Công văn 1516/TCGDNN-KHTC năm 2023 giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành

Số hiệu 1516/TCGDNN-KHTC
Ngày ban hành 31/07/2023
Ngày có hiệu lực 31/07/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Người ký Trương Anh Dũng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1516/TCGDNN-KHTC
V/v giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2023

 

Kính gửi: ...................................................................................

Trong thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã nhận được phản ánh, kiến nghị của một số địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã trả lời kiến nghị của các địa phương.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

Đồng thời, để thống nhất cách hiểu và thực hiện trong cả nước, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi nội dung trả lời tới Quý Cơ quan, đơn vị để nghiên cứu, triển khai thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Lê Văn Thanh;
- Thứ trưởng Lê Tấn Dũng;
- Các bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
NN&PTNT, Ủy ban Dân tộc (để phối hợp);
- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo;
- Lưu: VT, KHTC.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trương Anh Dũng

 

PHỤ LỤC

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Công văn số 1516/TCGDNN-KHTC ngày 31 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)

1. Kiến nghị số 01 (tại các Công văn số 873/LĐTBXH-LĐVL&DN ngày 24/4/2023 và số 877/LĐTBXH-LĐVL&DN ngày 24/4/2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn)

Câu hỏi

- Cách xác định đối tượng lao động qua đào tạo không có bằng cấp, chứng chỉ:

+ Người lao động làm nông, lâm nghiệp từ 03 năm trở lên (chăn nuôi, trồng trọt) ở địa phương có được xác định là người lao động qua đào tạo không?

+ Việc xác định người lao động có “kỹ năng, tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật cùng nghề có bằng/chứng chỉ” được thực hiện như thế nào và căn cứ theo các văn bản nào?

- Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp, đề xuất với Bộ Tài chính trong quá trình sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2022/TT-BTC và Thông tư số 15/2022/TT-BTC về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các CTMTQG bổ sung đối tượng thụ hưởng là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (trong tất cả các nội dung liên quan đến phát triển giáo dục nghề nghiệp).

Trả lời

* Việc hướng dẫn chỉ tiêu “Tỷ lệ lao động qua đào tạo” tại Quyết định số 757/QĐ-LĐTBXH ngày 18/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện dựa trên quy định về khái niệm “Người lao động qua đào tạo” tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Theo đó:

- Tại mục 1 điểm 0203 Phụ lục của Nghị định số 97/2016/NĐ-CP quy định:

“1. Khái niệm, phương pháp tính

Người lao động đã qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:

a) Người đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 03 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

b) Hoặc người chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề, tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng/chứng chỉ cùng nghề và thực tế đã từng làm công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên (hay còn gọi là công nhân kỹ thuật không bằng/chứng chỉ).

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) =

Số lao động qua đào tạo

x 100

Lực lượng lao động

- Tại mục 5 điểm 0203 Phụ lục của Nghị định 97/2016/NĐ-CP quy định: “Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.”

Do vậy, đề nghị Quý Sở liên hệ với Tổng cục Thống kê hoặc Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn để được hướng dẫn việc xác định và cách tính người lao động có “kỹ năng, tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật cùng nghề có bằng/chứng chỉ”.

* Về bổ sung đối tượng thụ hưởng là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

[...]