Công văn 12/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp quản lý sim rác của các nhà cung cấp dịch vụ mạng và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu | 12/BTTTT-VP |
Ngày ban hành | 04/01/2023 |
Ngày có hiệu lực | 04/01/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký | Nguyễn Mạnh Hùng |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
BỘ
THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/BTTTT-VP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 07/11/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Trong thời gian gần đây có 1 số đối tượng lợi dụng công nghệ (trong đó có việc sử dụng số điện thoại để nhắn tin, gọi điện) nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như giả danh cơ quan chức năng, doanh nghiệp nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân, qua 02 hình thức chính:
1. Các đối tượng sử dụng công nghệ VoIP (gọi điện dựa trên giao thức Internet) nhằm làm giả số từ nước ngoài gọi về hoặc giả mạo số của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan công an gọi điện đến số của người dân để lừa đảo.
2. Các đối tượng sử dụng SIM thuê bao thông thường để gửi tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo, mạo danh cơ quan quản lý, các ngân hàng để gọi điện lừa đảo.
Nhằm ngăn chặn, xử lý tình trạng này Bộ TT&TT đã phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai nhiều biện pháp như:
- Với trường hợp 1: Bộ TT&TT đã có công văn số 15/CVT-TNTK ngày 14/02/2020 chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông yêu cầu triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tình trạng giả mạo số điện thoại qua VoIP quốc tế chiều về với mục đích lừa đảo tới thuê bao viễn thông Việt Nam (chặn các số sai định dạng; cấu trúc...). Trong năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện ngăn chặn hơn 81,6 triệu cuộc gọi có dấu hiệu giả mạo (gần 6 triệu cuộc/tháng) không cho kết nối vào mạng viễn thông của Việt Nam.
- Với trường hợp 2: Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng triển khai các biện pháp tăng cường tính chính xác của thông tin thuê bao:
+ Năm 2017, qua rà soát phát hiện có gần 22 triệu SIM có thông tin chưa đầy đủ, hợp lý, hợp lệ theo quy định; năm 2020 giảm còn 14 triệu SIM; tháng 9/2021, giảm còn hơn 7 triệu SIM; đến tháng 6/2022 số SIM chưa khai báo đầy đủ thông tin đã được xử lý triệt để (cập nhật lại thông tin, chặn, khoá, hủy các trường hợp không tuân thủ), bảo đảm 100% (tương ứng gần 125 triệu SIM thuê bao) có đầy đủ thông tin thuê bao.
+ Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực giấy tờ (thông tin trong CCCD/CMND) của các chủ thuê bao.
+ Các thuê bao khi đăng ký mới đều phải thực hiện theo quy trình xác thực chặt chẽ (ekyc, video call,...).
Ngoài ra, các đơn vị chuyên môn của Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông) đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông nhắn tin cảnh báo, nâng cao ý thức của người dân; hướng dẫn cách xử lý (đường dây nóng của Bộ Công an) khi có cuộc gọi hay tin nhắn rác. Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin) đã thường xuyên trao đổi, gửi thông tin mà người dân phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến tổng đài 156/5656 tới cơ quan công an để xem xét, phối hợp xử lý.
* Giải pháp thời gian tới:
- Tăng cường triển khai truyền thông cho người sử dụng dịch vụ về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thường sử dụng, giúp nâng cao cảnh giác, nhận biết, tránh bị lừa đảo và có biện pháp phòng tránh (trong đó nêu rõ đầu số (tổng đài 156) tiếp nhận phản ánh và có quy trình phối hợp xử lý phản ánh cụ thể giữa các đơn vị của Bộ TT&TT và Bộ Công an).
- Tiếp tục phối hợp với cơ quan công an để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi giả mạo số điện thoại có mục đích lừa đảo.
- Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục và thường xuyên cập nhật các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn, xử lý cuộc gọi giả mạo.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Ngày 12/5/2022, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 1155/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về việc ban hành “Quy chế quản lý hoạt động của tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” có hiệu lực từ 01/7/2022 thay thế cho Quyết định số 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo đó, cơ quan BHXH thực hiện chấm dứt Hợp đồng thu BHXH, BHYT đã ký theo Quyết định 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 và thực hiện ký Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT theo Quyết định số 1155/QĐ-BHXH đối với các tổ chức dịch vụ đủ điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, điểm thu, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo thực hiện.
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là một trong các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT đủ điều kiện ký Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT để triển khai trên phạm vi toàn quốc (Hợp đồng ủy quyền thu số 168/2022/BHXHVN-BĐVN).
- Hiện nay, Bưu điện tỉnh Bắc Giang đã ký hợp đồng ủy quyền thu số 01/2022/BHXH-BĐT ngày 24/6/2022 với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang (thực hiện triển khai từ ngày 01/7/2022 đến nay). Đến nay, Bưu điện tỉnh Bắc Giang đã thu hút được 389 Đại lý/CTV (chiếm 100% số lượng Đại lý/CTV trên địa bàn), danh mục công việc thực hiện của Đại lý/CTV trước và sau theo Quyết định số 1155/QĐ-BHXH chi tiết tại (Phụ lục 1 kèm theo).
Cơ chế chi trả BHXH tại tỉnh Bắc Giang căn cứ vào Quyết định số 542/QĐ-BHXH ngày 30/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT như sau:
STT |
Nhóm đối tượng |
Đối tượng tham gia lần đầu |
Đối tượng tiếp tục tham gia |
1. |
BHXH tự nguyện |
18.0% |
8.0% |
2. |
BHYT hộ gia đình |
9.8% |
4.2% |
3. |
Hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình |
12.8% |
12.8% |
4. |
Hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. |
14.8% |
14.8% |
Cơ chế dành cho lực lượng Đại lý/CTV tại Bắc Giang theo từng công đoạn cụ thể như sau:
Nhóm đối tượng |
Nộp hồ sơ giấy và tiền tại điểm thu của BĐ, nhập SSM (%/ số tiền thu) |
Nộp hồ sơ giấy và tiền tại điểm thu của BĐ, không nhập SSM (%/ số tiền thu) |
||
Tăng mới |
Tái tục |
Tăng mới |
Tái tục |
|
1. BHXH tự nguyện |
12,2% |
5,4% |
11,3% |
5,0% |
2. BHYT hộ gia đình |
6,6% |
2,8% |
6,2% |
2,6% |
3. Hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình |
8,6% |
8,6% |
8,1% |
8,1% |
4. Hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng |
10,0% |
10,0% |
9,3% |
9,3% |
Như vậy, sau khi ký hợp đồng với Bưu điện Bắc Giang, cơ chế cho Đại lý/CTV đang thực hiện là ≈ 68% (đối với Đại lý/CTV nhập dữ liệu trên hệ thống và ≈ 63% đối với Đại lý/CTV chuyển hồ sơ giấy), chi phí hỗ trợ đào tạo, xây dựng các chương trình thi đua dành cho Đại lý/CTV phát triển dịch vụ... là 6%, chi phí về cải tiến quy trình, quản lý thu gom dòng tiền, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, tuyên truyền, ra quân phát triển dịch vụ... là 12%.