Kính
gửi:
|
Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc
Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Thực hiện Quyết định số 1081/QĐ-BTC
ngày 6/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế về việc phối
hợp công tác giữa hệ thống Thuế, Hải quan và Kho bạc Nhà nước trong quản lý thu
thuế và các Khoản thu ngân sách Nhà nước”, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và
Kho bạc Nhà nước hướng dẫn một số Điểm cụ thể như sau:
I- PHỐI HỢP TRAO ĐỔI
THÔNG TIN
Ba ngành kết nối vào cơ sở dữ liệu
“Danh Mục hệ thống dùng chung trong ngành Tài chính” để sử dụng dữ liệu phục vụ
cho công tác quản lý của mỗi ngành.
Danh Mục hệ thống dùng chung trong
ngành tài chính gồm:
- Danh Mục Mục lục ngân sách Nhà nước;
- Danh Mục địa bàn hành chính;
- Danh Mục cơ quan Thuế;
- Danh Mục cơ quan Hải quan;
- Danh Mục cơ quan Kho bạc Nhà nước.
1- Hệ thống Thuế
1.1- Thông tin sử dụng chung
Hệ thống Thuế có trách nhiệm cập nhật
và cung cấp các thông tin để sử dụng thống nhất trong ba hệ thống, bao gồm:
- Cập nhật danh Mục cơ quan Thuế vào
“Danh Mục hệ thống dùng chung trong ngành Tài chính”.
- Danh bạ đối tượng nộp thuế (ĐTNT):
căn cứ vào đăng ký thuế cảu ĐTNT, Cục thuế lập danh bạ các ĐTNT do Cục thuế trực
tiếp quản lý và danh bạ các ĐTNT do Chi cục thuế quản lý gửi Kho bạc Nhà nước đồng
cấp.
Thông tin về danh bạ ĐTNT gồm các chỉ
tiêu: mã số thuế, tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, E-mail,
chương, loại, Khoản theo Mục lục ngân sách...
1.2- Thông tin cung cấp cho hệ thống
Hải quan
1.2.1- Thông tin vi phạm của các
ĐTNT:
- Danh sách các ĐTNT có đăng ký kinh
doanh nhưng không có địa chỉ;
- Danh sách và số tiền từng loại thuế
của các đối tượng nợ thuế;
- Danh sách các ĐTNT hoạt động kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu khi cơ quan Thuế phát hiện có hành vi trốn lậu thuế
như:
+ Các bất hợp lý về giá vốn, giá bán
theo kê khai của ĐTNT với giá thực tế trên thị trường của hàng hoá xuất, nhập
khẩu;
+ Các ĐTNT hoạt động kinh doanh hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu kê khai khống thuế giá trị gia tăng (GTGT)
đầu vào để hoàn thuế GTGT;
+ Khai báo giá hàng hoá nhập khẩu quá
cao hoặc quá thấp so với giá thị trường làm ảnh hưởng đến việc xác định thuế
thu nhập;
+ Các kê khai về hàng hoá là nguyên vật
liệu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; hàng tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất
- tái nhập; hàng phục vụ an ninh quốc phòng, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học,hàng hoá để đầu tư tạo tài sản cố định... sử dụng không đúng Mục đích nhằm
trốn thuế.
1.2.2- Tổng cục Thuế cung cấp cho Tổng
cục Hải quan thông tin về đăng ký thuế của các ĐTNT có đăng ký hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu.
1.2.3- Các thông tin khác:
- Danh sách và số tiền thuế được hoàn
trả của các ĐTNT kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Các thông tin khác phục vụ cho công
tác quản lý thu thuế của cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan.
1.3- Thông tin cung cấp cho hệ thống
Kho bạc Nhà nước
- Hàng tháng, cơ quan Thuế cung cấp dữ
liệu về số thuế phải nộp của từng ĐTNT cho Kho bạc Nhà nước đồng cấp.
- Các dữ liệu gồm: mã số thuế,
chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục, số thuế phải nộp chi tiết theo từng loại
thuế.
2- Hệ thống Hải quan
2.1- Thông tin sử dụng chung
Hệ thống Hải quan có trách nhiệm cập
nhật danh Mục cơ quan Hải quan vào “Danh Mục hệ thống dùng chung trong ngành
Tài chính”.
2.2- Thông tin cung cấp cho hệ thống
Thuế
2.2.1- Thông tin về ĐTNT vi phạm hoặc
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;
- Danh sách và số tiền từng loại thuế
của các đối tượng nợ thuế;
- Các đối tượng nợ thuế nhưng không
tìm thấy địa chỉ đã ghi trong đăng ký thuế;
- Các đối tượng có dấu hiệu xuất khẩu
khống để hoàn thuế GTGT;
- Các đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu
khai báo giá hàng hoá quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường làm ảnh hưởng
đến việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Các đối tượng nhập khẩu hàng hoá về
bán cho các doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn thuế;
- Các được nhập khẩu kinh doanh bình
thường sau đó tìm được thị trường xuất khẩu sản phẩm để được hoàn thuế;
- Danh sách các doanh nghiệp giải thể,
phá sản do cơ quan Hải quan phát hiện.
2.2.2- Các thông tin khác của ĐTNT:
- Danh sách và số thuế được hoàn trả
của các ĐTNT kinh doanh xuất, nhập khẩu;
- Hàng tháng, Tổng cục Hải quan cung
cấp cho Tổng cục Thuế tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước và theo từng địa
phương; kim ngạch xuất nhập khẩu và giá nhập khẩu của các mặt hàng trọng Điểm;
- Các thông tin khác phục vụ cho công
tác quản lý thu thuế của cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan.
2.3- Thông tin cung cấp cho hệ thống
Kho bạc Nhà nước
- Hàng ngày, cơ quan Hải quan cung cấp
dữ liệu về số thuế phải nộp của từng ĐTNT, chi tiết theo từng tờ khai hải quan
cho Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp phối hợp thu ngân sách.
- Các dữ liệu gồm: mã số thuế; số tờ
khai hải quan; chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục; số tiền phải nộp chi tiết
theo từng loại thuế.
3- Hệ thống Kho bạc Nhà nước
3.1- Thông tin sử dụng chung
Hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách
nhiệm cập nhật và cung cấp các thông tin để sử dụng thống nhất trong ba hệ thống,
bao gồm:
- Cập nhật danh Mục cơ quan Kho bạc
Nhà nước vào “Danh Mục hệ thống dùng chung trong ngành Tài chính”.
- Danh Mục Điểm thu cố định của Kho bạc
Nhà nước.
3.2- Thông tin cung cấp cho hệ thống
Thuế hoặc Hải quan
3.2.1- Số thuế đã nộp của ĐTNT:
- Hàng ngày, vào cuối ngày hoặc đầu
ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước huyện, tỉnh tổng hợp dữ liệu thu ngân
sách Nhà nước trên địa bàn; lập sổ chi tiết thu ngân sách Nhà nước kèm theo chứng
từ thu ngân sách (phân loại theo cơ quan thu), gửi cho cơ quan Thuế và Hải quan
trực tiếp phối hợp thu ngân sách.
- Định kỳ hàng tháng, năm, Kho bạc
Nhà nước tổng hợp số thu và lập báo cáo thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (gồm
báo cáo nhanh và báo cáo chính thức, phân theo cơ quan thu) gửi cơ quan Thuế, Hải
quan trực tiếp phối hợp thu ngân sách.
- Thời gian báo cáo: báo cáo tháng được
gửi chậm nhất vào ngày 3 tháng sau (đối với báo cáo nhanh) và ngày 10 tháng sau
(đối với báo cáo chính thức), báo cáo năm được gửi chậm nhất vào ngày 31 tháng
01 năm sau. Sổ chi tiết hoặc báo cáo thu ngân sách Nhà nước được gửi theo hình
thức truyền dữ liệu qua mạng hoặc thiết bị lưu trữ.
3.2.2- Số thuế đã hoàn trả cho ĐTNT:
Hàng ngày, Kho bạc Nhà nước cung cấp
dữ liệu về số thuế đã hoàn trả trực tiếp cho ĐTNT qua Kho bạc Nhà nước cho cơ
quan Thuế (đối với các Khoản thuế nội địa) và cơ quan Hải quan (đối với các Khoản
thuế xuất nhập khẩu), theo từng quyết định và chứng từ hoàn thuế.
4- Hình thức trao đổi thông tin
4.1- Trao đổi thông tin qua hệ thống
mạng máy tính
- Thông tin của mỗi ngành thực hiện
theo hệ thống dọc từ trung ương đến cấp huyện, đảm bảo thông tin thông suốt, kịp
thời.
- Thông tin trao đổi qua mạng máy
tính giữa ba hệ thống được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
+ Tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: sử dụng trung tâm cơ sở dữ liệu tài chính tỉnh để truyền nhận thông
tin ngang giữa ba hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
+ Tại Trung ương: sử dụng trung tâm
trao đổi dữ liệu tài chính trung ương để truyền nhận thông tin giữa Tổng cục
Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước.
- Cấu trúc dữ liệu, quy trình cập nhật,
trao đổi, khai thác, sử dụng và bảo mật thông tin sẽ được quy định cụ thể khi
thực hiện kết nối thông tin qua mạng máy tính giữa ba hệ thống.
4.2- Các hình thức khác:
- Trong khi chưa kết nối thông tin
qua mạng máy tính, tuỳ tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, ba hệ thống thực hiện
trao đổi thông tin theo một trong các hình thức sau:
+ Văn bản;
+ Trao đổi trực tiếp các thông tin cụ
thể;
+ Trao đổi dữ liệu dạng điện tử qua
thiết bị lưu trữ (đĩa mềm; USB Disk;...).
- Trách nhiệm của các cấp trong việc
cung cấp thông tin bằng hình thức văn bản:
+ Tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: Cục thuế, Cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước gửi công văn đề nghị cơ
quan liên quan cung cấp thông tin thuộc phạm vi quản lý của cấp mình; thực hiện
việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa các ngành yêu cầu của cơ quan đề nghị.
+ Cấp trung ương: Tổng cục Thuế, Tổng
cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước gửi công văn đề nghị cung cấp thông tin, đồng
thời chỉ đạo bộ phận có liên quan tại cơ quan Trung ương tổng hợp, kiểm tra các
thông tin do các đơn vị cấp dưới của mỗi ngành cung cấp cho nhau và trực tiếp
thông báo, trao đổi các thông tin giữa ba cơ quan ở cấp trung ương.
- Thời hạn cung cấp thông tin: tối đa
trong năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin,
ngành được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp. Trong trường hợp cần phải có thêm
thời gian để tập hợp đủ hồ sơ, tài liệu thì các ngành trao đổi để thống nhất về
thời gian cung cấp.
II- PHỐI HỢP TỔ CHỨC
THU NGÂN SÁCH
1- Hệ thống Thuế
1.1- Lập dự toán thu
- Dự toán quý: hàng quý, chậm nhất
vào ngày 25 tháng cuối quý trước, Cục thuế và Chi cục thuế (nơi trực tiếp quản
lý ĐTNT) lập dự toán thu thuộc phạm quản lý, chi tiết theo từng địa bàn, loại
hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh..., phân loại theo hình thức nộp trực tiếp vào
Kho bạc Nhà nước và nộp tại cơ quan Thế, gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp để phối
hợp tổ chức thu ngân sách.
- Kế hoạch tháng: hàng tháng, chậm nhất
vào ngày 25 tháng trước, cơ quan Thuế lập kế hoạch thu thuộc phạm vi quản lý,
chi tiết theo từng địa bàn (quận, huyện, phường, xã) loại hình doanh nghiệp, hộ
kinh doanh..., thời hạn nộp đối với các trường hợp nộp trực tiếp qua Kho bạc
Nhà nước và nộp qua cơ quan Thuế để phối hợp tổ chức thu các Điểm thu ngân
sách.
1.2- Tổ chức thu nộp
- Xác định số thuế phải nộp ngân sách
Nhà nước chi tiết theo các yếu tố: tên người nộp, mã số thuế, số thuế phát sinh
phải nộp trong kỳ, số nợ thuế của kỳ trước, số tiền phạt (nếu có); tổng số thuế
phải nộp, hạn nộp, địa Điểm nộp (Điểm giao dịch, trụ sở Kho bạc hoặc cơ quan
thu) và mã Mục lục ngân sách (chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục) để gửi cho
Kho bạc Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác
của mã Mục lục ngân sách để Kho bạc Nhà nước làm căn cứ để hạch toán, kế toán
thu ngân sách Nhà nước.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước thống
nhất phân định đối tượng nộp trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước và đối tượng nộp tại
cơ quan Thuế; bố trí và thông báo lịch thu tại các Điểm thu hợp lý, tránh tập
trung quá lớn vào một số ngày trong tháng, gây khó khăn, kém hiệu quả trong
công tác tổ chức thu.
- Trực tiếp tổ chức thu các Khoản thu
theo nhiệm vụ được giao và nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước (nộp tại
trụ sở Kho bạc Nhà nước) theo quy định hiện hành.
1.3- Kiểm tra và đối chiếu số liệu
- Hàng ngày, căn cứ sổ chi tiết thu
ngân sách và các chứng từ nộp ngân sách do Kho bạc Nhà nước chuyển đến, cơ quan
Thuế thực hiện đối chiếu số liệu về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn với Kho
bạc Nhà nước đồng cấp, chi tiết theo chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước xử lý
đối với những chứng từ thu ngân sách Nhà nước có sai sót ngay trong ngày có
phát sinh hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
- Hàng tháng, căn cứ báo cáo thu ngân
sách do Kho bạc Nhà nước gửi đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
Kho bạc Nhà nước gửi báo cáo, cơ quan Thuế các cấp phải đối chiếu và xác nhận số
liệu với Kho bạc Nhà nước đồng cấp trên địa bàn về tổng thu ngân sách Nhà nước,
chi tiết theo chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục trong phạm vi quản lý. Đối với
báo cáo năm, thời hạn kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu là 30 ngày.
- Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu
nếu phát hiện có sai sót phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho các đơn vị
liên quan để thống nhất Điều chỉnh, đảm bảo số liệu các bên khớp đúng và kịp thời.
2- Hệ thống Hải quan
2.1- Lập dự toán thu
Hàng quý, chậm nhất vào ngày 25 tháng
cuối quý trước, Cục Hải quan lập dự toán thu ngân sách do ngành Hải quan quản
lý gửi Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp phối hợp thu ngân sách để tổ chức thu.
2.2- Tổ chức thu nộp
- Xác định số thuế phải nộp ngân sách
Nhà nước theo từng ĐTNT, chi tiết đến từng tờ khai hải quan, gửi Kho bạc Nhà nước
nơi trực tiếp phối hợp thu ngân sách.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác
của mã Mục lục ngân sách để Kho bạc Nhà nước làm căn cứ để hạch toán, kế toán
thu ngân sách Nhà nước.
- Trực tiếp tổ chức thu các Khoản thu
theo nhiệm vụ được giao và nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước (nộp tại
trụ sở Kho bạc Nhà nước) theo quy định hiện hành.
2.3- Kiểm tra và đối chiếu số liệu
- Hàng ngày, căn cứ sổ chi tiết thu
ngân sách và các chứng từ nộp ngân sách do Kho bạc Nhà nước chuyển đến, cơ quan
Hải quan thực hiện đối chiếu số liệu về thu ngân sách trên địa bàn với Kho bạc
Nhà nước nơi trực tiếp phối hợp thu ngân sách, chi tiết theo từng tờ khai,
chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước xử lý
đối với những chứng từ thu ngân sách Nhà nước có sai sót ngay trong ngày có
phát sinh hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
- Hàng tháng, căn cứ báo cáo thu ngân
sách do Kho bạc Nhà nước gửi đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
Kho bạc Nhà nước gửi báo cáo, cơ quan Hải quan phải đối chiếu và xác nhận số liệu
với Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp phối hợp về tổng thu ngân sách Nhà nước, chi
tiết theo chương, loại, Khoản, Mục, tiểu Mục trong phạm vi quản lý. Đối với báo
cáo năm, thời hạn kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu là 30 ngày.
- Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu
nếu phát hiện có sai sót phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho các đơn vị
liên quan để thống nhất Điều chỉnh, đảm bảo số liệu các bên khớp đúng và kịp thời.
3- Hệ thống Kho bạc Nhà nước
3.1- Tổ chức thu nộp
- Trên cơ sở dự toán thu ngân sách
Nhà nước hàng quý, tháng do cơ quan Thuế, Hải quan chuyển đến, Kho bạc Nhà nước
có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thu tổ chức các Điểm thu, lịch thu hợp lý;
bảo đảm an toàn tiền, tài sản của Nhà nước; tập trung đầy đủ, kịp thời các Khoản
thu của ngân sách Nhà nước theo đúng quy định.
- Trường hợp cần mở thêm Điểm thu,
Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Cục Thuế, Cục
Hải quan dự kiến việc bố trí Điểm thu phù hợp với Điều kiện, khả năng, báo cáo
Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan quyết định.
- Trường hợp phát hiện chứng từ thu
ngân sách Nhà nước có sai sót, Kho bạc Nhà nước thu và hạch toán vào tài Khoản
tạm thu chờ nộp ngân sách Nhà nước và thông báo để cơ quan Thuế, Hải quan xử lý
ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
3.2- Kiểm tra và đối chiếu số liệu
- Hàng ngày, Kho bạc Nhà nước chuyển
sổ chi tiết thu ngân sách (dưới dạng dữ liệu điện tử) và các chứng từ nộp ngân
sách cho cơ quan thu để thực hiện việc đỗi chiếu số liệu.
- Chậm nhất vào ngày 10 tháng sau (đối
với báo cáo tháng) và ngày 31/01 năm sau (đối với báo cáo năm) Kho bạc Nhà nước
gửi báo cáo thu ngân sách cho cơ quan thu trực tiếp phối hợp thu ngân sách để
thực hiện đối chiếu và xác nhận số liệu. Báo cáo thu phải chi tiết theo chương,
loại, Khoản, Mục, tiểu Mục và cơ quan thu.
- Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu
nếu phát hiện có sai sót phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho các cơ quan,
đơn vị liên quan để thống nhất Điều chỉnh, đảm bảo số liệu các bên khớp đúng và
kịp thời.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối
với báo cáo tháng), 30 ngày làm việc (đối với báo cáo năm) kể từ ngày Kho bạc
Nhà nước gửi báo cáo, nếu cơ quan thu không có ý kiến coi như số liệu của Kho bạc
Nhà nước đã được xác nhận,
III- HOÀN THUẾ VÀ
PHỐI HỢP THU NỢ THUẾ
1- Hệ thống Thuế và Hải quan
1.1- Cung cấp danh sách nợ thuế
của đối tượng nộp thuế
- Hệ thống Thuế: định kỳ, Cục Thuế
cung cấp danh sách nợ thuế nội địa của các đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu
cho Cục Hải quan trên địa bàn.
- Hệ thống Hải quan: định kỳ, Cục Hải
quan cung cấp danh sách nợ đọng thuế xuất nhập khẩu của các đối tượng kinh
doanh xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc cho Cục thuế trên địa bàn.
Cục Hải quan có trách nhiệm cung cấp
số hiệu tài Khoản nộp ngân sách của các Chi cục Hải quan trên địa bàn quản lý
cho các Cục Hải quan khác trên phạm vi toàn quốc để phối hợp thu nợ thuế.
1.2- Hoàn thuế nội địa kết hợp thu nợ
thuế xuất nhập khẩu.
Đối với trường hợp ĐTNT được hoàn thuế
nội địa (kể cả hoàn thuế GTGT), nhưng còn nợ các Khoản thuế từ kinh doanh xuất
nhập khẩu (XNK) do cơ quan Hải quan quản lý, việc phối hợp thu nợ thuế được thực
hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Cơ quan Thuế nhận hồ sơ đề
nghị hoàn trả thuế của ĐTNT, thực hiện kiểm tra hồ sơ, trường hợp đủ Điều kiện
hoàn thuế thì làm thủ tục hoàn trả thuế cho ĐTNT. Đồng thời đối chiếu với danh
sách nợ thuế do cơ quan Hải quan gửi đến, nếu ĐTNT còn nợ các Khoản thuế XNK, Cục
thuế thông báo cho Cục Hải quan trên địa bàn theo các nội dung: tên doanh nghiệp,
mã số thuế, số tài Khoản của đơn vị và số tiền thuế được hoàn trả để phối hợp
thu nợ.
- Bước 2: Khi nhận được thông báo về số
thuế nội địa được hoàn trả ĐTNT do Cục thuế gửi đến, cơ quan Hải quan có trách
nhiệm cùng với ĐTNT xác định số thuế thực nợ trong phạm vi toàn quốc đến thời
Điểm đó. Trường hợp ĐTNT vẫn còn nợ thuế XNK, Cục Hải quan lập một hoặc nhiều lệnh
thu ngân sách, chi tiết theo từng tờ khai và địa bàn nơi đối tượng nợ thuế, gửi
Cục thuế trên địa bàn để phối hợp thu nợ thuế.
Thời gian đối chiếu và lập lệnh thu
là 3 ngày làm việc.
Số tiền ghi trên lệnh thu không được
vượt quá số tiền được hoàn trả thuế và được giải quyết theo trình tự ưu tiên:
thu nợ trên địa bàn, các tờ khai có nợ thuế lớn.
- Bước 3: Khi nhận được lệnh thu ngân
sách của Cục Hải quan, Cục thuế thực hiện các công việc sau:
+ Trường hợp hoàn thuế GTGT: lập uỷ
nhiệm chi theo số tiền trên quyết định hoàn thuế; gửi quyết định hoàn thuế, uỷ
nhiệm chi và lệnh thu cho Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục hoàn trả thuế GTGt đồng
thời thu nợ thuế.
+ Trường hợp hoàn trả các Khoản thuế
nội địa khác: Cục thuế gửi lệnh thu cùng với hồ sơ hoàn trả thuế nội địa cho cơ
quan tài chính.
Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày Cục
thuế thông báo cho Cục Hải quan về số thuế nội địa được hoàn trả của ĐTNT mà
không nhận được lệnh thu ngân sách của Cục Hải quan, thì Cục thuế thực hiện thủ
tục hoàn trả thuế cho ĐTNT theo quy định hiện hành.
- Bước 4: Cơ quan tài chính nhận được
quyết định hoàn trả thuế nội địa và lệnh thu ngân sách (nếu có) do cơ quan Thuế
gửi đến, lập lệnh thoái thu ngân sách hoặc lệnh chi tiền để hoàn trả thuế; gửi
toàn bộ chứng từ hoàn thuế và lệnh thu ngân sách cho Kho bạc Nhà nước để làm thủ
tục hoàn thuế đồng thời với thu nợ thuế.
1.3. Hoàn trả thuế xuất nhập khẩu kết
hợp thu nợ thuế nội địa
Trường hợp ĐTNT được hoàn thuế xuất
nhập khẩu, nhưng còn nợ các Khoản thuế nội địa, việc phối hợp thu nợ thuế được
thực hiện theo các trình tự sau:
- Bước 1: Cơ quan Hải quan nhận hồ sơ
đề nghị hoàn trả thuế của ĐTNT, thực hiện kiểm tra hồ sơ, trường hợp đủ Điều kiện
hoàn thuế thì làm thủ tục hoàn trả thuế cho ĐTNT. Đồng thời đối chiếu với danh
sách nợ thuế do cơ quan Thuế gửi đến, nếu ĐTNT còn nợ các Khoản thuế nội địa, Cục
Hải quan thông báo cho Cục Thuế trên địa bàn theo các nội dung: tên doanh nghiệp,
mã số thuế, số tài Khoản của đơn vị và số tiền thuế được hoàn trả để phối hợp
thu nợ.
- Bước 2: Khi nhận được thông báo về
số thuế nội địa được hoàn trả ĐTNT do Cục thuế gửi đến, cơ quan Hải quan có
trách nhiệm cùng với ĐTNT xác định số thuế thực nợ đến thời Điểm đó. Trường hợp
ĐTNT vẫn còn nợ thuế, Cục Thuế lập lệnh thu ngân sách gửi Cục Hải quan trên địa
bàn để phối hợp thu nợ thuế. Thời gian đối chiếu và lập lệnh thu là 3 ngày làm
việc. Số tiền ghi trên lệnh thu không được vượt quá số tiền được hoàn trả thuế.
- Bước 3: Khi nhận được lệnh thu ngân
sách của Cục thuế, Cục Hải quan gửi lệnh thu cùng với hồ sơ hoàn trả thuế xuất
nhập khẩu cho cơ quan tài chính.
Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày Cục
Hải quan thông báo cho Cục Thuế về số thuế xuất nhập khẩu được hoàn trả của
ĐTNT mà không nhận được lệnh thu ngân sách của Cục Thuế, thì Cục Hải quan thực
hiện thủ tục hoàn trả thuế cho ĐTNT theo quy định hiện hành.
- Bước 4: Cơ quan tài chính nhận
được hồ sơ hoàn trả thuế xuất nhập khẩu và lệnh thu ngân sách (nếu có) do cơ
quan Hải quan gửi đến, lập lệnh thoái thu ngân sách hoặc lệnh chi tiền để hoàn
trả thuế; gửi toàn bộ chứng từ hoàn thuế và lệnh thu ngân sách cho Kho bạc Nhà
nước để làm thủ tục hoàn thuế đồng thời với thu nợ thuế.
1.4- Trường hợp hoàn thuế nội địa kết
hợp với thu nợ thuế nội địa hoặc hoàn thuế xuất nhập khẩu kết hợp với thu nợ
thuế xuất nhập khẩu, thì cơ quan thu thực hiện đối chiếu trong hệ thống và lập
hồ sơ hoàn thuế, lệnh thu theo các bước như hướng dẫn tại Điểm 1.2 và 1.3 nêu
trên.
2- Hệ thống Kho bạc Nhà nước
Việc hoàn thuế cho các ĐTNT không có
nợ thuế phải thu, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả theo quy định hiện hành.
Đối với các ĐTNT được hoàn thuế nhưng
vẫn còn nợ thuế, thủ tục hoàn thuế đồng thời với thu nợ thuế của Kho bạc Nhà nước
được thực hiện như sau:
- Hoàn thuế GTGT: căn cứ hồ sơ, chứng
từ hoàn thuế GTGT (gồm quyết định hoàn thuế GTGT, uỷ nhiệm chi, lệnh thu ngân
sách của cơ quan Thuế, Hải quan), Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ, hạch toán
chi hoàn thuế GTGT trên tài Khoản vãng lai, đồng thời làm thủ tục thu ngân sách
Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu ngân sách Nhà nước và gửi chứng từ
cho ĐTNT.
- Hoàn trả các Khoản thuế khác thuộc
niên độ ngân sách năm nay: khi nhận được lệnh thoái thu ngân sách Nhà nước của
cơ quan tài chính cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc
Nhà nước hạch toán giảm thu ngân sách đúng số tiền và Mục lục ngân sách ghi
trên lệnh thoái thu, đồng thời làm thủ tục thu ngân sách đúng nội dung ghi trên
lệnh thu.
- Trường hợp hoàn trả các Khoản thuế
đã thu và quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước, cơ quan tài chính hoàn trả
bằng lệnh chi tiền: căn cứ lệnh chi ngân sách của cơ quan tài chính và lệnh thu
ngân sách của cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách
theo đúng số tiền và Mục lục ngân sách ghi trên lệnh chi, đồng thời hạch toán
thu ngân sách theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu ngân sách của cơ quan Thuế,
Hải quan.
- Trường hợp Kho bạc Nhà nước thu
ngân sách ở địa bàn khác, Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế chuyển tiền nộp
ngân sách cho Kho bạc Nhà nước nơi thu nợ thuế bằng hình thức thanh toán liên
kho bạc.
- Trường hợp Khoản thuế được hoàn trả
lớn hơn Khoản nợ thuế phải thu thì Kho bạc Nhà nước chuyển số tiền còn phải
hoàn trả vào tài Khoản của đối tượng được hoàn trả.
- Việc luân chuyển chứng từ được thực
hiện theo quy định hiện hành đối với từng loại chứng từ.
- Hàng ngày và cuối tháng, Kho bạc
Nhà nước cung cấp dữ liệu về số thuế đã hoàn trả và số nợ thuế thực thu cho cơ
quan Thuế, Hải quan nơi trực tiếp phối hợp để rà soát, kiểm tra, đối chiếu.
IV- PHỐI HỢP THANH
TRA, KIỂM TRA TRONG PHÒNG, CHỐNG CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ THUẾ
1- Phối hợp gián tiếp
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát
hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như: trốn thuế, gian lận thuế, lừa
đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế... thì cơ quan thực hiện kiểm tra thông báo và đề
nghị các cơ quan liên quan cung cấp các thông tin cần thiết.
- Cơ quan được đề nghị có trách nhiệm
cung cấp, xác minh thông tin hoặc trao đổi nghiệp vụ có liên quan đến vụ, việc cụ
thể mà một trong ba ngành đang thực hiện thanh tra, kiểm tra.
2- Phối hợp trực tiếp
- Trường hợp cụ thể cần thiết có cán
bộ của 3 ngành cùng phối hợp tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra: ngành đề nghị
phối hợp có văn bản đề nghị và cung cấp thông tin cần thiết về đối tượng dự kiến
thanh tra, kiểm tra gửi ngành phối hợp. Khi nhận được đề nghị, tối đa sau 15
ngày kể từ ngày có đề nghị phối hợp, ngành phối hợp có trách nhiệm trả lời và cử
cán bộ có năng lực, trình độ nghiệp vụ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Các thành viên tham gia trong đoàn
thanh tra, kiểm tra liên ngành phải tuân thủ quy chế hoạt động của đoàn thanh
tra theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
- Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, thanh
tra:
+ Đoàn thanh tra, kiểm tra lập biên bản
theo quy định, đồng thời gửi 01 bản cho các ngành phối hợp để xử lý theo chức
năng, nhiệm vụ của từng ngành theo quy định.
+ Trường hợp có khiếu nại, ngành đề
nghị kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm chủ trì giải quyết khiếu nại.
- Kết thúc mỗi đợt kiểm tra, ngành đề
nghị phối hợp cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp công tác
tích cực, hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý của mỗi ngành.
- Trường hợp thanh tra, kiểm tra các
vụ việc vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, kho bạc có tính chất phức tạp, phạm
vi liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều địa phương mà việc phối hợp thanh tra,
kiểm tra vượt thẩm quyền của mỗi ngành thì báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết
định.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Ban Dự toán thu thuế - Tổng cục
Thuế, Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan và Ban Kế
hoạch Tổng hợp - Kho bạc Nhà nước chủ trì cùng các đơn vị có liên quan giúp
lãnh đạo ba ngành tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, tập hợp các vướng mắc
khi thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa ba ngành.
2- Ban Thanh tra - Tổng cục Thuế, Cục
Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan và Ban Kiểm tra kiểm soát - Kho bạc
Nhà nước tham mưu giúp lãnh đạo ba ngành thực hiện các quy định về phối hợp
thanh tra, kiểm tra trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
3- Trung tâm Tin học và Thống kê - Tổng
cục Thuế, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan và
Trung tâm Tin học và Thống kê - Kho bạc Nhà nước phối hợp với Cục Tin học và Thống
kê tài chính - Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan để thống nhất cấu trúc dữ
liệu, quy trình cập nhật, trao đổi, khai thác, sử dụng và bảo mật thông tin...
4- Định kỳ hàng quý thực hiện giao
ban giữa ba ngành tại cấp tỉnh, thành phố; hàng năm, tổ chức hội nghị cấp tổng
cục để đánh giá kết quả phối hợp, rút kinh nghiệm, giải quyết các vướng mắc, đồng
thời đề ra phương hướng phối hợp công tác. Việc chủ trì giao ban tại các cấp được
luân phiên theo tuần tự như sau: Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước.
5- Cục Thuế, Cục Hải quan và
Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện quy
chế và hướng dẫn tại công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc
cần kịp thời báo cáo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước xem
xét giải quyết./.
TỔNG
GIÁM ĐỐC
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Phạm Sỹ Danh
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Lê Mạnh Hùng
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC THUẾ
Nguyễn Văn Ninh
|