Công văn 1510/TCT-CS sử dụng hóa đơn, biên lai thu phí sử dụng đường bộ qua thiết bị thu phí không dừng do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 1510/TCT-CS
Ngày ban hành 08/05/2012
Ngày có hiệu lực 08/05/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Cao Anh Tuấn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Giao thông - Vận tải

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1510/TCT-CS
V/v: Sử dụng hóa đơn, biên lai thu phí sử dụng đường bộ qua thiết bị thu phí không dừng.

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2012

 

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2163 CT-TT&HT ngày 28/11/2011 của Cục thuế tỉnh Hà Nam; Công văn số 9567/CV-NHCT32 ngày 15/12/2011 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đề nghị hướng dẫn xuất hóa đơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí cầu đường không dừng, thanh toán qua ngân hàng cho Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về vấn đề này, Tổng cục thuế có ý kiến như sau:

- Tại điểm 3.3, mục I, Phần III, Thông tư số 90/2004//TT-BTC ngày 7/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ quy định:

“a) Vé “Phí đường bộ” đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn Nhà nước vay thu phí hoàn vốn quy định tại mục I, mục II phần II Thông tư này được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu tiền phí, lệ phí của Bộ Tài chính quy định. Tổ chức, cá nhân có vé “Phí đường bộ” (trừ vé “phí đường bộ toàn quốc”) được hạch toán số tiền phí đường bộ (in trên vé) vào chi phí kinh doanh (đối với đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ) hoặc vào chi phí hành chính sự nghiệp.

b) Vé “Cước đường bộ” đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh quy định tại mục III, mục IV phần II Thông tư này được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý hóa đơn chứng từ của Bộ Tài chính quy định. Tổ chức, cá nhân có vé “Cước đường bộ” được hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc chi phí hành chính sự nghiệp như đối với vé “Phí đường bộ” nêu trên. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hạch toán vào chi phí kinh doanh phần phí đường bộ phải nộp chưa có thuế giá trị gia tăng và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được hạch toán vào chi phí kinh doanh toàn bộ số tiền phí đường bộ phải nộp bao gồm cả tiền thuế giá trị gia tăng.

c) Các trạm thu phí đường bộ thực hiện:

- Thanh toán vé và số tiền phí thu được theo từng ca, kíp trong ngày, phân định chế độ trách nhiệm cá nhân của từng ca kíp theo nguyên tắc người làm mất vé phải bồi thường tiền phí theo mức thu phí đường bộ tương ứng ghi trên từng loại vé, người kiểm soát vé cho xe không có vé hoặc vé không đúng quy định qua trạm thu phí thì phải bồi thường tiền phí theo quy định; Ngoài ra còn bị phạt tương ứng với mức độ và hành vi vi phạm.

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải thực hiện đối chiếu, quyết toán vé, kèm theo quyết toán số thu, số nộp ngân sách với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.”

- Tại Điều 19 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định:

“Điều 19. Ủy nhiệm lập hóa đơn

1. Tổ chức, cá nhân có ủy nhiệm bán hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác, được ủy nhiệm việc lập hóa đơn cho tổ chức, cá nhân nhận ủy nhiệm khi bán hàng hóa, dịch vụ.

2. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn cho người mua hoặc bên thứ ba thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn phải được thể hiện bằng văn bản giữa người ủy nhiệm và người nhận ủy nhiệm.

4. Tổ chức, cá nhân ủy nhiệm lập hóa đơn chịu trách nhiệm về việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.”

- Tại Điều 15 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định:

“1. Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn (trường hợp hóa đơn tự in được in từ thiết bị của bên được ủy nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm). Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.

2. Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (hình thức hóa đơn, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và số lượng hóa đơn (từ số … đến số…)); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt hóa đơn ủy nhiệm (nếu là hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử); phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.

3. Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm. Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.

4. Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết.

5. Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm lập hóa đơn, hai bên phải xác định bằng văn bản và bên được ủy nhiệm phải tháo gỡ ngay các thông báo đã niêm yết tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ.

6. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hóa đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hóa đơn hàng quý theo hướng dẫn tại Thông tư này”.

- Tại Điều 32 Luật Ngân sách nhà nước quy định:

“Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:

1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%;

N) Các khoản phí, lệ phí thu từ các hành động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) cung cấp dịch vụ thu phí tự động không cần dừng đối với khách hàng đi qua trạm thu phí, Ngân hàng trích khoản thu phí đường bộ đã thu của khách hàng nộp trả cho trạm thu phí, sau đó trạm thu phí nộp vào Ngân sách địa phương tại kho bạc địa phương nơi đặt trạm thu phí tự động không cần dừng tương ứng với số phí thu được của trạm đó, cuối tháng căn cứ vào số tiền phí đường bộ thu của khách hàng, ngân hàng lập bảng kê các lần thu phí hoặc cước đường bộ trong tháng của từng khách hàng, đồng thời;

- Đối với Cước đường bộ (hóa đơn đặc thù), nếu Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam nhận ủy nhiệm tạo và phát hành hóa đơn theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính thì Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) lập hóa đơn thay cho đơn vị thu phí để giao cho khách hàng. Hóa đơn của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) là chứng từ hợp lệ để hạch toán vào chi phí kinh doanh và khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định.

- Đối với việc ủy nhiệm tạo và phát hành biên lai thu phí đường bộ: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) được tạo và phát hành biên lai thu phí đường bộ theo mẫu số 01-05/BLP và mẫu 02-05/BGP ban hành kèm theo quyết định số 85/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay cho cơ quan thu phí. Biên lai thu phí của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) là chứng từ thu phí hợp lệ để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí hành chính sự nghiệp.

[...]