Công văn 143/UBDT-CSDT năm 2016 báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 143/UBDT-CSDT
Ngày ban hành 24/02/2016
Ngày có hiệu lực 24/02/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Sơn Phước Hoan
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/UBDT-CSDT
V/v báo cáo kết quả thực hiện CSDT giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung CSDT giai đoạn 2016 - 2020.

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về kết quả rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 (tại Thông báo số 7146/VPCP-V.III ngày 10/9/2015 của Văn phòng Chính phủ) “Giao Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì phi hợp với y ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, cùng với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 20/7/2015, thực hiện tổng hợp chung kết quả rà soát chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan, phát hiện nội dung trùng lắp, chồng chéo, không phù hợp, không khả thi; trên cơ sở đó đề xuất khung hệ thống chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020; dự kiến phân công các Bộ, ngành xây dựng và trình ban hành các chương trình, dự án, chính sách cụ thể; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định”, Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp báo cáo của 18 Bộ ngành và 47 địa phương xây dựng Báo cáo tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 (gửi kèm theo báo cáo).

Ủy ban Dân tộc xin gửi Văn phòng Chính phủ xem xét, tổng hợp, trình Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho ý kiến đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phối hợp);
- Bộ trư
ng, Chủ nhiệm (để b/c);
- TT, PCN Đỗ Văn Chiến (để bi
ết);
- Các TT,
PCN (để biết);
- Website Ủy ban Dân tộc;
- Lưu: VT, CSDT (3 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Sơn Phước Hoan

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011-2015

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm gn 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,2% dân số cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái, có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Nhưng cũng là vùng nhạy cảm về an ninh chính trị; kinh tế - xã hội kém phát triển nhất của cả nước.

Đảng và Nhà nước luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng của cách mạng nước ta; đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với nguyên tắc cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển”; xác định rõ những vấn đề cần ưu tiên để đảm bảo phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Để thực hiện chủ trương này, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã được ban hành nhằm thu hẹp Khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền. Nội dung, hệ thống chính sách thực hiện khá toàn diện, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đối tượng, hệ thống chính sách bao phủ cả địa bàn, khu vực đến hộ gia đình và một số dân tộc cụ thể. Nguồn lực thực hiện chính sách đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường; giảm tỷ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Nhờ vậy, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có những thay đổi căn bản, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, cho đến nay vùng DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước. Tỷ lệ đói nghèo cao gấp nhiều lần mức bình quân chung, Khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng; trình độ dân trí thấp; văn hóa truyền thống của một số dân tộc bị mai một dần; có nơi tình trạng tội phạm và các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa ổn định xã hội. Các chính sách được ban hành nhiều, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, còn tản mạn, nhiều đầu mối quản lý. Phương thức hỗ trợ của một số chính sách còn chưa phù hợp. Nguồn lực thực hiện chính sách chưa đảm bảo thực hiện các Mục tiêu, cơ chế thực hiện tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng xu thế phát triển. Việc phối hợp tổ chức thực hiện có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các chính sách xây dựng và thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 còn mang tính nhiệm kỳ, nhiều chính sách kết thúc năm 2015; có chính sách chưa đạt Mục tiêu, nhu cầu còn lớn nhưng đã hết hiệu lực thực hiện. Quy trình xây dựng chính sách chủ yếu theo phương thức từ trên xuống, sự tham gia của người dân chưa nhiều.

Vì vậy, việc tổng kết, rà soát, đánh giá các chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách là cần thiết, để từ đó đề xuất hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp thực tế.

Phần thứ nhất

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

I. Tổ chức xây dựng hệ thống chính sách.

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 được xây dựng có tính chất toàn diện, bao phủ trên tất cả các lĩnh vực, các địa bàn vùng DTTS&MN. Theo Nghị định số 05/2001/NĐ-CP của Chính phủ, chính sách dân tộc được phân chia thành 13 nhóm; giai đoạn 2011-2015 đã được thchế bằng các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với 154 chính sách được thể hiện qua 243 văn bản (bao gồm 23 Nghị định, Quyết định sửa đổi - Phụ lục số 1 kèm theo).

Qua thống kê tổng hợp, Hệ thống chính sách giai đoạn 2011 - 2015 được phân chia thành 3 nhóm chính như sau:

- Nhóm chính sách theo dân tộc và chính sách mang tính đặc thù từng dân tộc và nhóm dân tộc (các chính sách theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg “Đề án “phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Chỉ thị số 501/CT-TTg về thực hiện một số chính sách đối với người Hoa, Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới; các chính sách được thể chế hóa trong các quyết định Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông, Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào Khmer, Thông tri số 03-TT/TW... của Ban Bí thư về công tác đối với đồng bào Chăm).

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, theo địa bàn (gồm 22 văn bản chỉ đạo chung và chính sách).

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực, theo ngành (gồm 129 văn bản chỉ đạo chung và chính sách). Nhóm chính sách này được phân thành 8 lĩnh vực về: hỗ trợ phát triển sản xuất; giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm; nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái; hỗ trợ tín dụng; phát triển giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền; y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe; củng cố hệ thống chính trị vùng DTTS&MN và phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.

So với giai đoạn 2006 - 2010, số lượng chính sách dân tộc, chính sách cho vùng DTTS&MN giai đoạn 2011-2015 nhiều hơn, tập trung hơn vào 3 khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Các vấn đề về bảo vệ môi trường, đào tạo nghề - phát triển cán bộ DTTS, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống chính sách thời gian qua đã có sự đổi mới, từng bước đáp ứng sự phát triển KT-XH tại vùng DTTS&MN, nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Các chính sách và văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách do Chính phủ ban hành gồm 58 Nghị định/Nghị quyết trong đó có các văn bản nổi bật như: Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc, Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/05/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020... Đây là những định hướng quan trọng tạo nền tảng cho việc thực thi công tác dân tộc cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn bức xúc của người dân và vùng DTTS &MN.

Các chính sách và văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm 209 quyết định và 04 chỉ thị (trong đó có 34 quyết định sửa đổi). Nổi bật là Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/09/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, 3 Quyết định về chiến lược công tác dân tộc (Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/03/2013), chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013) và các chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (Quyết định 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015) làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như thực hiện chính sách dân tộc.

Thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 100 văn bản, hướng dẫn thực hiện chính sách theo từng lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý. Các quy định này cùng với quy định của các Luật, Nghị định có liên quan đã tạo thành hệ thống chính sách đa chiều cùng với nhiều cơ chế, thủ tục, quy trình để thực hiện việc hỗ trợ cho hộ nghèo, vùng DTTS &MN và các địa bàn khó khăn. Qua thực hiện chính sách, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tập trung và lồng ghép nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc từ trung ương đến cơ sở.

Các tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành chính sách và văn bản triển khai thực hiện các chính sách hơn 240 văn bản. Tỉnh ít nhất ban hành 2 văn bản, tỉnh nhiều nhất ban hành 22 văn bản. Một số tỉnh ban hành đề án, kế hoạch, chương trình hành động chuyên đề thực hiện các chính sách dân tộc về giảm nghèo tại các xã, thôn ĐBKK của tỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển làng nghề và du lịch, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội chung của vùng.... Nhiều địa phương đã đưa chỉ tiêu về giảm nghèo vào nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, xây dựng giải pháp cụ thể và bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện chính sách.

II. Nguồn lực để thực hiện chính sách dân tộc.

Việc thực hiện chính sách dân tộc được xác định trên cơ sở đa dạng hóa nguồn lực, trong đó NSNN là chủ yếu. Ngân sách nhà nước tuy còn khó khăn nhưng cũng đã ưu tiên bố trí nguồn lực kết hợp với nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và địa phương để hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN. Trong 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã bố trí đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi, các chính sách dân tộc là 135.879,58 tỷ đồng (chiếm 12,8 % kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn[1]). Riêng kinh phí bố trí thực hiện các chương trình, chính sách do Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý là: 27.144,170 tỷ đồng (chiếm 2,55% kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn - Phụ lục s2: Kết quả thực hiện 9 chính sách do UBDT quản lý kèm theo)

Ngoài nguồn vốn phân bổ hàng năm, trong những năm gần đây Chính phủ quan tâm giành một phần nguồn lực từ nguồn vượt thu, tiết kiệm chi và cân đối NSTW để thực hiện các chính sách an sinh cho vùng DTTS&MN [2]; kêu gọi nhiều doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng phúc lợi trên địa bàn huyện nghèo 30a, xã, thôn đặc biệt khó khăn, xây nhà tình nghĩa, đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp, đơn vị bộ đội biên phòng, các binh đoàn...

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ