Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 09/05/1992
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC

VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Các Bên của Công ước này,

Thừa nhận rằng sự biến đổi của khí hậu Trái đất và những hiệu ứng nguy hại của nó là mối quan tâm chung của nhân loại,

Lo lắng rằng những hoạt động của con người đã và đang làm tăng thực sự nồng độ các chất khí nhà kính trong khí quyển, bằng những sự tăng ấy đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tính trung bình, điều đó sẽ dẫn đến sự nóng lên thêm của bề mặt và khí quyển Trái đất và có thể ảnh hưởng có hại đến các hệ sinh thái tự nhiên và con người,

Ghi nhận rằng phần lớn nhất phát thải các khí nhà kính toàn cầu trong lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ các nước phát triển, rằng sự phát thải theo đầu người ở các nước đang phát triển còn tương đối thấp và rằng phần phát thải toàn cầu bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ tăng để đáp ứng các nhu cầu phát triển và xã hội của mình,

Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng trong các hệ sinh thái biển và đất liền của các bể hấp thụ và bể chứa các khí nhà kính,

Ghi nhận rằng có nhiều sự không chắc chắn trong các dự báo về biến đổi khí hậu, đặc biệt với thời hạn, đại lượng và các sơ đồ khu vực của chúng,

Thừa nhận rằng tính chất toàn cầu của sự biến đổi khí hậu đòi hỏi sự hợp tác rộng lớn nhất có thể được của tất cả các nước và sự tham gia của họ vào sự ứng phó quốc tế thích hợp và có hiệu quả, phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và các khả năng tương ứng cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi nước,

Nhắc lại những điều khoản thích hợp của Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường của con người, đã được thông qua ở Stockholm vào ngày 16 tháng 6 năm 1972,

Cùng nhắc lại rằng các quốc gia, phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc và những nguyên tắc của luật quốc tế, có chủ quyền khai thác những tài nguyên của mình theo các chính sách về môi trường và phát triển của mình và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi quyền tài phán hoặc kiểm soát của mình không gây ra tổn hại đối với môi trường của các nước khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn quyền tài phán quốc gia,

Khẳng định lại nguyên tắc chủ quyền của các quốc gia trong hợp tác quốc tế để đối phó với biến đổi khí hậu,

Nhận thức rằng các quốc gia cần phải ban hành luật môi trường có hiệu quả, rằng các tiêu chuẩn về môi trường, các mục tiêu quản lý và các ưu tiên cần phải phản ánh hoàn cảnh môi trường và phát triển mà những điều đó áp dụng vào, và rằng các tiêu chuẩn do một số nước áp dụng có thể không thích hợp và gây phí tổn kinh tế và xã hội không xác đáng cho các nước khác, đặc biệt các nước đang phát triển,

Nhắc lại những điều khoản của Nghị quyết Đại hội đồng 44/228 ngày 22 tháng 12 năm 1989 về Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển, và các Nghị quyết 43/53 ngày 6 tháng 12 năm 1988, 44/207 ngày 22 tháng 12 năm 1989, 45/212 ngày 21 tháng 12 năm 1990 và 46/169 ngày 19 tháng 12 năm 1991 về bảo vệ khí hậu toàn cầu cho các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại,

Cũng nhắc lại các điều khoản của Nghị quyết Đại hội đồng 44/206 ngày 22 tháng 12 năm 1989 về những ảnh hưởng nguy hại có thể có của mực nước biển dâng đối với các đảo và các vùng ven bờ, đặc biệt các vùng thấp ven bờ và các điều khoản thích hợp của Nghị quyết Đại hội đồng 44/172 ngày 19 tháng 12 năm 1989 về việc thi hành kế hoạch hành động để chống sa mạc hóa,

Nhắc lại nữa Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ôzôn, 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, 1987, như đã được điều chỉnh và sửa đổi ngày 29 tháng 6 năm 1990,

Ghi nhận tuyên bố cấp Bộ trưởng của Hội nghị về khí hậu thế giới lần thứ hai đã được thông qua ngày 7 tháng 11 năm 1990,

Thấy rõ công tác phân tích có giá trị đang được nhiều quốc gia tiến hành về biến đổi khí hậu và những đóng góp quan trọng của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và các cơ quan, các tổ chức và các Ban khác của hệ thống Liên hợp quốc, cũng như các Ban Liên Chính phủ và quốc tế khác đối với việc trao đổi các kết quả nghiên cứu khoa học và điều phối sự nghiên cứu,

Nhận thấy rằng các bước cần thiết để hiểu các đối phó với biến đổi khí hậu sẽ có hiệu quả nhất về kinh tế, xã hội và môi trường nếu chúng ta dựa trên những xem xét kinh tế, kỹ thuật và khoa học thích hợp và được đánh giá là một cách liên tục căn cứ vào những phát hiện mới trong lĩnh vực này,

Nhận thấy rằng các hành động khác nhau để đối phó với biến đổi khí hậu có thể tự chúng được biện minh về mặt kinh tế và cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề môi trường khác,

Cũng nhận thấy sự cần thiết của các nước phát triển có hành động trực tiếp theo một phương pháp mềm dẻo trên cơ sở những ưu tiên rõ ràng, như là một bước đầu tiên tiến tới những chiến lược ứng phó toàn diện ở mức toàn cầu, quốc gia, và nơi được thỏa thuận ở mức khu vực mà có tính đến tất cả các khí nhà kính, có xem xét thích đáng đến những đóng góp tương xứng của chúng vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính,

Nhận thấy nữa rằng các nước đất thấp và đảo nhỏ khác, các nước có ven bờ thấp, các vùng khô cằn và nửa khô cằn hoặc các vùng dễ bị lụt, hạn và sa mạc hóa, và các nước đang phát triển với các hệ sinh thái vùng núi mong manh là đặc biệt dễ bị những ảnh hưởng nguy hại của biến đổi khí hậu,

Nhận thấy những khó khăn đặc biệt của những nước, nhất là các nước đang phát triển có các nền kinh tế đặc thù phụ thuộc vào việc sản xuất, sử dụng và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, do hậu quả của hành động được tiến hành nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính,

Khẳng định rằng những ứng phó đối với biến đổi khí hậu phải được phối hợp với phát triển kinh tế và xã hội một cách tổng hợp nhằm tránh những tác động có hại cho sự phát triển này tính đến một cách đầy đủ những nhu cầu chính đáng cần được ưu tiên của các nước đang phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững và loại trừ nạn nghèo khổ,

Nhận thấy rằng tất cả các nước, đặc biệt các nước đang phát triển có quyền sử dụng các tài nguyên cần thiết để đạt tới sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội và để các nước đang phát triển tiến tới mục tiêu đó, việc tiêu thụ năng lượng của họ sẽ tăng lên có tính đến những khả năng đạt tới hiệu suất năng lượng lớn hơn và kiểm soát sự phát thải khí nhà kính nói chung, bao gồm thông qua việc áp dụng các công nghệ mới với những điều kiện làm cho việc áp dụng đó có lợi về kinh tế và xã hội,

Quyết tâm bảo vệ hệ thống khí hậu cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

ĐÃ ĐỒNG Ý NHƯ SAU:

ĐIỀU 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA *

Nhằm những mục đích của Công ước này:

1. “Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu” nghĩa là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học do những biến đổi khí hậu gây những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ