Báo cáo 1073/BNN-TCTL năm 2014 về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1073/BNN-TCTL
Ngày ban hành 01/04/2014
Ngày có hiệu lực 01/04/2014
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hoàng Văn Thắng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1073/BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC TRUNG BỘ, NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Hiện nay, các địa phương khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch gieo trồng vụ Mùa, Hè Thu năm 2014. Do diễn biến bất lợi của thời tiết, nguồn nước, diện tích gieo trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo tình hình triển khai công tác phòng, chống hạn hán, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh của các địa phương trong khu vực như sau:

1. Tình hình thời tiết, nguồn nước

Từ cuối năm 2013 đến tháng 3/2014, tình hình thời tiết, nguồn nước diễn biến không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh:

- Nắng nóng và mưa: Tình trạng nắng nóng xảy ra ở một số khu vực, kéo dài; nhiều nơi không có mưa, đặc biệt một số vùng tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên, lượng mưa ở một số nơi thiếu hụt từ 50-90% so với cùng kỳ hàng năm;

- Dòng chảy sông, suối: Phần lớn đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, một số khu vực có thời điểm mực nước xuống thấp, như: sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), Sông Cái Nha Trang (Khánh Hòa), sông La Ngà (Bình Thuận);

- Nguồn nước trữ tại các hồ chứa: Tính đến thời điểm hiện nay, lượng nước trữ trung bình tại các hồ chứa thủy lợi đạt từ 60¸70% dung tích thiết kế; một số nơi đạt thấp, như: Ninh Thuận, Bình Thuận (25¸40%), khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (40¸60%), trong đó nhiều hồ chứa nhỏ còn dung tích trữ rất thấp. Mực nước các hồ chứa thủy điện thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1¸4 m;

- Xâm nhập mặn: Đã xuất hiện và gây ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh ở hạ du sông Vu Gia-Thu Bồn, vùng ven biển Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nặng nhất tại tỉnh Hậu Giang.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, khu vực Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, tình trạng nng nóng tiếp tục xảy ra, mùa mưa có khả năng đến muộn hơn so với nhiều năm, dòng chảy sông, suối tiếp tục thiếu hụt.

Nếu tình hình thời tiết, nguồn nước tiếp tục diễn biến như trên, hạn hán và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra, ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng vụ Mùa, vụ Hè Thu và dân sinh.

2. Tình hình thiếu nước, hạn hán

Do ảnh hưởng của nắng nóng, thiếu hụt nguồn nước, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn. Theo báo cáo của các địa phương (tính đến cuối tháng 3/2014), diện tích cây trồng vụ Đông Xuân 2013-2014 bị thiếu nước và hạn hán là 26.652 ha (có phụ lục kèm theo). Trong đó, các địa phương bị ảnh hưởng nhiều, gồm: Bình Phước 14.000 ha, Ninh Thuận 5.481 ha, Đắk Lắk 5.450 ha. Theo nhận định của các địa phương, nếu tình trạng nắng nóng và thiếu hụt lượng mưa tiếp tục diễn ra, hạn hán sẽ xảy ra, nhất là các vùng không có công trình thủy lợi.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn

Để phòng, chng hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai một số công việc, cụ thể:

- Ban hành văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; yêu cầu tổ chức thực hiện các biện pháp cụ th, như: nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, ao, giếng để khơi thông dòng chảy và trữ nước; tận dụng triệt để các nguồn nước tự nhiên sẵn có, dành nguồn nước trữ tại các hồ chứa cho thời kỳ hạn hán gay gắt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và tổ chức tưới tiết kiệm nước;

- Chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ theo dõi diễn biến, dự báo xu thế xâm nhập mặn, thường xuyên cảnh báo cho các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để tổ chức lấy nước hiệu quả, hạn chế tác hại của xâm nhập mặn;

- Tổ chức Hội nghị triển khai công tác cấp nước và phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

- Cử 3 đoàn công tác đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

4. Đề xuất, kiến nghị

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phchỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn:

- Điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du trong những thời gian căng thẳng về nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh;

- Hỗ trợ kinh phí bơm điện, dầu, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương để chống hạn, ngoài khả năng chi trả của các đơn vị, địa phương;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Phó TTg CP Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Phó TTg CP Vũ Văn Ninh (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- Tập đoàn điện lực Việt Nam;
- Cục Trồng trọt;
- Lưu VT; TCTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Văn Thắng

 

PHỤ LỤC

[...]