Công văn 1063/BHXH-BT năm 2014 về khoanh nợ tiền Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp Vinashin, Vinalines do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 1063/BHXH-BT
Ngày ban hành 01/04/2014
Ngày có hiệu lực 01/04/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Đỗ Văn Sinh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1063/BHXH-BT
V/v khoanh nợ tiền BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp Vinashin, Vinalines

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11, Luật Bảo hiểm y tế 25/2008/QH12;

Căn cứ Công văn số 61/TTg-KTTH ngày 02/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Công văn số 62/TTg-KTTH ngày 02/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin); Công văn số 835/VPCP-KTTH ngày 08/02/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các doanh nghiệp thuộc Vinashin và Vinalines;

Tiếp theo Công văn số 2308/BHXH-BT ngày 25/6/2013 về việc thu BHXH, BHYT các doanh nghiệp thuộc Vinashin, Vinalines, Công văn số 5136/BHXH-BT ngày 18/12/2013 về việc khoanh nợ tiền BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp thuộc Vinashin, Vinalines, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện khoanh nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp thuộc Vinashin (nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC)) và Vinalines như sau:

1. Nội dung khoanh nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN

1.1. Các doanh nghiệp được khoanh nợ gồm năm (5) doanh nghiệp chuyển từ Vinashin sang Vinalines và chín mươi hai (92) doanh nghiệp thuộc Vinashin (danh sách kèm theo Công văn số 5136/BHXH-BT);

1.2. Số tiền được khoanh nợ gồm tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng tính đến hết ngày 31/12/2012.

1.3. Thời hạn được khoanh nợ: từ 01/01/2013 đến 31/12/2017 (05 năm).

1.4. Trách nhiệm trả nợ

Trong thời hạn được khoanh nợ, doanh nghiệp được khoanh nợ phải trả tiền nợ được khoanh và tiền lãi phát sinh theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật BHXHKhoản 2 Điều 49 Luật BHYT.

2. Hồ sơ khoanh nợ BHXH, BHYT, BHTN đối với mỗi doanh nghiệp

2.1. Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tính đến ngày 31/12/2012 (Mẫu 01/KN kèm theo Công văn này). Người lao động có tên trong danh sách quản lý của doanh nghiệp nhưng không hưởng tiền lương, tiền công hàng tháng thì không tính thu, truy thu BHXH, BHYT để tính vào khoản nợ của doanh nghiệp.

2.2. Biên bản đối chiếu xác nhận nợ của doanh nghiệp (Mẫu số 02/KN kèm theo Công văn này).

2.3. Chứng thư bảo lãnh nợ của SBIC hoặc Vinalines (Mẫu kèm theo Công văn này).

3. Giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động trong doanh nghiệp được khoanh nợ

3.1. Thời gian khoanh nợ (đến 31/12/2012) được tính là thời gian đóng BHXH, BHTN để xác nhận, chốt sổ BHXH làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ BHXH, BHTN theo quy định hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.

3.2. Thời gian khoanh nợ (đến 31/12/2012) được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục để tính hưởng BHYT đối với người lao động theo quy định; Quỹ BHYT không chi trả chi phí khám, chữa bệnh của người lao động phát sinh trong thời gian khoanh nợ.

3.3. Từ 01/01/2013 trường hợp doanh nghiệp tiếp tục nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN phát sinh thì đối với người lao động đủ tuổi giải quyết chế độ hưu trí, người lao động chuyển đi, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, giám đốc doanh nghiệp có văn bản đề nghị và đóng trước tiền BHXH, BHYT, BHTN để chốt sổ BHXH, giải quyết chế độ cho người lao động. Giám đốc cơ quan BHXH xem xét, giải quyết đề nghị của doanh nghiệp.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp được khoanh nợ

- Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện kiểm tra, đối chiếu, lập Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu 01 /KN); Biên bản đối chiếu xác nhận nợ của doanh nghiệp (Mẫu số 02/KN). Sau đó, gửi cho SBIC hoặc Vinalines để lập Chứng thư bảo lãnh; gửi BHXH tỉnh 02 bộ hồ sơ.

- Từ 01/01/2013 ngoài việc phải đóng số tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động tham gia BHXH, BHYT theo quy định, doanh nghiệp có có thể trả tiền khoanh nợ (gốc và lãi) cho cơ quan BHXH. Trên chứng từ chuyển tiền, doanh nghiệp cần ghi rõ: trả nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN được khoanh. Nếu không ghi rõ nội dung trả nợ thì số tiền chuyển nộp của doanh nghiệp được tính là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) phát sinh từ 01/01/2013.

4.2. Trách nhiệm của BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh)

- Căn cứ hồ sơ tham gia, đóng BHXH, BHYT của doanh nghiệp, hướng dẫn, phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra, rà soát số lao động, số tiền đóng, số tiền nợ để lập hồ sơ khoanh nợ theo quy định tại Mục 2 Công văn này (BHXH tỉnh giữ 02 bộ).

- Đôn đốc doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHTN phát sinh hàng năm từ 01/01/2013 và trả tiền nợ khoanh.

- Hàng tháng, trao đổi, phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương (Sở Kế hoạch-Đầu tư, Thuế, Tòa án...) theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, có biện pháp thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.

- Hàng tháng, quý báo cáo BHXH Việt Nam về tình hình trả nợ được khoanh của các doanh nghiệp (các chỉ tiêu báo cáo theo mẫu số 03/KN kèm theo Công văn này được bổ sung vào mẫu báo cáo thống kê số 01BC, 02BC ban hành kèm theo Công văn số 3465/BHXH-KHTC ngày 05/4/2013 của BHXH Việt Nam).

- Hết thời hạn khoanh nợ, nếu doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì yêu cầu SBIC hoặc Vinalines trả thay doanh nghiệp. Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thay thì thực hiện các biện pháp thu hồi nợ theo quy định.

[...]