BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 11463/BGDĐT-VP
V/v: Quy định tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm
về các lĩnh vực công tác đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2008
|
Kính
gửi:
|
- Các đại học, học viện trực
thuộc Bộ GD&ĐT
- Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ GD&ĐT
- Thủ trưởng các đơn vị hữu quan thuộc Bộ GD&ĐT
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam
|
Năm học 2008 –
2009 được xác định là “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý
tài chính”, ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW
ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày
02-11-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2010 và Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, khối các đại học,
học viện, các trường đại học và cao đẳng là năm học thứ hai triển khai cuộc vận
động “Hai không” với nội dung “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không
đáp ứng nhu cầu xã hội”.
Thực hiện Chỉ thị
số 56/2008/CT-BDGĐT ngày 03-10-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm
vụ của giáo dục đại học năm học 2008 – 2009 và Thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT
ngày 22-4-2008 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục, trên cơ
sở những kết quả đã đạt được trong năm học 2007 – 2008 và căn cứ tình hình thực
tế của giáo dục đại học, Bộ sẽ xem xét đánh giá, xếp loại và khen thưởng các đại
học, học viện, các trường đại học và cao đẳng trực thuộc Bộ GD&ĐT (gọi tắt
là các đơn vị) trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học theo các tiêu chuẩn của 13
lĩnh vực công tác: công tác đào tạo; công tác tổ chức cán bộ, quản lý cán bộ
công chức; công tác kế hoạch, thống kê, tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học; công tác học sinh, sinh viên; công tác nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ; công tác hợp tác quốc tế; công tác giáo dục quốc phòng; công
tác pháp chế; công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; công tác công
nghệ thông tin; công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và
cán bộ quản lý giáo dục; công tác thanh tra và tiếp tục thực hiện cuộc vận động
“Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”. Mỗi
lĩnh vực công tác cho điểm tối đa là 10, trong đó công tác thực hiện cuộc vận động
“Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” có hệ số
2. Một lĩnh vực công tác khác do đơn vị chọn là nhiệm vụ trọng tâm cũng có hệ số
2 (ví dụ như lĩnh vực công tác công nghệ thông tin). Như vậy tổng số điểm tối
đa là 150 điểm.
A. NỘI DUNG TIÊU
CHUẨN VÀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐỂ XẾP LOẠI TỪNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC.
I. TIÊU CHUẨN ĐÁNH
GIÁ, CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Thực hiện tốt công
tác tuyển sinh, xây dựng các tiêu chí và điều kiện để xét tuyển vào từng ngành
đào tạo của trường
1. Số ngành đào tạo
đại học và số chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (2,0 điểm);
2. Quy mô đào tạo
tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và cao đẳng (2,0 điểm);
3. Đánh giá phát
triển chương trình đào tạo: khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo; phân tích so
sánh với các chương trình đào tạo (2,0 điểm);
4. Phương thức tổ
chức đào tạo: theo niên chế; theo tín chỉ (2,0 điểm);
5. Quản lý đào tạo
và kết quả đào tạo (2,0 điểm).
II. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ, QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC
1. Có quy chế tổ
chức và hoạt động của đơn vị, quy chế tổ chức hoạt động của các đoàn thể chính
trị trong nhà trường; có nội quy làm việc và nội quy bảo đảm an ninh - trật tự
cơ quan (2,0 điểm);
2. Có đủ số lượng
cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên để thực hiện chương trình giáo dục và
nghiên cứu khoa học; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên có phẩm chất
đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được
giao (2,0 điểm);
3. Đội ngũ giảng
viên có cơ cấu trình độ (25% có trình độ tiến sĩ, 45% có trình độ thạc sĩ), cơ
cấu ngành nghề phù hợp với chương trình đào tạo (2,0 điểm);
4. Có kế hoạch tuyển
dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm
cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng đơn vị; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh
bạch; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền
dân chủ trong đơn vị; có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ
quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong và
ngoài nước (2,0 điểm);
5. Thực hiện đúng
chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; tạo
điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ quản lý, giảng
viên và nhân viên (2,0 điểm).
III. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, THỐNG KÊ, TÀI CHÍNH, XÂY DỰNG CƠ SỞ
VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Công tác kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch theo đúng hướng dẫn; có số liệu chi tiết và tính tỷ lệ % để
so sánh, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; có số liệu đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu lớn của đơn vị (2,0 điểm)
2. Công tác thống
kê tổng hợp: Kiện toàn tổ chức và bộ máy thống kê tổng hợp của đơn vị; có ứng dụng
tin học trong việc thu thập và xử lý số liệu trong công tác thống kê tổng hợp;
số liệu thống kê đảm bảo chính xác, đầy đủ kịp thời (2,0 điểm);
3. Công tác tài
chính: Chấp hành việc báo cáo tài chính hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước,
đầy đủ nội dung và đúng thời hạn; thực hiện công khai việc phân bổ các nguồn
kinh phí tại đơn vị và xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ trong quản lý
và sử dụng tại đơn vị theo quy định; cân đối được thu – chi tài chính, kết quả
hoạt động tài chính hàng năm có thực hiện tăng thu nhập cho người lao động
ngoài chế độ lương do Nhà nước quy định và trích lập các quỹ theo quy định;
không có vi phạm về: quản lý đất đai, trụ sở làm việc, ngân sách, tiền và tài sản
Nhà nước, thực hiện trang thiết bị và phương tiện làm việc quá tiêu chuẩn và định
mức, quy chế tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng có sử dụng ngân sách
Nhà nước (2,0 điểm);
4. Công tác xây dựng
cơ sở vật chất: Có quy hoạch và tổ chức xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị theo
hướng kiên cố hóa và hiện đại; có số liệu chi tiết để so sánh, đánh giá về số
lượng, chất lượng xây dựng mới (phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá, phòng
TDTT …) so với năm học trước (2,0 điểm);
5. Công tác thiết
bị dạy học: có giải pháp và kết quả cụ thể trong việc lập và thực hiện kế hoạch
trang thiết bị dạy học; kịp thời thực hiện các thủ tục thực hiện dự án, nội
dung dự án rõ ràng, nghiệm thu và bàn giao thiết bị dạy học trong năm tài chính
(2,0 điểm);
IV. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN
1. Tổ chức thực hiện
các quy định, quy chế về công tác học sinh, sinh viên (HSSV) (2,0 điểm):
a) Có kế hoạch,
văn bản triển khai thực hiện các quy chế, quy định về công tác quản lý HSSV,
giáo dục tư tưởng, văn hóa, hoạt động thể thao và y tế trường học (0,5 điểm);
b) Thực hiện đúng,
đầy đủ, thường xuyên các quy định (1,0 điểm);
c) Có kế hoạch kiểm
tra các quy định, định kỳ đánh giá và báo cáo đầy đủ (0,5 điểm)
2. Tổ chức các hoạt
động giáo dục toàn diện, hoạt động phong trào cho HSSV (3,0 điểm):
a) Có kế hoạch triển
khai, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các cuộc vận động của Trung
ương, ngành và địa phương (0,5 điểm);
b) Xây dựng, tổ chức
tốt phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, tình nguyện trong HSSV (0,5 điểm);
c) Tổ chức, xây dựng
phong trào luyện tập thể thao thường xuyên trong trường học. Hàng năm tổ chức Hội
thi cấp trường và tham gia giải thể thao HSSV toàn quốc (0,5 điểm);
d) Tổ chức, xây dựng
phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hàng năm tổ chức Hội thi văn nghệ cấp
trường và tham gia các cuộc thi văn nghệ cấp tỉnh, khu vực hoặc toàn quốc (0,5 điểm);
e) Tổ chức quản
lý, chăm sóc sức khỏe cho HSSV. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên
quan đến sức khỏe cho HSSV (0,5 điểm);
g) Xây dựng, tổ chức
tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; Hoạt động giáo dục an toàn giao thông,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (0,5 điểm).
3. Tổ chức, cán bộ
và cơ sở vật chất phục vụ công tác HSSV (2,5 điểm):
a) Có phòng Công
tác HSSV (Phòng Công tác chính trị - HSSV), Trạm Y tế, kho (bộ môn) Giáo dục thể
chất; Đảm bảo số lượng cán bộ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định (1,0 điểm);
b) Đảm bảo điều kiện
cơ sở vật chất cho việc ăn, ở và sinh hoạt của HSSV như ký túc xá, nhà ăn, căng
tin, bãi gửi xe … (0,75 điểm);
c) Đảm bảo điều kiện
về thiết chế văn hóa như sân chơi, bãi tập, nhà đa năng, nhà văn hóa, trang thiết
bị luyện tập TDTT, trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu … (0,75 điểm).
4. Sự phối hợp
trong công tác HSSV (1,5 điểm):
a) Có kế hoạch, tổ
chức phối hợp hiệu quả với các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên …
(0,5 điểm);
b) Có kế hoạch,
quy chế phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả với chính quyền địa phương,
gia đình HSSV trong công tác quản lý HSSV, đảm bảo an ninh, trật tự trong trường
học (0,5 điểm);
c) Phối hợp với
các đơn vị, đoàn thể trong trường thực hiện công tác HSSV để xây dựng mô hình
trường học lành mạnh, an toàn (0,5 điểm);
5. Thành tích nổi
bật về công tác HSSV (1,0 điểm):
a) Là mô hình, điển
hình tốt về công tác HSSV tỉnh, thành, khu vực và toàn quốc được đánh giá ghi
nhận (0,5 điểm);
b) Đạt thành tích
xuất sắc về các hoạt động trong công tác HSSV được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận
(0,5 điểm).
V. TIÊU CHUẨN ĐÁNH
GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1. Xây dựng quy hoạch
phát triển, định hướng và kế hoạch nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học (1,5 điểm);
2. Triển khai thực
hiện, đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án các cấp đảm bảo tiến độ, kế hoạch. Kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học có những
đóng góp cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành và cả nước (2,5 điểm);
3. Số lượng sách
chuyên khảo, bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế đạt
tương ứng với kế hoạch nghiên cứu và tiềm lực đội ngũ cán bộ của đơn vị (2,5 điểm);
4. Phát triển hoạt
động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đảm bảo gắn kết hoạt động nghiên cứu
khoa học với đào tạo (2,0 điểm);
5. Có các quy định
cụ thể quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị, thực hiện công tác sở
hữu trí tuệ, phát triển ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ (1,5
điểm)
VI. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ
1. Có chương trình
và kế hoạch phát triển hợp tác quốc tế. Chương trình và kế hoạch phải nằm trong
tổng thể chiến lược phát triển của cơ sở và phù hợp với chiến lược phát triển hợp
tác quốc tế của ngành giáo dục và đào tạo (2,0 điểm);
2. Đã và đang triển
khai hiệu quả các dự án, chương trình và các hoạt động hợp tác quốc tế (2,0 điểm);
3. Có đội ngũ cán
bộ đủ năng lực (chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, …) để xây dựng và triển khai
công tác hợp tác quốc tế (2,0 điểm);
4. Có khả năng đảm
bảo kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ công tác hợp tác quốc tế (2,0 điểm);
5. Không phạm vi
các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công
tác hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo (2,0 điểm).
VII. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
1. Đơn vị hoàn
thành tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh (3,0 điểm)
a) Tổ chức thực hiện
nghiêm túc nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh (2,0 điểm);
b) Thực hiện đúng
quy định về tổ chức dạy học, đánh giá kết quả môn học và quản lý, cấp phát chứng
chỉ giáo dục quốc phòng - an ninh. Đối với những đơn vị liên quan giáo dục quốc
phòng – an ninh, thực hiện đúng quy định liên kết giáo dục quốc phòng – an ninh
(1,0 điểm);
2. Đội ngũ cán bộ
và giảng viên đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh (2,0
điểm)
a) Đội ngũ giảng
viên đạt chuẩn về trình độ (1,0 điểm);
b) Không có cán bộ
và giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh vi phạm kỷ luật (1,0 điểm);
Ghi chú: Đối với
những đơn vị liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh, có cán bộ chuyên trách phối
hợp trong suốt quá trình thực hiện liên kết giáo dục quốc phòng – an ninh (2,0 điểm);
3. Đơn vị có sáng
kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa trở lên phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh (2,0 điểm);
4. Những đơn vị tự
chủ trong giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh, được trang bị đủ thiết bị giảng
dạy giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định. Đối với những đơn vị liên kết
giáo dục quốc phòng – an ninh, không có sinh viên vi phạm kỷ luật từ khiển
trách trở lên (2,0 điểm);
5. Tổ chức quản lý
để 100% sinh viên được tham gia học tập giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy
định (1,0 điểm).
VIII. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ
1. Thành lập tổ chức
pháp chế hoặc phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác pháp chế (2,0 điểm);
2. Công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật: Thành lập Hội đồng (Ban) phổ biến giáo dục
pháp luật; xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm; tổ chức giảng
dạy chính khóa theo quy định và thường xuyên tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật
ngoại khóa cho sinh viên (2,5 điểm);
3. Tư vấn pháp luật
và tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản: Tổ chức tham gia ý kiến đối với
văn bản do các cơ quan khác gửi đến và xây dựng các văn bản của Hội đồng trường,
Hội đồng quản trị, Giám đốc, Hiệu trưởng đúng quy định của pháp luật; tổ chức
tư vấn pháp luật có hiệu quả (2,0 điểm);
4. Kiểm tra, rà
soát văn bản liên quan đến hoạt động của trường: Tổ chức rà soát và hệ thống
hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của trường; đề
xuất phương án xử lý kết quả rà soát với cơ quan có thẩm quyền; báo cáo kết quả
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khi được cơ quan cấp trên yêu cầu (1,5 điểm);
5. Tổ chức, thực
hiện pháp luật: Tổ chức triển khai thực hiện đúng và kịp thời các văn bản quy
phạm pháp luật mới; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy,
quy chế và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm theo quy định (2,0 điểm).
IX. TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Về tổ chức: Có
đơn vị (phòng/trung tâm/bộ phận) khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, đảm
nhiệm các công việc thi (2,0 điểm);
2. Lĩnh vực khảo
thí:
a) Tổ chức tốt các
hoạt động đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo chủ trương của ngành (1,0 điểm);
b) Triển khai thực
hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống
tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Hai
không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1,5 điểm);
c) Tổ chức tốt các
kỳ thi tuyển sinh hàng năm (1,0 điểm);
d) Chấp hành
nghiêm và thực hiện đúng chỉ tiêu tuyển sinh được giao (0,5 điểm);
3. Lĩnh vực kiểm định
chất lượng giáo dục:
a) Đầu tư nguồn lực
cho công tác đảm bảo chất lượng:
- Đầu tư con người
làm công tác đảm bảo chất lượng (1,0 điểm);
- Đầu tư tài chính
cho công tác đảm bảo chất lượng (0,5 điểm);
- Đầu tư cơ sở vật
chất cho công tác đảm bảo chất lượng (0,5 điểm).
b) Triển khai công
tác tự đánh giá:
- Đã xây dựng kế
hoạch triển khai công tác tự đánh giá (1,0 điểm);
- Kế hoạch tự đánh
giá đã báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (1,0 điểm);
X. TIÊU CHUẨN ĐÁNH
GIÁ VÀ CHO ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Có mạng nội bộ
của trường nối đến tất cả các khoa, phòng, ban, trung tâm máy tính … và với
băng thông Internet đủ lớn để dùng (qua ADSL, leased line) (1,0 điểm);
2. Cung cấp email
đến toàn thể sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong toàn trường theo tên
miền của trường (1,0 điểm);
Đánh giá nội dung
hoạt động website của trường, có công bố đầy đủ, thường xuyên và kịp thời các
thông tin chính yếu nhất như sau:
3. Chương trình
đào tạo của các chuyên ngành (1,0 điểm);
4. Thông tin thi và tuyển sinh
(1,0 điểm);
5. Đề tài nghiên cứu khoa học và
sản phẩm chuyển giao công nghệ (1,0 điểm);
6. Thư viện giáo trình điện tử của
trường, ít nhất mỗi khoa chuyên ngành có 10 đầu sách online, định dạng pdf có mục
lục (1,0 điểm);
7. Bắt đầu có bài giảng
eLearning trực tuyến, khuyến khích dùng mã nguồn mở Moodle, bài giảng theo
SCORM, ít nhất mỗi chuyên ngành có 2 bài giảng điện tử e Learning (1,0 điểm);
8. Niên giám thống kê của trường
qua ít nhất 5 năm hoặc kể từ khi thành lập (số sinh viên, giảng viên, tiến sĩ,
giáo sư, phó giáo sư các khoa) (1,0 điểm);
9. Sử dụng các phần mềm mã nguồn
mở trong đào tạo và quản lý (Open Office, Linux, Asianux server …) để đảm bảo
tôn trọng bản quyền sử dụng phần mềm (1,0 điểm);
10. Hệ thống quản lý nhà trường
(1,0 điểm).
XI. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO
ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC.
1. Công tác xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (2,0 điểm):
a) Có quy hoạch, kế hoạch xây dựng,
phát triển đội ngũ hàng năm (0,5 điểm);
b) Có văn bản chỉ đạo, văn bản
hướng dẫn và triển khai thực hiện (0,5 điểm);
c) Có các hoạt động cụ thể để
triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch (0,5 điểm);
d) Có văn bản báo cáo kết quả kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch (0,5 điểm).
2. Công tác phát triển đội ngũ
giảng viên (2,0 điểm):
a) Tổ chức hoạt động giáo dục ý
thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp (0,5 điểm);
b) Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng có kết quả (0,5 điểm);
c) Tổ chức hoạt động nghiên cứu
khoa học thường xuyên (0,5 điểm);
d) Tổ chức hoạt động giảng dạy
theo đúng kế hoạch (0,5 điểm);
3. Công tác quản lý, sử dụng đội
ngũ giảng viên (2,0 điểm):
a) Tổ chức tuyển dụng hàng năm
theo đúng quy trình, dân chủ, công khai (0,5 điểm);
b) Bố trí, sắp xếp, sử dụng đội
ngũ hợp lý (0,5 điểm);
c) Đánh giá đội ngũ thường xuyên
(0,5 điểm);
d) Xây dựng, tạo nguồn cho đội
ngũ (0,5 điểm);
4. Công tác xây dựng môi trường
và tạo động lực cho đội ngũ giảng viên (2,0 điểm):
a) Mở rộng việc làm và quy mô
công việc cho đội ngũ (0,5 điểm);
b) Có cơ chế khuyến khích đội
ngũ nâng cao trình độ (0,5 điểm);
c) Có cơ chế đãi ngộ phù hợp
(0,5 điểm);
d) Tạo cơ hội thăng tiến cho đội
ngũ (0,5 điểm);
5. Hiệu quả của công tác quản lý
đội ngũ giảng viên (2,0 điểm):
a) Số lượng, quy mô, cơ cấu của
đội ngũ phù hợp (0,5 điểm);
b) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh (0,5 điểm);
c) Đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực
(0,5 điểm);
d) Chất lượng đào tạo đáp ứng
yêu cầu xã hội (0,5 điểm).
XII. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO
ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC THANH TRA.
1. Xây dựng, củng cố tổ chức
Thanh tra, ban hành các Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong nhà
trường (2,0 điểm);
2. Xây dựng kế hoạch thanh tra
hàng năm (2,0 điểm);
3. Triển khai thực hiện nhiệm vụ
thanh tra (2,0 điểm);
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
và tiếp công dân (2,0 điểm);
5. Thực hiện chế độ thông tin
báo cáo (2,0 điểm).
XIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT CÁC
CUỘC VẬN ĐỘNG:
1. Cuộc vận động “Nói không với
đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”.
a) Tổ chức các hoạt động nhằm
quán triệt nội dung cuộc vận động “Hai không” và “Nói không với đào tạo không đạt
chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội” đến từng cán bộ, giảng viên, học sinh,
sinh viên (2,5 điểm).
b) Có các thỏa thuận hợp tác,
các hợp đồng đào tạo với các địa phương, doanh nghiệp, các tập đoàn, các tổng
công ty để thực hiện việc triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội (2,5 điểm);
2. Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Tiếp tục triển khai có hiệu quả
thiết thực các hoạt động giới thiệu, học tập về thân thế, sự nghiệp và đạo đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh (2,5 điểm);
3. Tích cực tham gia cuộc vận động
“Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” (2,5 điểm);
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. CÁC ĐƠN VỊ TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP
LOẠI:
Căn cứ mức độ hoàn thành các nhiệm
vụ của năm học, các đơn vị thực hiện việc tự đánh giá cho điểm và xếp loại theo
các mức: Loại tốt từ 130 điểm trở lên; loại khá từ 110 điểm đến dưới 130 điểm;
loại trung bình từ 75 điểm đến dưới 110 điểm; loại yếu dưới 75 điểm.
Từ số điểm đạt được cùng với các
tiêu chuẩn khác quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng và Thông tư số
21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác
thi đua, khen thưởng ngành giáo dục, các đơn vị tiến hành bình xét danh hiệu
thi đua Tập thể Lao động xuất sắc, Tập thể Lao động tiên tiến và đề nghị hình
thức khen thưởng theo quy định.
Các trường gửi báo cáo về các Vụ
chức năng và báo cáo tổng hợp về Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng ngành
trước ngày 30/6/2009.
II. CÁC VÙNG THI ĐUA
Để thuận lợi cho việc tổ chức ký
kết giao ước thi đua, trao đổi, đánh giá, bình xét … sau mỗi kỳ hoặc năm học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo phân các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng
thành 3 vùng như sau:
- Vùng I: Các đơn vị thuộc khu vực
Bắc bộ (từ Hà Giang đến Ninh Bình)
- Vùng II: Các đơn vị thuộc khu
vực Trung bộ và Tây Nguyên
- Vùng III: Các đơn vị thuộc khu
vực Nam bộ
III. ĐỐI VỚI CÁC VỤ, CƠ QUAN CHỦ
TRÌ CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC:
1. Để giúp lãnh đạo Bộ theo dõi,
chỉ đạo kịp thời các vùng thực hiện tốt các lĩnh vực công tác trong năm học, đồng
thời để bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng các đơn vị được chính xác,
khách quan, công bằng có tác dụng giáo dục, động viên, nêu gương học tập trong
toàn ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Vụ, Cục cử cán bộ trực tiếp theo
dõi lĩnh vực công tác ở từng vùng.
2. Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra
trong năm học, đối chiếu với nhiệm vụ năm học, các vụ, cơ quan chủ trì các lĩnh
vực công tác được lãnh đạo Bộ giao tiến hành bình xét, đánh giá, cho điểm các
đơn vị, đề nghị khen thưởng và gửi kết quả về thường trực Hội đồng Thi đua –
Khen thưởng ngành trước ngày 30/7/2009
IV. NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA TỪNG
VÙNG:
Năm đầu tiên Bộ chỉ định một đơn
vị làm trưởng vùng, các đơn vị sẽ luân phiên nhau làm trưởng vùng năm tiếp theo
với chức năng và nhiệm vụ:
- Tổ chức lễ ký kết giao ước thi
đua;
- Tổ chức trao đổi học tập kinh
nghiệm công tác quản lý và kiểm tra một số mặt công tác ở các thành viên trong
vùng;
- Tổ chức họp, đánh giá, bình
xét.
1. Tổ chức ký kết giao ước thi
đua:
- Các đơn vị trong vùng tiến
hành đăng ký thực hiện xuất sắc bao nhiêu lĩnh vực công tác cũng như hình thức
khen thưởng (Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng) gửi về cho Trưởng vùng trước khi tiến hành
ký kết giao ước thi đua.
- Nội dung ký kết giao ước thi
đua: Trưởng vùng báo cáo các tiêu chí cụ thể, điểm các lĩnh vực công tác, các đại
biểu tham dự hội nghị thảo luận, thống nhất, sửa chữa, bổ sung (có thể tăng bớt
điểm ở từng tiêu chí, chọn lĩnh vực công tác hệ số 2) hoàn tất văn bản giao ước
thi đua và tiến hành ký kết giao ước thi đua. Bản giao ước thi đua đã được ký kết
đầy đủ gửi cho lãnh đạo Bộ và sao gửi cho thường trực Hội đồng Thi đua – Khen
thưởng ngành để theo dõi.
2. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm
công tác quản lý và thăm, làm việc, học tập một số đơn vị những mảng công việc
được vùng đánh giá cao. Trưởng vùng có trách nhiệm tổ chức cho các đơn vị gặp mặt
trao đổi.
3. Tổ chức họp, đánh giá bình chọn:
- Trưởng vùng chủ động thời
gian, địa điểm để tổ chức họp (Trưởng vùng gửi giấy mời cho các đơn vị) bình chọn
các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng. Thành phần họp cụ thể: Lãnh đạo
đơn vị (Giám đốc, Hiệu trưởng, Thủ trưởng đơn vị); Chủ tịch Công đoàn đơn vị;
Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, ban phụ trách công tác thi đua khen thưởng;
chuyên viên trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng; Thành phần mời dự họp
về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lãnh đạo Bộ trực tiếp phụ trách theo dõi thi
đua của vùng; các cán bộ chuyên viên đại diện các vụ chức năng theo dõi công
tác thi đua của từng vùng được lãnh đạo Bộ phân công.
- Nội dung họp: Đồng chí Trưởng
vùng báo cáo đánh giá khái quát những lĩnh vực công tác đạt thành tích xuất sắc
của các đơn vị trong vùng; những lĩnh vực công tác còn hạn chế, nguyên nhân,
bài học kinh nghiệm của các đơn vị; những đề xuất kiến nghị với Bộ; các đơn vị
thảo luận báo cáo chung; đại biểu tham dự Hội nghị phát biểu ý kiến; lãnh đạo Bộ
phát biểu chỉ đạo, đánh giá; Hội nghị bỏ phiếu suy tôn đề nghị công nhận danh
hiệu thi đua, xếp loại nhất, nhì, ba và các hình thức khen thưởng cho các đơn vị
(Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
Bằng khen của Bộ trưởng); Bỏ phiếu hoặc biểu quyết đề cử Trưởng vùng cho năm học
tiếp theo; Bế mạc Hội nghị.
Để báo cáo đánh giá khái quát của
Trưởng vùng có hiệu quả tốt, Bộ đề nghị các đơn vị trong vùng nộp báo cáo tổng
kết việc thực hiện nhiệm vụ năm học, tự đánh giá cho điểm, đề nghị khen thưởng
gửi về cho Trưởng vùng trước ngày 30/6/2009 để kịp tổng hợp vào báo cáo chung.
4. Hồ sơ gửi về Hội đồng Thi
đua, Khen thưởng ngành một bộ gồm:
- Tờ trình của Trưởng vùng đề
nghị khen thưởng.
- Biên bản họp đánh giá, bình
xét cuối năm của vùng.
- Báo cáo thành tích của đơn vị
được đề nghị khen thưởng.
- Tóm tắt thành tích của đơn vị
được đề nghị khen thưởng (cho trường hợp đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ,
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)
Số lượng bộ hồ sơ gửi về Hội đồng
Thi đua, Khen thưởng ngành: Đề nghị khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ là 3 bộ; Bằng khen của Bộ trưởng
là 1 bộ.
Kết thúc Hội nghị, Trưởng các
vùng gửi các loại báo cáo về thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành
giáo dục (Phòng TĐKT – Văn phòng Bộ, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội; Tel: 04.38692013;
04. 36230767) trước ngày 31-7-2009:
- Báo cáo chung tổng kết đánh
giá khái quát những lĩnh vực công tác đạt thành tích xuất sắc, những lĩnh vực
công tác còn hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các đơn vị trong
vùng và những đề xuất, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các báo cáo tổng kết việc thực
hiện nhiệm vụ năm học, tự đánh giá cho điểm các lĩnh vực công tác của các đơn vị
và tờ trình đề nghị khen thưởng của từng đơn vị trong vùng.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ để bổ sung, sửa đổi cho
phù hợp.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Ban TĐKTTW;
- Lưu VT-PTĐKT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CÁC VÙNG THI ĐUA
Vùng I:
1. Đại học Thái Nguyên
1.1. Trường Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp
1.2. Trường Đại học Nông Lâm
1.3. Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh
1.4. Trường Đại học Y khoa
1.5. Trường Đại học Sư phạm
1.6. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật
2. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Trường Đại học Xây dựng
4. Trường Đại học Mỏ - Địa chất
5. Trường Đại học Giao thông vận
tải
6. Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội
7. Trường Đại học Kinh tế quốc
dân
8. Trường Đại học Thương mại
9. Trường Đại học Ngoại thương
10. Trường Đại học Mỹ thuật Công
nghiệp
11. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
12. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
13. Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên
14. Trường Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương
15. Trường Đại học Sư phạm Thể dục
Thể thao Hà Tây
16. Trường Đại học Hà Nội
17. Trường Đại học Tây Bắc
18. Học viện Quản lý Giáo dục
19. Viện Đại học Mở Hà Nội
20. Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương
21. Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Trung ương
22. Trường Đại học Dân lập
Phương Đông
23. Trường Đại học Dân lập Đông
Đô
24. Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
25. Trường Đại học Dân lập Hải
Phòng
26. Trường Đại học Dân lập Lương
Thế Vinh
27. Trường Đại học Thăng Long
28. Trường Đại học FPT
29. Trường Đại học Quốc tế Bắc
Hà
30. Trường Đại học Tư thục Công
nghệ và QL Hữu Nghị
31. Trường Đại học Thành Tây
32. Trường Đại học Đại Nam
33. Trường Đại học Nguyễn Trãi
34. Trường Đại học Chu Văn An
35. Trường Đại học Hà Hoa Tiên
36. Trường Đại học Hòa Bình
37. Trường Cao đẳng Công nghệ
Thành Đô
38. Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc
Hà
39. Trường Cao đẳng Ngoại ngữ -
Công nghệ Việt Nhật
40. Trường Cao đẳng Bách Khoa
Hưng Yên
41. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Hà Nội
42. Trường Cao đẳng Đại Việt
Vùng II
1. Đại học Huế
1.1. Trường Đại học Khoa học
1.2. Trường Đại học Nông lâm
1.3. Trường Đại học Kinh tế
1.4. Trường Đại học Y – Dược
1.5. Trường Đại học Sư phạm
1.6. Trường Đại học Ngoại ngữ
1.7. Trường Đại học Nghệ thuật
2. Đại học Đà Nẵng
2.1. Trường Đại học Bách khoa
2.2. Trường Đại học Kinh tế
2.3. Trường Đại học Ngoại ngữ
2.4. Trường Đại học Sư phạm
2.5. Trường Cao đẳng Công nghệ
2.6. Trường Cao đẳng Công nghệ
Thông tin
3. Trường Đại học Vinh
4. Trường Đại học Quy Nhơn
5. Trường Đại học Nha Trang
6. Trường Đại học Tây Nguyên
7. Trường Đại học Đà Lạt
8. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương – Nha Trang
9. Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Sầm Sơn
10. Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Trung ương Nha Trang
11. Trường Đại học Dân lập Phú
Xuân
12. Trường Đại học Dân lập Duy
Tân
13. Trường Đại học Yersin Đà Lạt
14. Trường Đại học Kiến trúc Đà
Nẵng
15. Trường Đại học Phan Chu
Trinh
16. Trường Đại học Quang Trung
17. Trường Cao đẳng Dân lập Kinh
tế - Kỹ thuật Đông Du
18. Trường Cao đẳng Kỹ thuật –
Công nghiệp Quảng Ngãi
19. Trường Cao đẳng Công Kỹ nghệ
Đông Á
20. Trường Cao đẳng Tư thục Đức
Trí
21. Trường Cao đẳng Đông Á
22. Trường Cao đẳng Phương Đông
Vùng III
1. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh
2. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ
Chí Minh
3. Trường Đại học Luật TP Hồ Chí
Minh
4. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ
Chí Minh
5. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP Hồ Chí Minh
6. Trường Đại học Sư phạm Thể dục
Thể thao TP Hồ Chí Minh
7. Trường Đại học Sư phạm Đồng
Tháp
8. Trường Đại học Cần Thơ
9. Trường Đại học Mở TP Hồ Chí
Minh
10. Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương TP Hồ Chí Minh
11. Trường Cán bộ Quản lý GD và
ĐT II
12. Trường Dự bị Đại học TP Hồ
Chí Minh
13. Trường Đại học Dân lập Ngoại
ngữ Tin học TP Hồ Chí Minh
14. Trường Đại học Dân lập Văn
Lang
15. Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ TP Hồ Chí Minh
16. Trường Đại học Dân lập Hùng
Vương
17. Trường Đại học Dân lập Hồng
Bàng
18. Trường Đại học Dân lập Văn
Hiến TP Hồ Chí Minh
19. Trường Đại học Công nghệ Sài
Gòn
20. Trường Đại học Bình Dương
21. Trường Đại học Lạc Hồng
22. Trường Đại học Dân lập Cửu
Long
23. Trường Đại học Hoa Sen
24. Trường Đại học Kinh tế - Tài
chính TP Hồ Chí Minh
25. Trường Đại học Tư thục Quốc
tế Sài Gòn
26. Trường Đại học Tư thục Công
nghệ Thông tin Gia Định
27. Trường Đại học Bà Rịa – Vũng
Tàu
28. Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An
29. Trường Đại học Tây Đô
30. Trường Đại học Võ Trường Toản
31. Trường Cao Đẳng Dân lập Kinh
tế Kỹ thuật Bình Dương
32. Trường Cao đẳng Kỹ thuật –
Công nghệ Đồng Nai
33. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Sài Gòn
34. Trường Cao đẳng Kinh tế -
Công nghệ TP Hồ Chí Minh
35. Trường Cao đẳng Kỹ thuật –
Công nghệ Vạn Xuân
36. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn
37. Trường Cao đẳng Nguyễn Tất
Thành
38. Trường Cao đẳng Bách Việt
39. Trường Cao đẳng Viễn Đông.
PHỤ LỤC II
DANH
SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐÁNH GIÁ CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC
STT
|
Lĩnh
vực công tác
|
Đơn
vị đánh giá
|
1
|
Công tác tuyển sinh và công
tác đào tạo
|
Vụ Giáo dục Đại học
|
2
|
Công tác tổ chức cán bộ, quản
lý cán bộ công chức
|
Vụ Tổ chức Cán bộ
|
3
|
Công tác kế hoạch, thống kê, tài
chính, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
|
Vụ Kế hoạch – Tài chính
Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, Đồ chơi trẻ em
|
4
|
Công tác học sinh, sinh viên
|
Vụ Công tác Học sinh, sinh
viên
|
5
|
Công tác nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ
|
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường
|
6
|
Công tác Hợp tác quốc tế
|
Vụ Hợp tác Quốc tế
Cục Đào tạo với nước ngoài
|
7
|
Công tác giáo dục quốc phòng
|
Vụ Giáo dục Quốc phòng
|
8
|
Công tác Pháp chế
|
Vụ Pháp chế
|
9
|
Công tác khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục
|
Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng Giáo dục
|
10
|
Công tác Công nghệ Thông tin
|
Cục Công nghệ Thông tin
|
11
|
Công tác Xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
|
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý
giáo dục
|
12
|
Công tác Thanh tra
|
Thanh tra
|
13
|
Tổ chức thực hiện các cuộc vận
động
|
Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vụ
Công tác Học sinh, Sinh viên Văn phòng
|