Công văn 13828/BTC-TCDN năm 2022 về báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích Báo cáo tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 13828/BTC-TCDN
Ngày ban hành 28/12/2022
Ngày có hiệu lực 28/12/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Cao Anh Tuấn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13828/BTC-TCDN
V/v báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích BCTC năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ tng hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước theo phân công tại điểm a khoản 3 Điều 101 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020; Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá số liệu của 26.013 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối có báo cáo tài chính (chiếm 91,8% trong 28.329 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối) trên phạm vi cả nước, Bộ Tài chính đã xây dựng Báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Báo cáo sử dụng các công cụ phân tích và ch số tài chính đ làm rõ thực trạng, biến động tài chính của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021 (đánh giá về tình hình biến động tài sn, nguồn vn, cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thu nộp ngân sách Nhà nước theo địa bàn đầu tư và ngành nghề kinh doanh,...), trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và hoàn thiện công tác qun lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (Báo cáo chi tiết và các Phụ lục được đính kèm).

Bộ Tài chính kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Hồ
Đức Phớc (đ b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- UBND các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị: TCT, TCHQ;
- Lưu: VT, Cục TCDN (
10b).

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2021 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo công văn số 13828/BTC-TCDN ngày 28/12/2022 của Bộ Tài chính)

I. TỔNG QUAN CHUNG

1. Mục tiêu của Báo cáo và nguồn dữ liệu xây dựng báo cáo

- Mục tiêu Báo cáo: Tổng hợp số liệu và đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình xuất nhập khẩu và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN) của doanh nghiệp có vn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó đề xuất các nội dung liên quan đến chính sách đối với các doanh nghiệp FDI.

- Nguồn d liệu xây dựng Báo cáo: Báo cáo được xây dựng trên cơ sở kết hợp d liệu của ngành thuế do Tng cục Thuế cung cấp và dữ liệu do các Sở Tài chính tng hợp BCTC năm 2021; dữ liệu tình hình xuất nhập khẩu do Tng cục Hải quan cung cấp.

- Phạm vi Báo cáo: Số lượng DN có vốn ĐTNN chi phối có d liệu BCTC đầy đủ để phân tích là 26.013 DN (chiếm 91,8% trong 28.329 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối), số liệu của năm 2020 dùng đ so sánh là s liệu thu thập từ 26.013 doanh nghiệp năm 2021.

2. Bối cảnh kinh tế năm 2021

Năm 2021, dịch bệnh Covid 19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng nhờ chiến lược tiêm chủng vắc-xin diện rộng các quốc gia và tác động tích cực của các gói kích thích kinh tế thế giới nên nền kinh tế toàn cầu đã có diễn biến tốt hơn năm 2020.

Nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đợt bùng phát dịch Covid 19 lần thứ 4 đã tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng hu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bc Giang, Bc Ninh..., nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn.

Đ tháo g khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, việc ứng phó với dịch bệnh đã chuyn hướng chiến lược từ “zero Covid 19 thành “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid - 19từ đầu quý IV/20211, đồng thời nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế được ban hành. Qua đó, nền kinh tế dần phục hồi, hầu hết các ngành, lĩnh vực trên đà tăng trưởng trở lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động dn ổn định trong trạng thái bình thường mới.

II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN NĂM 2021

Trong tác động chung của bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, tình hình tài chính của khối doanh nghiệp FDI vẫn có sự tăng trưng. Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản là 8.857.187 tỷ đồng (tăng 13,1% so với năm 2020), vốn chủ sở hữu là 3.640.866 tỷ đồng (tăng 10,9% so với năm 2020), trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2.549.558 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2020), lợi nhuận sau thuế chưa phân phi là 944.468 tỷ đồng (tăng 8,8% so với năm 2020).

Về tổng quan, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp FDI năm 2021 có sự tăng trưng. Doanh thu là 8.567.847 tỷ đồng (tăng 19,3% so với năm 2020), lợi nhuận sau thuế là 83.585 tỷ đồng (tăng 29,6% so với năm 2020). Theo đó, số nộp NSNN cũng có sự tăng trưởng, từ 164.339 tỷ đồng năm 2020 tăng thành 179.630 tỷ đồng năm 2021.

1. Tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn

1.1. Tình hình biến động về tài sản khối doanh nghiệp FDI

Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản đạt 8.857.187 tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2020, cụ thể như sau:

Xét theo địa phương, quy mô tổng tài sản lớn nhất trong năm 2021 tiếp tục tập trung tại 05 địa phương là: TP. Hồ Chí Minh là 1.739.622 tỷ đồng (chiếm 20%), Hà Nội là 916.846 tỷ đồng (chiếm 10%), Bắc Ninh là 718.916 tỷ đồng (chiếm 8%), Bình Dương là 687.674 tỷ đồng (chiếm 8%), Đồng Nai là 641.871 tỷ đồng (chiếm 7%). Tài sản của 05 địa phương này chiếm khoảng 53% tng số tài sản doanh nghiệp FDI trên cả nước, tập trung tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Về giá trị tăng trưng, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đu trong việc tăng quy mô tài sản (230.389 tỷ đồng), tiếp theo là Bc Giang (149.394 tỷ đồng), Hà Nội (94.102 tỷ đồng), Bình Dương (71.763 tỷ đồng), Hải Phòng (67.312 tỷ đồng). Giá trị tăng trưởng của 05 địa phương này chiếm 60% tổng giá trị tăng trưng của khối doanh nghiệp FDI. Về tốc độ tăng trưng, dẫn đầu là Điện Biên (200%), tiếp đến là Gia Lai (178%), Vĩnh Long (123%), Đắk Nông (77%), Bắc Giang (71%). Có th thấy rng, tốc độ tăng trưởng về giá trị tài sản cao nhất chủ yếu tập trung tại Trung du min núi phía Bc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy Điện Biên, Gia Lai, Đk Nông có tc độ tăng trưng cao nhất nhưng giá trị tăng trưng của 03 địa phương này còn ở mức thấp với giá trị lần lượt là: 10 tỷ đng, 5.206 tỷ đng, 5.425 tỷ đng.

Ngược lại, nhóm địa phương có giá trị tài sản giảm so với năm 2020 bao gồm: Bắc Ninh giảm 13.965 tỷ đồng (-1,9%), Bình Thuận giảm 744 tỷ đồng (-1,6%), Lào Cai giảm 111 tỷ đồng (-5,1%), Lạng Sơn giảm 45 tỷ đồng (-4,6%), Cao Bằng giảm 44 t đồng (-11,5%).

Xét theo lĩnh vực, doanh nghiệp FDI đã có mặt trong 19/21 lĩnh vực kinh tế theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam2. Trong đó, 05 lĩnh vực có giá trị tài sản lớn nhất, chiếm đến 91% tng tài sản khối doanh nghiệp FDI, bao gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo là 5.937.365 tỷ đng (67%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 859.784 tỷ đồng (10%); Hoạt động kinh doanh bt động sản là 583.617 tỷ đồng (6%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là 356.127 tỷ đng (4%); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ là 327.803 tỷ đng (4%).

[...]