Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 1060/QLCL-CL1 năm 2013 xử lý thông tin trên báo Tiền phong do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1060/QLCL-CL1
Ngày ban hành 28/06/2013
Ngày có hiệu lực 28/06/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Bích Nga
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1060/QLCL-CL1
V/v Thông tin đăng tải ngày 25/6/2013 trên báo Tiền phong

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013

 

Kính gửi: Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Ngày 25/6/2013, báo Tiền phong có đăng tải các ý kiến của VASEP về nội dung Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 55) và Dự thảo Thông tư thay thế. Trong bài báo có trích dẫn các ý kiến của VASEP tập trung hai vấn đề:

- “Quy định mang tính trừng phạt”: nội dung tạm ngừng xuất khẩu khi có quá 3 lô bị cảnh báo an toàn thực phẩm trong 6 tháng là “biện pháp mang tính trừng phạt”, “lô hàng bị cảnh báo không phải là thực phm gây ngộ độc, truyền bệnh và cũng chưa lưu thông trên thị trường”, “nặng nề và không có cơ sở”; đồng thời cho rằng NAFIQAD “bảo thủ, chưa tiếp thu”.

- Hoạt động lấy mẫu kiểm nghiệm: là “hỗ trợ hay tận thu”, “phí đè doanh nghiệp”, “chi phí của doanh nghiệp bị đội lên do tần suất kiểm tra, số lượng mẫu lấy nhiều hơn, một số chỉ tiêu có đơn giá cao hơn phòng kiểm nghiệm bên ngoài”, “chi phí kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước các lô hàng thủy sản tăng lên nhiều lần”, “áp dụng đúng quy định về Cơ quan ra quyết định kiểm tra phải chịu chi phí cho việc lấy mẫu kiểm nghiệm và kiểm tra”.

Đây là các nội dung Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã trình bày và cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý của Việt Nam, thông lệ quốc tế và thực hành tại một số quốc gia về kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu, số liệu thực tế về nguồn thu hoạt động kiểm nghiệm của NAFIQAD tại các cuộc họp của Bộ Nông nghiệpPhát triển nông thôn với cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

Một lần nữa, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có ý kiến về các nội dung liên quan như sau:

1. Quy định “tạm ngừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng khi có quá 3 lô hàng cảnh báo trong 6 tháng”:

a. Căn cứ pháp Việt Nam:

- Khoản 17 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm về giải thích từ ngữ đã quy định “Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoc các tình huống khác phát sinh từ thc phẩm gây hi trc tiếp đến sức khỏe, tính mng con người ”

- Khoản 1, Điều 53 Luật An toàn thực phẩm quy định “Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, y ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, B NN&PTNT, Bộ Công Thương để có biện pháp khắc phục kịp thời”. Đồng thời, khoản 2 Điều 53 đã quy định các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, trong đó có điểm c về “đình chỉ sản xuất kinh doanh".

Việc lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước ngoài cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm (có tồn dư hóa chất độc hại, vi sinh vt gây bệnh) là "tình huống khác phát sinh từ thc phẩm gây hi trc tiếp đến sức khỏe, tính mng con ngườivà là trường hợp “xảy ra ở trong nước hoc nước ngoài”.

Do đó, biện pháp ”tạm ngừng xuất khẩu” do Bộ NN&PTNT quy định tại Điều 31 Thông tư số 55 là đầy đủ cơ sở pháp lý, hoàn toàn phù hợp với Luật An toàn thực phẩm và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp so với việc áp dụng biện pháp ở mức cao “đình chỉ sản xuất” được quy định tại Luật.

Ý kiến cho rằng quy định này “nặng nề và không có cơ sở”, thậm chí “mang tính trừng phạt” là không chính xác. Ngoài ra, việc cho rằng lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo là “chưa lưu thông trên thị trường” cũng không chính xác. Lô hàng xuất khẩu chính là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa “Hàng hóa là sản phẩm, được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị".

b. Yêu cầu, đòi hỏi thc tiễn:

- Việc doanh nghiệp có đến 4 lô hàng bị thị trường cảnh báo trong vòng 6 tháng cho thấy hệ thống tự kiểm soát an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đang có vấn đề, đang mất kiểm soát hoặc kiểm soát chưa hiệu quả tại công đoạn/quá trình sản xuất nào đó. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp không tạm dừng xuất khẩu vào thị trường đó để điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh lại hoạt động tự kiểm soát thì xác xuất các lô hàng xuất khẩu tiếp theo bị cảnh báo là rất cao. Điều này có thể dẫn đến việc thị trường cấm nhập khẩu thủy sản không những của doanh nghiệp đó mà còn của cả Việt Nam. Thực tế cho thấy Băng-la-đét, Ấn Độ đã từng bị y ban Châu Âu (EC) cấm xuất khẩu thủy sản vào EU; Malaysia đã từng chủ động dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản, Thái Lan tạm dừng xuất khẩu rau vào EU để tránh bị EU tiếp tục cảnh báo và cấm nhập khẩu thủy sản, rau tcác nước này.

Như vậy, biện pháp “tạm ngừng xuất khẩu” do NN&PTNT quy định tại Điều 31 Thông tư 55 không phải là biện pháp mang tính trừng phạt mà đtránh rủi ro bị nước nhập khẩu cấm nhập khẩu thủy sản đối với toàn bộ quốc gia (ví dụ: Liên bang Nga đình chỉ nhập khẩu thủy sản Việt Nam 2008), ảnh hưởng không chỉ đến một doanh nghiệp cụ thể mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản của quốc gia.

Nội dung nêu trên đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã đề cập tại văn bản số 886/QLCL-CL1 ngày 31/5/2013 gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp giải thích cụ thể về thông lệ quc tế, cơ sở pháp lý và sự cn thiết áp dụng đối với thực tiễn tại Việt Nam. Trong thời gian tới, Cục Quản lý Cht lượng Nông lâm sản và Thủy sản sẽ tiếp tục trao đổi với Cục Kiểm tra văn bản để thống nhất làm rõ nội dung này.

2. Về chi phí kiểm tra, lấy mẫu, kiểm nghiệm

a. Áp dụng đúng quy đnh về thu phí theo quy đnh của Lut ATTP

Trước hết cần làm rõ và phân biệt hai dạng chi phí theo quy định của Luật ATTP như sau:

- Chi phí kiểm tra, lấy mẫu kim nghiệm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về ATTP theo quy định tại khoản 1 Điều 48

Từ nhiều năm nay, các hoạt động kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm khi kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sn xuất kinh doanh, lấy mẫu kiểm nghiệm trong các Chương trình giám sát quốc gia phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về ATTP (bao gồm: Kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản theo Thông tư 55; Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch, đột xuất theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNTT; Thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch của Ban chỉ đạo quốc gia về ATVSTP; Lấy mẫu kiểm nghiệm theo chương trình giám sát quốc gia về ATTP thủy sản) đều do cơ quan kiểm tra, thanh tra chi trả (ngân sách nhà nước cấp hàng năm), không thu phí từ doanh nghiệp đúng như qui đnh ti khoản 1 Điều 48 Luật ATTP "Chi phí lấy mẫu và kiểm nghim thc phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết đnh vic kiểm tra, thanh tra chi trả".

- Trường hợp lấy mẫu kiểm nghiệm theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tchức, cá nhân khác có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 48

Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm để xác nhận sự phù hợp của sản phẩm so với quy đnh của nước nhập khẩu làm căn cứ cấp chứng nhận ATTP, chứng nhận y tế (chứng thư) cho các lô hàng xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu, thể hiện trực tiếp qua yêu cầu của nhà nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu. Việc doanh nghiệp chủ động lựa chọn thị trường xuất khẩu là tự nguyện dựa trên nhu cầu và lợi ích của từng doanh nghiệp.

Do đó, việc thu phí kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu theo các chỉ tiêu mà thị trường nhập khẩu yêu cầu là tuân thủ đúng qui định ti khoản 3 Điều 48 Luật ATTP “Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghim thc phẩm phải tchi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghim” chứ không phải theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật ATTP nêu trên.

Hoạt động thu phí này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, Cơ quan kiểm tra của tất cả các quốc gia trên thế giới đều thu từ doanh nghiệp không những phí kiểm nghiệm mà còn thu phí kiểm tra cơ sở SXKD, phí kiểm tra lấy mẫu lô hàng (tính theo giờ) với mức phí cao gấp nhiều lần so với mức phí của Việt Nam khi kiểm tra, cấp chứng nhận chất lượng cho các lô hàng xuất khẩu (Ví dụ: mức thu quy định của EU, Hoa Kỳ, Canada, Singapore đã cung cấp cho VASEP tại các cuộc họp trước đây, được tóm lược tại Phụ lục 1 kèm theo).

b. Chi phí, mức phí kiểm nghim các lô hàng xuất khẩu theo quy đnh ti Thông tư 55

Việc thu lệ phí cấp giấy chứng nhận ATTP cho các lô hàng thủy xuất khẩu, mức phí kiểm nghiệm đối với từng chỉ tiêu ATTP, các hoạt động thu, nộp ngân sách nhà nước đối với các nguồn thu theo quy định tại Thông tư 55 được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản. Các nội dung thu, mức thu đã được Bộ Tài chính rà soát, thẩm định tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tài chính, theo nguyên tắc “thu đủ bù chi”. Các mức phí kiểm nghiệm theo quy định tại Thông tư 107/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thường là ngang bằng hoặc thấp hơn so với đơn giá kiểm nghiệm hiện nay của các Phòng kiểm nghiệm bên ngoài (xem so sánh đơn giá một số chỉ tiêu kiểm nghiệm tại Phụ lục 2 kèm theo).

[...]