Công văn 1307/GDĐT-MN năm 2020 về hướng dẫn nội dung tổ chức cho trẻ đi học trở lại tại các cơ sở giáo dục mầm non do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 1307/GDĐT-MN
Ngày ban hành 12/05/2020
Ngày có hiệu lực 12/05/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1307/GDĐT-MN
Về hướng dẫn một số nội dung tổ chức cho trẻ đi học tr lại tại các cơ sở giáo dục mầm non

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2020

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện;
- Hiệu trưởng trường mầm non trực thuộc.

Căn cứ công văn số 1268/BGDĐT-GDMN ngày 14 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học;

Căn cứ công văn số 1583/BGDĐT-GDTC ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong trường học;

Căn cứ Quyết định số 1371/QĐ-BCĐ ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ công văn số 1556/UBND-VX ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục ph thông, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố;

Căn cứ Quyết định số 1456/QĐ-BCĐ ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh một số tiêu chí của Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ công văn số 1710/UBND-VX ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ công văn 1295/GDĐT-CTTT ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 và công tác đảm bảo an toàn, chuẩn bị cho học sinh đi học lại;

Căn cứ Kế hoạch số 1221/KH-GDĐT-VP ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch tổ chức cho học sinh đi học trở lại;

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện; các trường mầm non trực thuộc, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện một số nội dung như sau:

1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện

- Kiểm tra 100% các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, kế hoạch và phương án đón trẻ đi học trở lại, phương án cách ly khi phát hiện trẻ có biểu hiện sốt, ho, khó thở...tại nhóm, lp.

- Rà soát số lượng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập còn hoạt động và có phương án tiếp nhận trẻ của các cơ sở đã có quyết định giải thể.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, phối hợp liên ngành trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống dịch COVID-19.

- Báo cáo nhanh tình hình tổ chức cho trẻ đi học trở lại cho các cấp quản lý.

2. Đối với các sở giáo dục mầm non

- Nghiên cứu các văn bản và triển khai hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông. Tiếp tục thực hiện các quy định về phòng, chống, dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Y tế và các ban ngành liên quan.

- Phối hợp với cha mẹ trẻ/người trực tiếp chăm sóc trẻ giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ.

- Thực hiện nghiêm việc khử khuẩn, vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm, lớp, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, dụng cụ học tập...; các phòng chức năng, phòng làm việc, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can...Đảm bảo đầy đủ thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang (dự phòng), xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho các nhóm, lớp; phòng chức năng, phòng làm việc...

- Hướng dẫn trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng và nhắc nhở trẻ tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Tổ chức hoạt động bán trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thực đơn và chế biến món ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, hợp lý, phù hợp độ tuổi. Tăng cường cho trẻ uống mát, nước trái cây... (lưu ý các đơn vị sử dụng nước uống đóng chai cần thay mới các bình đã mở nắp lâu ngày); sử dụng đồ dùng bán trú riêng biệt cho trẻ, đảm bảo vệ sinh.

- Trong thời gian trẻ đi học trở lại các cơ sở giáo dục mầm non tạm thời không tổ chức cho trẻ ăn sáng.

- Tuỳ theo điều kiện thực tế, đơn vị xây dựng phương án đón trẻ phù hợp và trả trẻ (lệch giờ), tạo điều kiện cho phụ huynh đón trẻ sớm khi có nhu cầu.

- Điều chỉnh môi trường giáo dục trong và ngoài lớp; sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi vừa đủ, dễ vệ sinh tại các góc hoạt động tạo không gian thông thoáng cho trẻ.

- Giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết phù hợp với thời gian còn lại của năm học giúp trẻ đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình Giáo dục mầm non. Riêng đối trẻ em mẫu giáo 5 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GDĐT tại tài liệu “ng dn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một”, giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi giúp trẻ đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp Một; đảm bảo trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN. Lưu ý thực hiện các bài tập nhằm hoàn tất hồ sơ, học liệu của trẻ khi kết thúc năm học (trước ngày 15/7/2020).

- Các cơ sở giáo dục mầm non tránh tập trung trẻ toàn trường vào cùng một thời điểm ở các khu vực: cổng, sân trường, khu vực rửa tay...tổ chức tập thể dục sáng cho trẻ trong phạm vi từng nhóm, lớp; hạn chế tiếp xúc trẻ giữa các nhóm, lớp với nhau.

[...]