Công văn 11788/BGTVT-CYT năm 2013 sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm và công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 11788/BGTVT-CYT |
Ngày ban hành | 02/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 02/11/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Nguyễn Văn Thể |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11788/BGTVT-CYT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đánh giá kết quả 03 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện (Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015), Bộ GTVT báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong ngành GTVT như sau:
1. Đặc điểm lao động ngành GTVT
Toàn ngành GTVT có trên 200.000 CBCNV do Bộ GTVT quản lý trong đó có nhiều nhóm lao động thường xuyên di biến động: điều khiển các phương tiện vận tải các loại, công nhân bảo dưỡng và xây dựng cầu đường bộ, đường sắt, đường thủy, thủy thủ tàu sông, biển, công nhân gác đèn biển, nhân viên công tác trên tàu hỏa, máy bay.
Với đặc điểm có nhiều nhóm di biến động: lái xe đường dài và quá cảnh, thủy thủ, thuyền viên, nhân viên công tác trên tàu hỏa, đặc biệt là lực lượng lớn công nhân xây dựng cầu đường bộ, đường sắt... Những công nhân này phần lớn lao động trong điều kiện di động phân tán, thường ở vùng sâu, vùng xa, sống xa nhà và sinh hoạt trong điều kiện tương đối tạm bợ thiếu thốn về vật chất và tinh thần, nhất là các hình thức giải trí, nên dễ có nguy cơ mắc các tệ nạn ma túy, mại dâm.
2. Công tác chỉ đạo thực hiện
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu tranh, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành và đất nước; Thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg và Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thực hiện như sau:
a) Chỉ đạo các đơn vị phải cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu, giải pháp về nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Chú trọng thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phòng chống, ma túy, chú trọng tập trung vào các công trình trọng điểm, nhóm đối tượng có nguy cơ cao học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ GTVT...; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, khuyến khích các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
b) Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với đơn vị nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức Đảng, Chính quyền các cấp với công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
c) Để cụ thể hóa những nhiệm vụ và các giải pháp đã nêu trong Chỉ thị 21 của Bộ Chính trị, Quyết định số 679/QĐ-TTg và Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã đưa ra 03 giải pháp quan trọng là: đặt nội dung Giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp; Phát huy mọi nguồn lực sẵn có để hoàn thành tốt công tác phòng, chống ma túy.
d) Giao Cục Y tế GTVT là cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu cho Bộ GTVT trong phòng, chống và kiểm soát tệ nạn ma túy, mại dâm trong tình hình mới.
3. Kết quả đã đạt được
a) Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:
- Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đã đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới"; Quyết định số 679/QĐ-TTg và Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền các nội dung Luật phòng, chống ma túy; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 của Chính phủ và các văn bản có liên quan; đặc biệt tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công nhân viên chức về các hiểm họa của tội phạm và tệ nạn ma túy, các tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội; đồng thời vận động mọi người tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm ma túy.
- Công đoàn, Đoàn Thanh niên các đơn vị tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 16/TTg ngày 27/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em gắn với thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW và Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong tình hình mới"...
b) Công tác tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ngành GTVT
Với phương châm phải đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với nhiều hình thức phù hợp, phong phú để cán bộ, công chức, đảng viên nhận thức rõ hiểm họa từ ma túy, từ đó tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống ma túy. Vì vậy, 3 năm thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 và Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các hoạt động thông tin, tuyên truyền giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm được đẩy mạnh và được lồng ghép với các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội khác.
- Ngày 12/12/2011 Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 2840/QĐ-BGTVT về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Bộ GTVT do Thứ trưởng làm Trưởng Ban, Cục trưởng Cục y tế GTVT làm Phó trưởng ban thường trực, Phó chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam làm phó trưởng ban; Cục Y tế GTVT được giao nhiệm vụ là đơn vị thường trực cho chương trình Phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm của ngành.
- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền các đơn vị đã tham mưu cho Bộ GTVT kịp thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, nhất là các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn ma túy. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp hoạt động và duy trì chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
- Các nội dung phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm được tuyên truyền cụ thể đến các đơn vị và các tổ chức đoàn thể, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: lái xe đường dài, thủy thủ, thuyền viên, công nhân duy tu, bảo dưỡng cầu đường..., lồng ghép giữa tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội với việc thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Trong 5 năm, đã thực hiện các hình thức tuyên truyền như: lồng ghép vào các lớp tập huấn, nói chuyện sinh hoạt chuyên đề, đồng thời đăng tải tin, bài, ảnh... tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trên trang thông tin điện tử của ngành; tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, TDTT có lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy.
- Trong "Tháng hành động phòng, chống ma túy" hàng năm, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đẩy mạnh các hoạt động như: mít tinh, ra quân biểu dương lực lượng tới mọi cán bộ công chức, viên chức người lao động ngành GTVT; Đặc biệt tới đối tượng lao động di biến động, học sinh, sinh viên, người lao động trên các công trường thi công và trên các phương tiện giao thông công cộng; Treo băng rôn khẩu hiệu tại cổng ra vào cơ quan, công trường, trường học và trên các phương tiện giao thông...
- Trên tất cả các Website, các báo và tạp chí ngành GTVT đã đăng tải các thông tin về tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy, đồng thời biểu dương các cá nhân, gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, trường học có nhiều thành tích trong phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy: 100% cán bộ, đảng viên và công nhân viên chức của ngành cam kết không sử dụng ma túy, không tàng trữ, buôn bán ma túy ...
- Đặc biệt Bộ GTVT chú trọng công tác phòng chống ma túy, mại dâm cho người thi công tại các công trình giao thông trọng điểm, giao cho Cục Y tế GTVT thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm cho người thi công cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Nhật Tân và Cảng Cái Mép-Thị Vải và nhiều công trình trọng điểm khác của ngành...
c) Công tác phòng chống tệ nạn ma túy tại các cơ sở khám chữa bệnh GTVT:
- Một thuận lợi cho công tác phòng chống HIV/AIDS là ngành GTVT có một hệ thống Y tế thống nhất bao gồm 11 Bệnh viện đa khoa, 03 Trung tâm Điều dưỡng PHCN; 03 Phòng khám đa khoa khu vực, 05 Trung tâm y tế chuyên ngành có giường bệnh; 01 Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường chỉ đạo trên 500 đơn vị y tế cơ sở GTVT trên toàn quốc.
- Hàng tháng các cơ sở khám chữa bệnh báo cáo bằng văn bản về Cục Y tế GTVT các số liệu cơ bản về hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm trong đó có tổng số xét nghiệm HIV, số mẫu dương tính. Khi phát hiện có bệnh nhân nội trú nhiễm HIV dương tính báo cáo về Cục Y tế GTVT và có kế hoạch phòng và điều trị cho bệnh nhân.