Công văn 11892/BTC-TCT năm 2014 về chính sách thuế giá trị gia tăng của Công ty cổ phần thủy hải sản An Phú do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 11892/BTC-TCT |
Ngày ban hành | 25/08/2014 |
Ngày có hiệu lực | 25/08/2014 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11892/BTC-TCT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2014 |
Kính gửi: |
|
Trả lời công văn số 07/KT-AP ngày 25/7/2014 của Công ty cổ phần thủy hải sản An Phú, kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) sau Hội nghị đối thoại của Thủ tướng với Doanh nghiệp dân doanh và kiến nghị nêu tại công văn số 101/2014/CV-VASEP ngày 28/5/2014, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về thuế GTGT khi tái nhập lại mặt hàng nông, lâm, thủy sản mới qua sơ chế xuất khẩu bị trả về
Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định..
Căn cứ quy định trên: Đối với hàng xuất khẩu bị trả về là mặt hàng nông, lâm, thủy sản mới qua sơ chế thì khi nhập lại thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ quan hải quan đã thu thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu bị trả về thì doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế đối với chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu.
2. Về khấu trừ thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp tổ chức nuôi trồng khép kín cá tra
Căn cứ hướng dẫn tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ, khoản 5 Điều 5, khoản 7 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 hướng dẫn:
“Căn cứ các hướng dẫn trên, từ 1/1/2014, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường trước đây đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% và thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Ví dụ các sản phẩm sau đây là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại:
1. Tôm nguyên liệu (chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường) - làm sạch - để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ (xẻ lưng, rút tim...), cắt bụng, ép duỗi thẳng - xếp vào vỉ - hút chân không - đông lạnh.
2. Mực tươi - làm sạch - phân loại - cắt khúc, xếp khuôn - cấp đông - đóng gói - xuất bán.
3. Cá file; tôm, cá cấp đông.
…”
Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
……
2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng...”
Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.