Công văn 04/UBQG-VP hướng dẫn hoạt động năm 2021 do Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ban hành
Số hiệu | 04/UBQG-VP |
Ngày ban hành | 19/02/2021 |
Ngày có hiệu lực | 19/02/2021 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Thị Hà |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN QUỐC GIA |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2021 |
Kính gửi: Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chương trình công tác năm 2021, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (Ủy ban quốc gia) đề nghị Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai và hướng dẫn, đôn đốc triển khai một số nội dung công tác trọng tâm sau:
- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp và các đơn vị chức năng:
+ Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh/Thành ủy, Sở Nội vụ tiến hành rà soát, phát hiện và giới thiệu những phụ nữ đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định cho các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, bảo đảm đủ tiêu chuẩn để xem xét đưa vào danh sách đề cử, ứng cử.
+ Tham mưu triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách đề cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND là phụ nữ (theo khoản 3, Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân); trong quá trình hiệp thương, chủ trương bình đẳng giới cần được quán triệt sâu sắc, bảo đảm những phụ nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn đều được xem xét đưa vào danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND; các nữ ứng cử viên không “gánh” quá nhiều cơ cấu; bố trí nam, nữ ứng cử viên trong danh sách ứng cử đảm bảo tương đương trình độ, vị trí chức danh để tạo sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử; kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục rà soát, bổ sung phụ nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐNĐ trong trường hợp không đủ số lượng phụ nữ trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình bầu cử.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho nữ ứng cử viên và nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động theo Kế hoạch truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại Quyết định số 22/QĐ-UBQG ngày 22/6/2019 của Ủy ban quốc gia và các hoạt động truyền thông về vai trò, vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị; cung cấp thông tin giúp cử tri hiểu về quyền bầu cử, ứng cử và nguyên tắc bầu cử; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bầu cử: tham gia giới thiệu người ứng cử, tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử; vận động mỗi cử tri một lá phiếu, tránh tình trạng đi bầu hộ, bầu thay.
- Đôn đốc và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ) và các chương trình, đề án liên quan gắn với tình hình, đặc điểm cụ thể của bộ ngành, địa phương.
- Chủ động tham mưu việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào các chương trình, kế hoạch công tác, đề án, dự án,... của bộ, ngành và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của địa phương.
- Tham mưu công tác phối hợp xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù nhằm tăng cường sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ trên các lĩnh vực ở cả phạm vi quốc gia và của ngành, đơn vị, địa phương; triển khai và nhân rộng các mô hình thí điểm nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở đơn vị, địa phương phù hợp và hiệu quả.
- Phối hợp trong giải quyết, xử lý các vụ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: xác minh, nắm tình hình và kiến nghị xử lý các vụ việc bạo lực, quấy rối, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái, môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mua bán người,... xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo vệ, hỗ trợ kịp thời nạn nhân bị bạo lực, xâm hại; theo dõi, kiểm tra việc giải quyết các vụ việc.
- Tham mưu cho lãnh đạo bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ một cách thiết thực, hiệu quả và phù hợp với từng ngành, từng địa phương, nhóm đối tượng. Chú trọng việc lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, các cấp ở địa phương.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ cho thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp và các đơn vị trực thuộc; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm,... tạo diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
- Tham mưu, phối hợp triển khai Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6/2021), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2021).
- Phối hợp tuyên truyền và triển khai thực hiện những nội dung mới về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động năm 2019.
- Tăng cường công tác giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của các bộ, ngành, địa phương (theo cụm, khối, vùng, miền,...).
Trong quá trình triển khai, cần linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức phù hợp với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch theo quy định.
4. Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các bộ, ngành, tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các đơn vị trực thuộc và cấp dưới hoặc tại các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ; ưu tiên lựa chọn các đơn vị, địa phương có nhiều vấn đề nổi cộm đối với phụ nữ và trẻ em gái; nơi có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, lãnh đạo, quản lý thấp,... để kiểm tra. Khuyến khích việc tiến hành kiểm tra chéo giữa các đơn vị của bộ, ngành và các địa phương của tỉnh, thành phố.
Nội dung kiểm tra tập trung vào: tình hình triển khai chính sách, pháp luật, chương trình liên quan đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác cán bộ nữ; tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; những vấn đề tác động tiêu cực đến sự phát triển của phụ nữ trong ngành, địa phương; tổ chức và hoạt động của các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; khó khăn, vướng mắc của đơn vị, địa phương trong việc triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới,...
- Các bộ, ngành, địa phương có tên trong danh sách đơn vị được kiểm tra năm 2021 của Ủy ban quốc gia chuẩn bị báo cáo gửi về Văn phòng Ủy ban quốc gia và bố trí thời gian làm việc với đoàn kiểm tra theo yêu cầu (có kế hoạch và thông báo riêng).
5. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, văn bản hướng dẫn hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đối với các đơn vị trực thuộc và cấp dưới.