NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số: 1459 /NHNN-KTTC
V/v: sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ một số TK
trong Hệ thống TKKT QTDCS
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2008
|
Kính
gửi:
|
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh
tỉnh, thành phố
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
|
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP
ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 62/2006/TT-BTC này 29/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản kế toán trong Hệ thống tài khoản
kế toán TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và
các Quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân
hàng của Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ một số
tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDCS)
(ban hành kèm theo Công văn số 1179/CV-KTTC2 ngày 19/8/2004 của NHNN và các
công văn sửa đổi, bổ sung), cụ thể:
I. Huỷ bỏ một tài khoản
trong hệ thống tài khoản kế toán QTDCS:
Tài khoản 312-Giá trị công cụ
lao động đang dùng đã ghi vào chi phí.
II. Sửa đổi, bổ sung một
số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán QTDCS :
1. Sửa đổi nội dung hạch toán
trên các tài khoản cho vay theo dõi chi tiết 05 nhóm nợ (TK 21, TK 22, TK 25)
trong Hệ thống tài khoản kế toán QTDCS như sau:
1.1. Đối với các tài khoản “Nợ đủ
tiêu chuẩn”:
Các Tài khoản này dùng để hạch
toán số tiền đồng Việt Nam QTDCS cho các tổ chức, cá nhân vay và được QTDCS
phân loại vào nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) theo quy định hiện hành về phân loại nợ.
Bên Nợ ghi:
- Số tiền cho các tổ chức, cá nhân vay.
- Số tiền chuyển từ tài khoản nợ thích hợp khác sang theo
quy định hiện hành về phân loại nợ.
Bên Có ghi:
- Số tiền thu nợ từ các tổ chức, cá nhân.
- Số tiền chuyển sang tài khoản
nợ thích hợp khác theo quy định hiện hành về phân loại nợ.
- Số tiền QTDCS chuyển sang theo
dõi trên tài khoản ngoại bảng.
Số dư Nợ:
- Phản ánh nợ vay của các tổ chức,
cá nhân được phân loại vào nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) theo quy định hiện hành về
phân loại nợ.
Hạch toán chi tiết :
- Mở tài khoản chi tiết theo từng
tổ chức, cá nhân vay tiền.
1.2. Đối với các tài khoản “Nợ cần
chú ý”:
Các Tài khoản này dùng để hạch
toán số tiền đồng Việt Nam QTDCS cho các tổ chức, cá nhân vay và được QTDCS
phân loại vào nhóm 2 (Nợ cần chú ý) theo quy định hiện hành về phân loại nợ.
Nội dung hạch toán các tài khoản
này tương tự như nội dung hạch toán các tài khoản “Nợ đủ tiêu chuẩn”.
1.3. Đối với các tài khoản “Nợ
dưới tiêu chuẩn”:
Các Tài khoản này dùng để hạch
toán số tiền đồng Việt Nam QTDCS cho các tổ chức, cá nhân vay và được QTDCS
phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) theo quy định hiện hành về phân loại
nợ.
Nội dung hạch toán các tài khoản
này tương tự như nội dung hạch toán các tài khoản “Nợ đủ tiêu chuẩn”.
1.4. Đối với các tài khoản “Nợ
nghi ngờ”:
Các Tài khoản này dùng để hạch
toán số tiền đồng Việt Nam QTDCS cho các tổ chức, cá nhân vay và được QTDCS
phân loại vào nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) theo quy định hiện hành về phân loại nợ.
Nội dung hạch toán các tài khoản
này tương tự như nội dung hạch toán các tài khoản “Nợ đủ tiêu chuẩn”.
1.5. Đối với các tài khoản “Nợ
có khả năng mất vốn”:
Các Tài khoản này dùng để hạch
toán số tiền đồng Việt Nam QTDCS cho các tổ chức, cá nhân vay và được QTDCS
phân loại vào nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) theo quy định hiện hành về phân
loại nợ.
Nội dung hạch toán các tài khoản
này tương tự như nội dung hạch toán các tài khoản “Nợ đủ tiêu chuẩn”.
2. Sửa đổi tên, nội dung hạch
toán trên một số tài khoản quy định tại Mục II trong Hệ thống tài khoản kế toán
QTDCS, như sau:
2.1. Sửa đổi tài khoản 311-Công
cụ lao động đang dùng:
“Tài khoản 311-Công cụ, dụng
cụ
Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của
QTDCS.
Hạch toán tài khoản này phải
thực hiện theo một số quy định sau:
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho
công cụ, dụng cụ phải phản ánh theo giá trị thực tế.
- Ngoài sổ tài khoản kế toán chi
tiết hạch toán theo giá trị của công cụ, dụng cụ, kế toán phải mở sổ chi tiết
công cụ, dụng cụ để ghi chép, theo dõi số lượng, giá trị của từng loại công cụ,
dụng cụ.
Thủ kho phải mở thẻ kho để ghi
chép, theo dõi số lượng của từng loại công cụ, dụng cụ phù hợp với việc mở sổ của
kế toán.
- Đối với các công cụ, dụng cụ
có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động kinh doanh phải phân bổ một lần 100%
giá trị vào chi phí.
- Đối với các công cụ, dụng cụ
xuất dùng một lần có giá trị lớn và được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán thì giá
trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được hạch toán vào tài khoản “Chi phí chờ phân bổ”
và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán.
Bên Nợ ghi:
- Giá trị công cụ, dụng cụ nhập kho.
Bên Có ghi:
- Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho.
Số dư Nợ:
- Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ
tồn kho.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo từng
nhóm hoặc từng loại công cụ, dụng cụ.”
2.2. Sửa đổi nội dung hạch toán
tài khoản 383-Uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam:
“Tài khoản 383-Ủy thác đầu
tư, cho vay bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ánh số
tiền đồng Việt Nam QTDCS chuyển cho các tổ chức nhận uỷ thác đầu tư, cho vay với
mức tiền đã thoả thuận theo hợp đồng uỷ thác đầu tư, cho vay đã ký kết giữa hai
bên.
Bên Nợ ghi:
- Số tiền chuyển cho tổ chức nhận uỷ thác đầu
tư, cho vay.
Bên Có ghi:
- Số tiền tổ chức nhận uỷ thác đầu tư, cho vay
thanh toán theo hợp đồng.
Số dư Nợ:
- Phản ánh số tiền chuyển cho tổ chức
nhận uỷ thác nhưng chưa thực hiện nghiệp vụ uỷ thác đầu tư, cho vay.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo từng
tổ chức nhận uỷ thác, từng loại uỷ thác đầu tư, cho vay.”
III. Bổ sung nội dung vào
điểm 4, mục i- những quy định chung
“Ngoài ra, các QTDCS được mở
thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết”.
IV. Phương pháp xử lý số
liệu tại thời điểm chuyển đổi nội dung hạch toán trên tài khoản 311, tài khoản
312:
1. QTDCS thực hiện kiểm kê đối
chiếu khớp đúng với sổ chi tiết theo dõi công cụ, dụng cụ đang dùng, khớp đúng
với số dư tài khoản 311, tài khoản 312 kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán
tất toán tài khoản 311, tài khoản 312:
Nợ TK
312 - Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi
vào chi phí
Có TK 311
- Công cụ lao động đang dùng.
2. QTDCS thực hiện kiểm tra, rà
soát công cụ, dụng cụ chưa xuất dùng, còn trong kho, đối chiếu với giá
trị công cụ, dụng cụ đang theo dõi trên tài khoản 313 - Vật liệu, thực hiện lập
phiếu hạch toán :
Nợ TK 311
- Công cụ, dụng cụ
Có TK 313
- Vật liệu.
V. Phương pháp hạch toán
kế toán, theo dõi công cụ, dụng cụ
1. QTDCS phải có quy định cụ thể
quy trình quản lý, sử dụng và thanh lý công cụ, dụng cụ nhằm đảm bảo sử dụng hiệu
quả, an toàn tài sản; mức giá trị công cụ, dụng cụ khi xuất dùng phân bổ một lần
100% giá trị vào chi phí; mức giá trị công cụ, dụng cụ khi xuất dùng phân bổ dần
vào chi phí và thời gian phân bổ phù hợp với thời gian sử dụng dự tính đối với
từng loại công cụ, dụng cụ.
2. Đối với giá trị công cụ, dụng
cụ đã xuất dùng cho hoạt động kinh doanh, kế toán QTDCS không theo dõi
trên tài khoản 311, mà phải mở sổ chi tiết để ghi chép, theo dõi về hiện vật và
giá trị theo từng nơi sử dụng, người chịu trách nhiệm vật chất và tuỳ theo yêu
cầu quản lý cụ thể của QTDCS. Định kỳ, vào cuối mỗi năm tài chính, QTDCS tổ chức
kiểm kê, đối chiếu với sổ chi tiết đã mở, trường hợp phát hiện thừa, thiếu công
cụ, dụng cụ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
3. Hạch toán kế toán một số nghiệp
vụ chủ yếu:
3.1. Khi QTDCS mua công cụ, dụng
cụ: căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
+ Trường hợp QTDCS nhập kho công
cụ, dụng cụ:
Nợ TK 311
- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK
3532 - Thuế giá trị gia tăng đầu vào (nếu
có)
Có TK liên quan (tiền mặt …)
+ Trường hợp QTDCS đưa công cụ,
dụng cụ vào sử dụng ngay:
Nợ TK 874
- Mua sắm công cụ lao động
HoặcNợ TK 388 - Chi phí chờ phân
bổ
Nợ TK
3532 - Thuế giá trị gia tăng đầu vào (nếu
có)
Có TK liên quan (tiền mặt, …)
* Lưu ý: Việc xác định và
hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theo quy định hiện hành.
3.2. Xuất kho công cụ, dụng cụ
đem sử dụng:
- Nếu công cụ, dụng cụ có giá trị
nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động kinh doanh, phân bổ một lần 100% giá trị vào
chi phí:
Nợ TK 874
- Mua sắm công cụ lao động
Có TK 311
- Công cụ, dụng cụ.
- Nếu giá trị công cụ, dụng cụ
xuất dùng lớn, kế toán hạch toán vào chí phí chờ phân bổ và định kỳ phân bổ dần
vào chi phí trong suốt quá trình sử dụng:
+ Khi xuất kho công cụ, dụng cụ,
ghi:
Nợ TK 388
- Chi phí chờ phân bổ
Có TK 311
- Công cụ, dụng cụ.
+ Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng
cụ xuất dùng cho từng kỳ kế toán, ghi
Nợ TK 874
- Mua sắm công cụ lao động
Có TK 388
- Chi phí chờ phân bổ
3.3. Khi thanh lý công cụ, dụng
cụ: Căn cứ vào biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ và các chứng từ có liên quan,
Kế toán ghi xuất sổ theo dõi công cụ, dụng cụ. Trường hợp thanh lý công cụ, dụng
cụ có phát sinh các khoản thu, chi từ thanh lý công cụ, dụng cụ, Kế toán ghi:
- Đối với các khoản thu:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt…)
Có TK 79109 -
thu khác
- Đối với các khoản chi:
Nợ TK
89109 - Chi khác
Có TK thích hợp (tiền mặt…)
VI. Giám đốc NHNN Chi
nhánh tỉnh thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc QTDCS chịu trách nhiệm
chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại Công văn này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Kế toán-
Tài chính) để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận:
- Như đề gửi;
(NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố sao gửi, chỉ đạo các QTDCS trên địa bàn);
- PTĐ Đặng Thanh Bình để báo cáo
- PTĐ Trần Minh Tuấn
- Vụ Các TCTD Hợp tác;
- Cục Công nghệ tin học NH; để phối hợp
-Thanh tra NHNN; thực hiện
- QTDND trung ương;
- Hiệp hội QTDND VN;
- Lưu VP, KTTC2.
|
TL.THỐNG
ĐỐC
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thanh Hương
|