảo vệ thực vật
Người ký Nguyễn Xuân Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1538/BVTV-QLT
V/v Hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2010

 

1/ Về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quy định tại Điều 2 khoản 3: “Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật được trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được ủy quyền 01 lần cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật do mình sản xuất ra”, thì Tổ chức, cá nhân được ủy quyền chỉ được đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 loại hoạt chất hay thuốc kỹ thuật của bất kỳ nhà ủy quyền nào.

2/ Đối với thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng quy định trong Điều 5 tại khoản 4 Thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I trừ thuốc chuyên dùng trong khử trùng kho tàng, bến bãi; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc trừ mối hại các công trình xây dựng, đê điều; thuốc trừ chuột” và khoản 5 “Các loại thuốc có trong các danh mục cảnh báo của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP); Các loại thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục 3 của Công ước Rotterdam” (phụ lục d kèm theo) thì:

- Không được tiếp tục gia hạn đăng ký tại thời điểm giấy đăng ký hết hạn.

- Các loại thuốc BVTV này được phép kinh doanh, buôn bán và sử dụng đến 31/12/2012.

- Các thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 6, Điều 5 Thuốc chứa hoạt chất methyl bromide” thì vẫn được phép sử dụng theo qui định tại Nghị định thư Montreal (lộ trình loại trừ đến năm 2015).

3/ Hồ sơ đăng ký thuốc BVTV quy định tại Điều 7, trong hồ sơ đăng ký nếu giấy xác nhận nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật là bản sao hợp pháp thì phải trình bản chính để đối chiếu khi nộp.

4/ Về chất chuẩn quy định tại khoản 1, Điều 8: “Tổ chức, cá nhân đăng ký chính thức; đặt tên thương phẩm; hỗn hợp phải nộp chất chuẩn cho Cục Bảo vệ thực vật khi được cấp giấy phép khảo nghiệm” Cục Bảo vệ thực vật không cấp giấy phép khảo nghiệm khi chưa nhận được chất chuẩn theo qui định.

5/ Các loại thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục 3 của Công ước Rotterdam được liệt kê trong Phụ lục a kèm theo hướng dẫn này.

6/ Đối với các loại thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành khi nhập khẩu phải ghi rõ thời gian, địa điểm, đối tượng sử dụng và thời hạn giấy phép nhập khẩu là 3 tháng kể từ ngày ký.

Không cho phép nhập khẩu thuốc BVTV trong Phụ lục 3 của Công ước Rotterdam để tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu.

7/ Dạng thành phẩm được ký hiệu theo quy định hệ thống ký hiệu quốc tế về thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật của FAO (Phụ lục b kèm theo hướng dẫn này).

8/ Nhãn thuốc BVTV có nội dung ghi theo Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 2/10/2006 được tiếp tục sử dụng trong sản xuất 01 năm kể từ ngày Thông tư 38 có hiệu lực và được lưu thông trên thị trường đến khi sản phẩm hết thời hạn sử dụng (thời hạn không quá 2 năm kể từ ngày sản xuất).

9/ Đơn vị tính hàm lượng hoạt chất ghi trong giấy đăng ký cũ khác với quy định tại Thông tư 38 thì được cấp giấy đăng ký sửa đổi tương ứng trong vòng 1 năm tính từ ngày Thông tư có hiệu lực.

Ví dụ: Abamectin 1.8% w/v hoặc Abamectin 1.8% thì phải sửa đổi lại thành Abamectin 18g/l hoặc Abamectin 1.8% w/w.

10/ Đối với thuốc BVTV trong danh mục hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành trên nhãn thuốc ghi cụ thể là thuốc hạn chế sử dụng.

Ví dụ: thuốc trừ sâu hạn chế sử dụng Furadan 3G.

11/ Về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật: tại khoản 6 Điều 16 quy định “Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng, hạn chế sử dụng được nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ và đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc đã đăng ký ở Việt Nam” ở đây xuất xứ được hiểu là nơi sản xuất cuối cùng ra thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.

12/ Về nội dung ghi trên nhãn thuốc BVTV.

12.1. Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 36 ghi cụ thể như sau:

- Tên thương phẩm: Các chữ của tên thương phẩm phải cùng cỡ, cùng mầu sắc, trên cùng 1dòng, và viết theo như mẫu nhãn trong hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt.

12.2. Quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 36 ghi cụ thể như sau:

- Số đăng ký số đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

- Tên, địa chỉ nơi sản xuất của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) theo giấy đăng ký .

- Tên, địa chỉ của đơn vị gia công, sang chai, đóng gói hoặc đơn vị cung ứng (đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm ở Việt Nam).

13/ Về tập huấn đối với người thủ kho, người áp tải hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc BVTV:

13.1. Nội dung bao gồm:

- An toàn lao động: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyên an toàn lao động, vệ sinh lao động,...

- Các đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật: An toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ, thực vật, Cục An toàn Lao động; Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội 2007.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ