BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1071/BTNMT-KH
V/v
hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm
2014 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 03 năm 2013
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật
Ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30
tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
việc quản lý, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường năm
2014 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2012 VÀ NĂM 2013
1. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương năm 2012 và năm 2013
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi
trường gồm các nội dung: việc thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;
lồng ghép bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển
của địa phương; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin, truyền thông, giáo dục,
nâng cao nhận thức về môi trường, phối hợp
trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành, tổ chức và đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý môi trường.
- Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ
bảo vệ môi trường của địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện
Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp
cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự
án bảo vệ môi trường và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2012 và năm
2013
- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường
ở địa phương nêu tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và trong Chỉ
thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
theo dõi, giám sát và đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững tại Việt Nam; thống kê các chỉ tiêu môi trường (theo mẫu
gửi kèm tại Phụ lục 1).
- Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán
ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2012 và năm 2013: Nêu cụ thể danh mục các
nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; kết quả sản
phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện; hiệu quả
đầu tư từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường; số kinh phí đã giải ngân tính đến
ngày 30 tháng 6 năm 2013 (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 2).
- Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm
2013.
- Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Kiến nghị và đề xuất
Qua việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân
sách sự nghiệp môi trường năm 2012 và năm 2013; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở
phần 1 và phần 2 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường và
các kiến nghị, đề xuất khác.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP
MÔI TRƯỜNG NĂM 2014
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014
1.1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi
trường bức xúc ở địa phương
- Tập trung xử lý, làm sạch nguồn nước, đặc
biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và các sông, hồ,
ao, kênh, mương.
- Hỗ trợ xử lý ô nhiễm không khí do hoạt động
công nghiệp, xây dựng, giao thông ở khu công nghiệp, đô thị, đặc biệt là ô nhiễm
do bụi ở các khu vực nội thị, khu tập trung dân cư.
- Hỗ trợ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy
hại ở các đô thị, khu công nghiệp.
- Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường các làng
nghề, điểm phát sinh dịch bệnh; khắc phục
một số điểm nóng về môi trường do tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và chất độc
da cam/điôxin.
- Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đặc biệt là các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương nằm
trong Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường, cơ chế
thực hiện, mô hình quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Ban hành danh mục đối với các ngành, lĩnh vực
sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để hạn chế đầu tư tại địa
phương.
- Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc
môi trường địa phương; xây dựng báo cáo chuyên đề về môi trường và tổng hợp số
liệu về môi trường hàng năm.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu
và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu,
máy móc, thiết bị đã qua sử dụng gây nguy hại cho môi trường.
- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược; lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
và trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
1.3. Quản lý chất thải
- Triển khai thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình
hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
- Hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường và chất thải
nguy hại quy mô cấp tỉnh, huyện và xã hoặc các mô hình thí điểm của địa phương;
vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; hỗ trợ các phương tiện
thu gom, vận chuyển chất thải.
- Tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm
và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
1.4. Bảo tồn đa dạng
sinh học
- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi Luật
đa dạng sinh học đến các cấp, các ngành trên địa bàn.
- Phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh
vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá và bảo tồn các
giống loài động vật, thực vật, vi sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
trong danh mục cần bảo vệ theo thẩm quyền của địa phương.
- Bảo vệ các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn,
cửa sông và khu ven biển, các hệ sinh thái thủy sinh; phát triển và mở rộng các
khu bảo tồn thiên nhiên.
1.5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường
- Tăng cường năng lực tổ chức cơ quan chuyên
môn và cán bộ bảo vệ môi trường các cấp.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về môi trường như đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất
quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường, về đa dạng sinh học và
an toàn sinh học.
- Hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các
tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp.
- Xây dựng và triển khai các mô hình bảo vệ
môi trường, mô hình tự quản tiên tiến ở địa phương.
- Thống kê các chỉ tiêu kế hoạch tài nguyên,
môi trường và phát triển bền vững theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
- Bảo đảm hoạt động của hệ thống quan trắc
môi trường theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
- Hỗ trợ thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp
tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở địa phương.
1.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng
về bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động
nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp
hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi
trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách năm 2014 của các địa phương.
- Các dự án, nhiệm vụ đưa vào kế hoạch sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo
cáo bằng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).
- Sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường đúng
mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định tại Thông
tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài
chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp
môi trường.
- Đối với các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg
ngày 29 tháng 4 năm 2008, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg và Quyết định số
1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 đề nghị gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định và
định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí
kinh phí và kết quả thực hiện các dự án được hỗ trợ.
3. Tiến độ xây dựng kế hoạch
- Trước ngày 15 tháng 7 năm 2013: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoàn thành việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi
trường năm 2014 theo mẫu bảng tổng hợp tại
phụ lục kèm theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường với số lượng 03 bản. Đồng
thời gửi file điện tử công văn và các phụ lục đính kèm vào địa chỉ email: vukehoach@monre.gov.vn
- Từ ngày 18 tháng 7 năm 2013: Bộ Tài nguyên
và Môi trường xử lý, tổng hợp kế hoạch và
dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường chung của cả nước báo cáo Thủ tướng
Chính phủ và gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương xem xét, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành có liên
quan và các huyện, thị xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường
năm 2014 theo tiến độ nêu trên, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch
bảo vệ môi trường của cả nước.
Mọi vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện, đề nghị liên hệ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết kịp thời, theo địa chỉ: Vụ Kế hoạch, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, số 10, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội; số điện thoại:
04.37956868 (số lẻ 6768; 1219) và fax: 04.38359221./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- TT Bùi Cách Tuyến;
- TT Chu Phạm Ngọc Hiển;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (để phối hợp);
- Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;
- Các đơn vị: Vụ TC; TCMT;
- Lưu: VT, KH (PH50b).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Quang
|
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
………………………………………
|
Phụ lục
1
|
TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÀ DỰ
KIẾN THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
(Kèm
theo Công văn số /
ngày tháng năm 2013 của
)
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện
năm 2012
|
Ước thực
hiện 2013
|
Kế hoạch
năm 2014
|
Ghi chú
|
1
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
%
|
|
|
|
|
2
|
Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở nông
thôn
|
%
|
|
|
|
|
3
|
Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị
|
%
|
|
|
|
|
4
|
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt
động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
|
%
|
|
|
|
|
5
|
Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng được xử lý
|
%
|
|
|
|
|
6
|
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom
|
%
|
|
|
|
|
7
|
Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý
|
%
|
|
|
|
|
8
|
Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải,
chất thải đạt tiêu chuẩn quy định
|
%
|
|
|
|
|
9
|
Kinh phí chi sự nghiệp môi trường
|
Triệu đồng
|
|
|
|
|
Tỉnh, thành phố:
………………………………………
|
Phụ lục
2
|
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2012 VÀ NĂM 2013
(Kèm theo Công văn số /
ngày tháng năm 2013 của
)
STT
|
Tên nhiệm vụ/ dự án
|
Thời
gian thực hiện
|
Tổng
kinh phí
|
Kinh phí
năm 2012
|
Kinh phí
năm 2013
|
Đơn vị thực hiện;
lưu giữ sản phẩm
|
Tiến độ
giải ngân (%)
|
Các kết quả chính
đã đạt được
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ Chính phủ giao
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Nhiệm vụ thường
xuyên
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D
|
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh, thành phố:
………………………………………
|
Phụ lục
3
|
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ,
DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2014
(Kèm
theo Công văn số /
ngày tháng năm 2013
của
)
STT
|
Tên nhiệm vụ/dự án
|
Cơ sở
pháp lý
|
Mục tiêu
|
Nội dung
thực hiện
|
Dự kiến
sản phẩm
|
Cơ quan
thực hiện
|
Thời
gian thực hiện
|
Tổng
kinh phí
|
Lũy kế đến hết năm
2013
|
Kinh phí
năm 2014
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ Chính phủ giao
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Nhiệm vụ thường
xuyên
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D
|
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|