Kính
gửi:
|
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.
|
Thực hiện Kế hoạch số 791/KH-BGDĐT ngày 12/9/2018 về
việc tổ chức, triển khai các hoạt động bồi dưỡng giáo viên
cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là
cơ sở giáo dục) thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm 2020, Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các Sở GDĐT, Sở Giáo dục, Khoa học và Công
nghệ tỉnh Bạc Liêu (sau đây gọi là các Sở GDĐT) tổ chức, triển khai bồi dưỡng
giáo viên cơ sở giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý), cụ thể như sau:
1. Đối tượng, nội
dung và thời lượng bồi dưỡng
a) Đối tượng bồi dưỡng là giáo viên,
cán bộ quản lý của địa phương
b) Nội dung và thời lượng bồi dưỡng
- Đối với giáo viên:
Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo
viên mô đun 1: “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018”
(theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban
hành danh mục bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục phổ thông). Thời lượng: 40 tiết.
Riêng đối với giáo viên dự kiến phân
công dạy lớp 1 năm học 2020-2021, ngoài việc bồi dưỡng mô đun 1 như trên cần được
tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo
viên các nội dung: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học; Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu
học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học; Xây dựng kế hoạch
dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh tiểu học. Lựa chọn hình thức, thời gian bồi
dưỡng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của
địa phương.
- Đối với cán bộ quản lý:
Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả cán bộ
quản lý mô đun 1: “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông” (theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
ban hành danh mục bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông). Thời lượng: 40 tiết.
Riêng đối với cán bộ quản lý cấp tiểu
học ngoài được bồi dưỡng mô đun 1 như trên, cần được bồi dưỡng các nội dung
theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình; Quản trị cơ sở vật chất,
thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở
tiểu học. Lựa chọn hình thức, thời gian bồi dưỡng đảm bảo
hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
2. Hình thức bồi
dưỡng
Việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản
lý được thực hiện theo hình thức tự bồi dưỡng qua mạng kết hợp với tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm
chuyên môn trong trường hoặc cụm trường. Các Sở GDĐT huy động và bảo đảm chế độ,
điều kiện cho đội ngũ giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động tự bồi dưỡng
thường xuyên, liên tục, tại chỗ theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số
3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20/8/2019. Cụ thể như sau:
a) Tự bồi dưỡng qua mạng
Nội dung các mô đun bồi dưỡng giáo
viên phổ thông cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán năm
2019 và năm 2020 được thực hiện trên hệ thống quản lý bồi dưỡng qua mạng do Tập
đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ miễn phí. Ngoài ra,
trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, Tập đoàn Viettel hỗ trợ miễn phí
tài khoản cho giáo viên được phân công dạy lớp 1 năm học
2020-2021 đế tham gia bồi dưỡng mô đun 1: “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2018”.
Để triển khai bồi
dưỡng đại trà cho giáo viên và cán bộ quản lý tại địa phương, các Sở GDĐT chủ động
phối hợp với Tập đoàn Viettel để tổ chức, quản lý việc tự bồi dưỡng của giáo
viên trên hệ thống theo quy trình như sau:
- Lập danh sách giáo viên, cán bộ quản
lý đại trà;
- Phối hợp với Viettel cung cấp tài
khoản cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà; tập huấn quản lý và sử dụng phần mềm
bồi dưỡng qua mạng;
- Phân công giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt
cán hỗ trợ học tập trực tuyến và đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông tự bồi dưỡng qua mạng;
- Phối hợp với
các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình
ETEP để huy động đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt và giảng viên quản lý giáo
dục chủ chốt hỗ trợ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán tham gia hỗ trợ đồng
nghiệp và bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ qua mạng;
- Theo dõi quá trình tổ chức, giám
sát hoạt động tự học (có tương tác giữa: giáo viên với giáo viên; giáo viên với
giáo viên cốt cán; giáo viên với báo cáo viên; cán bộ quản lý với cán bộ quản
lý; cán bộ quản lý với cán bộ quản lý cốt cán; cán bộ quản
lý cốt cán với báo cáo viên);
- Kiểm tra, đánh
giá kết quả bồi dưỡng của học viên đối với từng mô đun bồi dưỡng;
- Báo cáo kết quả hoạt động tự đánh
giá và bồi dưỡng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của học viên tại địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1 của Công
văn này.
b) Tổ chức bồi dưỡng và sinh hoạt
chuyên môn
Căn cứ vào kết quả tự bồi dưỡng qua mạng,
các Sở GDĐT xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo
viên, cán bộ quản lý theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương; Hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức
sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn (theo trường hoặc cụm trường)
để trao đổi, thảo luận, áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực
tiễn nhà trường.
3. Tổ chức thực
hiện
a) Vụ Giáo dục Trung học: Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cấp trung học cơ sở và cấp
trung học phổ thông.
b) Vụ Giáo dục Tiểu học: Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản
lý cấp tiểu học.
c) Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý
giáo dục: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT để giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện bồi dưỡng.
d) Ban Quản lý Chương trình ETEP: Hướng
dẫn các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình
ETEP hỗ trợ địa phương bồi dưỡng giáo viên tập huấn, bồi dưỡng để triển khai thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đối với những địa phương có nhu cầu).
đ) Các Sở GDĐT:
- Xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch
và tổ chức triển khai các hoạt động bồi
dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý tại địa phương;
- Quản lý, chỉ đạo, giám sát và đánh
giá việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp liên tục
của đội ngũ cốt cán tại địa phương;
- Chỉ đạo giám sát, đánh giá bồi dưỡng
học viên trên địa bàn quản lý, giám sát việc tự bồi dưỡng của học viên với sự hỗ
trợ của đội ngũ cốt cán; Giám sát các hoạt động hỗ trợ phát triển nghề nghiệp của
giảng viên sư phạm, giảng viên quản lý giáo dục cho học viên liên quan đến các
mô đun học tập (bao gồm: truy cập hệ thống quản lý học tập, hỗ trợ của học
viên, giải đáp thắc mắc); Cập nhật các dữ liệu về bồi dưỡng học viên của địa
phương vào phần mềm giám sát đánh giá bồi dưỡng học viên của Bộ GDĐT; Phối hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên tổ
chức giám sát bồi dưỡng học viên tại địa phương để đảm bảo chất lượng bồi dưỡng
cũng như xây dựng báo cáo quản lý hoạt động bồi dưỡng qua mạng theo yêu cầu của
Bộ GDĐT.
- Phê duyệt danh sách giáo viên, cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành các mô đun bồi dưỡng khi học
viên đáp ứng yêu cầu: (i) Tự học qua mạng được hệ thống bồi dưỡng qua mạng đánh
giá tự động là đạt; (ii) Được đội ngũ cốt cán, những người đã được giao nhiệm vụ
hỗ trợ cho từng nhóm, đánh giá là đạt; (iii) Được các cơ sở thực hiện nhiệm vụ
bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, đánh giá là đạt.
- Lập danh sách sách học viên tham
gia bồi dưỡng theo mẫu tại Phụ lục 2a, Phụ lục 2b, Phụ lục 3a, Phụ lục 3b của
Công văn này gửi về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Trung học) trước ngày 20/4/2020; Báo
cáo kết quả hoạt động tự đánh giá và bồi dưỡng triển khai thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 của học viên tại địa phương về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục
Trung học), đợt 1 vào trước 30/7/2020, đợt 2 trước 15/01/2021 theo mẫu báo cáo
của Công văn này.
Báo cáo kèm theo các danh sách gửi về
Bộ GDĐT theo địa chỉ: Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại
Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bản mềm danh sách (file
Excel) các phụ lục và báo cáo gửi về địa chỉ email:
vugdtrh@moet.gov.vn.
Nhận được Công văn này, đề nghị các
đơn vị triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Trung
học, Vụ Giáo dục Tiểu học) để phối hợp, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh/th.phố trực thuộc TW (để biết);
- Ngân hàng Thế giới (để biết);
- Vụ GDTH, GDTX, GDDT, Cục NGCB;
- Các Trường ĐHSP, Học viện QLGD tham gia CT ETEP (để thực hiện);
- Ban quản lý ETEP, RGEP (để thực hiện);
- Lưu: VT, GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
PHỤ LỤC 1
(Kèm
theo Công văn số 1201/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Bộ GDĐT)
BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ
THÔNG VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I. THÔNG TIN CHUNG
- Cơ sở bồi dưỡng: …………………………………………………………………………………..
- Sở GD ĐT:
..............................................................................................................................
- Thời gian thực hiện: từ ngày...
tháng.... năm.... đến ngày... tháng... năm….
- Tên (các) mô đun bồi dưỡng:
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
- Thời điểm báo cáo: ngày ….. tháng .... năm....
II. KẾT QUẢ TẬP HUẤN
MÔ ĐUN BỒI DƯỠNG
2.1. Tổng số
giáo viên/cán bộ quản lý, trong đó bao nhiêu học viên là nữ, là người dân tộc thiểu số; công tác tại vùng khó khăn (Sở gửi danh sách đăng
ký/Trường đại học sư phạm tổng hợp từ danh sách đăng ký của các sở GD ĐT);
2.2. (Chỉ áp dụng đối với báo cáo của Trường đại học sư phạm)
a) Tổng số giáo
viên/cán bộ quản lý được giao chỉ tiêu bồi dưỡng;
b) Tổng số giáo
viên/cán bộ quản lý được giao chỉ tiêu hoàn thành mô đun bồi dưỡng, trong Thỏa thuận thực hiện ETEP của Trường;
2.3. Tổng số giáo viên/cán bộ quản lý
đã tham gia mô đun bồi dưỡng trực tuyến; trong đó bao nhiêu học viên là nữ, bao
nhiêu học viên công tác tại vùng khó khăn; bao nhiêu học viên là người dân tộc
thiểu số; (số liệu và tỷ lệ %);
2.4. Tổng số giáo viên/cán bộ quản lý
đã hoàn thành mô đun bồi dưỡng trực tuyến (được cấp chứng nhận hoàn thành mô
đun của Trường), trong đó bao nhiêu học viên là nữ, bao nhiêu học viên công tác
tại vùng khó khăn; bao nhiêu học viên là người dân tộc thiểu
số;
2.5. Số lượng giáo viên/cán bộ quản
lý chưa hoàn thành, trong đó có bao nhiêu nữ, học viên DTTS; học viên công tác
tại vùng khó khăn (so với số liệu các đối tượng được lựa chọn tại 2.1);
2.6. Tổng số giáo viên cốt cán/cán bộ
quản lí cốt cán đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp tại trường/cụm trường.
III. KẾT QUẢ Ý KIẾN
PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI HỌC
3.1. Tổng số và tỷ lệ học viên trả lời
phiếu hỏi;
3.2. Tỷ lệ học viên trả lời hài lòng
với mô đun bồi dưỡng;
3.3. Các ý kiến trả lời các câu hỏi mở;
3.4. Các ý kiến trả lời phỏng vấn
(bao gồm ý kiến của người học và giáo viên phổ thông cốt
cán và giảng viên sư phạm): về các nội dung trong phiếu phỏng vấn (do Trường đại
học sư phạm/Học viên thu thập qua phỏng vấn).
IV. CÁC ĐÁNH GIÁ VỀ
TRIỂN KHAI TẬP HUẤN MÔ ĐUN BỒI DƯỠNG
4.1. Đánh giá chung:
4.2. Công tác chuẩn bị:
4.3. Giảng viên chủ chốt hỗ trợ
chuyên môn:
4.4. Giáo viên cốt cán và cán bộ quản
lí cốt cán hỗ trợ phát triển nghề nghiệp thường xuyên:
4.5. Hỗ trợ công nghệ thông tin:
4.6. Công tác quản lý, giám sát triển
khai đợt bồi dưỡng:
4.7. Phối hợp với
các Sở GDĐT/Trường trong quản lý bồi dưỡng:
4.8. Công tác giám sát của Sở:
4.9. Công tác giám sát của BQL ETEP của
Trường (làm việc ít nhất 02 lần/sở/năm):
4.10. Công tác giám sát của BQL ETEP
TW và các Cục/Vụ của Bộ GDĐT (làm việc ít nhất 1 lần/sở/trong 2 năm):
V. KẾ HOẠCH TIẾP THEO
CỦA SỞ/TRƯỜNG
5.1. Tiếp tục đôn đốc giáo viên cốt
cán, cán bộ quản lí cốt cán hoàn thành đánh giá các bài thực hành của học viên:
Số lượng bao nhiêu học viên?
5.2. Tiếp tục đôn đốc giáo viên cốt
cán, cán bộ quản lí cốt cán hoàn thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp năm:
a) Hỗ trợ học viên hoàn thành mô đun
bồi dưỡng: Số lượng bao nhiêu học viên?, trong đó có bao nhiêu học viên là nữ,
bao nhiêu học viên là DTTS, bao nhiêu học viên công tác tại vùng khó khăn?
b) Đôn đốc học viên trả lời Phiếu khảo
sát Online: Số lượng bao nhiêu học viên?, trong đó có bao
nhiêu học viên là nữ, bao nhiêu học viên là DTTS, bao nhiêu học viên công tác tại
vùng khó khăn?
5.3. Tiếp tục hỗ trợ giáo viên, cán bộ
quản lí đại trà học tập mô đun bồi dưỡng (đối với những học viên chưa học mô
đun bồi dưỡng) theo hình thức tự học trên hệ thống qua mạng:
Số lượng bao nhiêu học viên? trong đó có bao nhiêu học
viên là nữ, bao nhiêu học viên là DTTS, bao nhiêu học viên công tác tại vùng
khó khăn?
Các hoạt động khác:
VI. CÁC ĐỀ XUẤT CHỈNH
SỬA NỘI DUNG VÀ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG
Tổng hợp từ các ý kiến người học, ý
kiến của cán bộ quản lý sở/phòng, giáo viên cốt cán/cán bộ quản lí cốt cán và ý
kiến của giảng viên sư phạm qua các phiếu khảo sát và phỏng
vấn, trong đó có ý kiến của các đối tượng là nữ, DTTS, công tác tại vùng khó
khăn?
VII. TRUYỀN THÔNG
7.1. Các hoạt động truyền thông trực
tiếp đến các đối tượng (giáo viên, cán bộ quản lý cấp Sở/Phòng/Trường phổ
thông/giảng viên sư phạm) đã được tổ chức? (tọa đàm/giao lưu/nói
chuyện chuyên đề/vv...). Tại địa phương nào? Nội dung truyền thông về vấn đề gì? Bao
nhiêu người được tiếp cận?
7.2. Các hoạt động truyền thông gián
tiếp (đăng tải bao nhiêu bài báo/chương trình phát thanh/truyền hình trên các
phương tiện thông tin đại chúng, website nhà trường. Nội dung truyền thông về
những vấn đề gì?...)
7.3. Các hoạt động đánh giá tác động/hiệu
quả truyền thông (tổ chức bao nhiêu cuộc? Kết quả?...)
VIII. CÁC KHUYẾN NGHỊ (bao gồm truyền
thông)
Lưu ý: Văn bản báo cáo được trình bày
dạng file words (*.doc, *.docx)
(Đại diện lãnh đạo sở/nhà trường ký
tên và đóng dấu).