Công văn số 15350/BTC-CST của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phân loại một số mặt hàng nhập khẩu trong Danh mục biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo QĐ 39/2006/QĐ-BTC

Số hiệu 15350/BTC-CST
Ngày ban hành 06/12/2006
Ngày có hiệu lực 06/12/2006
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trương Chí Trung
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15350/BTC-CST
V/v: Hướng dẫn phân loại một số mặt hàng nhập khẩu trong Danh Mục biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo QĐ 39/2006/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2006 

 

Kính gửi

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngày 28/7/2006, Bộ Tài chính ký Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung tên, mã số, mức thuế suất của một số nhóm, mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành.

Để việc triển khai thực hiện Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/7/2006 được thuận lợi, tránh vướng mắc trong việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh Mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới như sau:

I. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI:

- Nguyên tắc phân loại hàng hóa theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/7/2006 thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Một mặt hàng sau khi phân loại phải có mã số đầy đủ là 10 chữ số và chỉ được xếp vào một mã số duy nhất theo Danh Mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

- Những hướng dẫn về sắp xếp lại mã số, sửa đổi tên của một số mặt hàng theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục được thực hiện.

II. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TRONG DANH MỤC BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI:

1. Palm stearin đông đặc – 1511.90.10.00

Mặt hàng Palm Stearin đông đặc phân loại vào mã số 1511.90.10.00 là loại Palm Stearin tinh, đã qua 3 công đoạn trung hòa, tẩy màu và khử mùi, được dùng làm nguyên liệu để sản xuất Shortening, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

 

- FFA tính theo Palmitic

Tối đa 0,2%

- Độ ẩm và tạp chất (M&I)

Tối đa 0,15%

- Chỉ số Iốt (phân tích theo WIJS)

Tối đa 48

- Chỉ số axit (t

heo TCVN 6048:1995)

<0,6

- Chỉ số peroxxit (theo TCVN 6048:1995)

< 10 mili đương lượng peroxxit/kg dầu

- Điểm nóng chảy (phân tích theo AOCS)

Tối thiểu 44 độ C

- Màu sắc (5,25 Lovibon cell)

Đỏ tối đa là 3

2. Lân tự nhiên phản ứng mạnh – 2510.10.90.10

Mặt hàng Lân tự nhiên phản ứng mạnh (phốtpho non phản ứng mạnh) phân loại vào mã số 2510.10.90.10 là một loại phốt phát can xi tự nhiên có thành phần P2O5 ở dạng Ca3(PO4)2 hữu hiệu (tan trong acid citric 2% và acid formic 2% theo TCVN 5815-1994).

Những đặc trưng chính để phân biệt sự khác nhau giữa phân khoáng phosphat non phản ứng mạnh với quặng apatit:

- Phân biệt cảm quan:

+ Lân tự nhiên phản ứng mạnh dạng bột nhám như cát, có màu vàng nhạt, dễ phủi sạch, hạt to nhỏ không đều. Khi trộn chung với dung dịch axit uric sản phẩm lập tức tạo phản ứng, khô tự nhiên sau 24 giờ.

+ Apatit có màu ca cao đậm dạng bột mịn như bột thạch cao, và dính tay, khi trộn chung với dung dịch axit uric thì tạo ra một chất sệt như bùn nhão.

- Tiêu chí kỹ thuật

Thành phần %

Apatit Việt Nam

Phosphat non phản ứng mạnh

 

Loại 1

Loại 2

 

P2O5 tổng số

32-34

22-24

32.0

P2O5 tan trong acid citric 2%

4.3

1.2

18.6 - 26.0

P2O5 tan trong acid formic 2%

9.5

3.7

45.0 - 71.7

CaO

45-48

40-44

52.2

Al2O3

1.5-2

1.8-2

0.1

Fe2O3

1.5-2

1.8-2

0.12

MgO

0.3-0.4

3-4

0.3

3. Chất xử lý bề mặt dùng trong sản xuất vải tráng, vải giả da – 3208.20.90.10 và 3208.90.90.10

Mặt hàng chất xử lý bề mặt dùng trong sản xuất vải tráng, vải giả da phân loại vào mã số 3208.20.90.10 và 3208.90.90.10 đáp ứng một số chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

Thành phần chính

Hàm lượng (%)

Nhựa thông dụng:

- Polyvinychlorit (PVC)

- Polyurethan (PU)

- Polyamit (PAD)

- Polyacrylic

- Polytetrafluoroethylen

- Polyvinylacetat

- Polyethylen, Polypropylen

- Pelyriloxan

10 - 30

Dung môi

Toluen, Metyl Etyl Keton, Dimetyl Focmanide

70 – 89

Phụ gia (SiO2)

1 - 5

Cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan xuất trình các tài liệu chứng minh mặt hàng này được sử dụng để sản xuất vải giả da và vải tráng nhựa tại thời Điểm làm thủ tục hải quan và sau đó nếu cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất xem mặt hàng này có được sử dụng đúng như Mục đích đã khai báo không.

4. Chất kết dính Ca2LS dùng trong sản xuất gạch chịu lửa – 3506.90.00.10

Chất kết dính Ca2LS Lignosulphonat Canxi (Calcium Lignosulfonate) dùng trong sản xuất gạch chịu lửa phân loại vào mã số 3506.90.00.10 là một pholime thiên nhiên được sử dụng với vai trò chất kết dính hữu cơ dùng trong sản xuất gạch chịu lửa có thành phần cấu tạo như sau:

Calcium Lignosulfonate

Sulphite sulphur Khoảng 2,3%

[...]