Công ước 176 về an toàn, sức khỏe trong hầm mỏ

Số hiệu 176
Ngày ban hành 22/06/1995
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

CÔNG ƯỚC SỐ 176

VỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE TRONG HẦM MỎ

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày sáu tháng sáu năm 1995, trong kỳ họp thứ tám mươi hai;

Ghi nhận các Công ước và các Khuyến nghị lao động quốc tế có liên quan, đặc biệt là Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức, 1957; Công ước và Khuyến nghị về bảo vệ bức xạ, 1960; Công ước và Khuyến nghị về bảo vệ máy móc, 1963; Công ước và Khuyến nghị về trợ cấp thương tật trong lao động, 1964; Công ước và Khuyến nghị về tuổi tối thiểu (làm việc dưới mặt đất), 1965; Công ước về kiểm tra sức khỏe cho người chưa thành niên (làm việc dưới mặt đất), 1965; Công ước và Khuyến nghị về môi trường lao động (ô nhiễm không khí, tiếng ồn và độ rung), 1977; Công ước và Khuyến nghị về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc 1981; Công ước và Khuyến nghị về các dịch vụ sức khỏe lao động, 1985; Công ước và Khuyến nghị về Amiăng, 1986; Công ước và Khuyến nghị về an toàn và sức khỏe trong xây dựng, 1988; Công ước và Khuyến nghị về hoá chất, 1990; và Công ước và Khuyến nghị về phòng ngừa tai nạn công nghiệp nghiêm trọng, 1993;

Xét rằng người lao động có nhu cầu và có quyền được thông tin, được đào tạo, được hỏi ý kiến nghiêm túc và được tham gia vào việc chuẩn bị và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với các rủi ro, nguy hiểm mà người lao động gặp phải trong công nghiệp mỏ;

Thừa nhận việc phòng tránh sự bất hạnh, tổn thương hoặc ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động hay của dân chúng, hoặc việc phòng chống các huỷ hoại về môi trường do các hoạt động trong hầm mỏ gây ra là chính đáng;

Lưu ý tới sự cần thiết phải có sự hợp tác giữa Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và các tổ chức có liên quan khác, và ghi nhận các văn bản quốc tế, các quy trình, quy phạm và các quy tắc hướng dẫn do các tổ chức đó ban hành;

Sau khi đă quyết định chấp thuận một số đề nghị về an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp;

Sau khi đă quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế;

Thông qua ngày hai mươi hai tháng sáu năm một nghìn chín trăm chín mươi lăm, Công ước dưới đây gọi là Công ước về an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ, 1995.

I. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA

Điều 1.

1. Theo mục đích của Công ước này, từ "hầm mỏ" bao gồm:

a) Những nơi trên mặt đất hoặc dưới mặt đất cùng tiến hành những hoạt động sau đây:

(i) Thăm dò khảo sát khoáng vật, trừ dầu lửa và khí đốt, mà có gây xáo động cơ học cho đất đai;

(ii) Khai thác các khoáng vật, trừ dầu lửa và khí đốt;

(iii) Chuẩn bị, bao gồm: ép, nghiền, thu gom hoặc rửa sạch các nguyên liệu đă khai thác được;

b) Mọi máy móc, thiết bị, phụ tùng, nhà xưởng, công tŕnh và kết cấu động cơ dân sự được sử dụng vào các hoạt động được quy định tại điểm a nói trên.

2. Trong Công ước này, từ "người sử dụng lao động" là một cá nhân hoặc pháp nhân, sử dụng một hoặc nhiều người lao động trong hầm mỏ và tuỳ theo trường hợp th́ bao gồm cả người khai thác, người thầu khoán chính, người thầu khoán hoặc người thầu khoán phụ.

II. PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG

Điều 2.

1. Công ước này áp dụng cho tất cả các hầm mỏ.

2. Sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức có tính đại diện nhất của những người sử dụng lao động và của những người lao động có liên quan, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước thành viên phê chuẩn Công ước này:

a) Có thể miễn trừ cho một số loại hầm mỏ việc áp dụng Công ước hoặc một số Điều khoản của Công ước, nếu theo pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia thì tình hình bảo vệ chung tại các hầm mỏ đó không thua kém so với áp dụng đầy đủ những quy định của Công ước;

b) Trong trường hợp miễn trừ theo quy định tại điểm (a) nói trên, phải xây dựng kế hoạch để dần dần áp dụng cho tất cả các hầm mỏ.

3. Nước thành viên nào đă phê chuẩn Công ước và thấy có thể sử dụng được khả năng nêu tại khoản 2 (a) nói trên, thì khi báo cáo về việc áp dụng Công ước theo Điều 22 của Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế, sẽ phải chỉ rõ loại hầm mỏ nào đă được loại trừ theo cách thức nói trên và lý do của việc loại trừ.

Điều 3- Tuỳ theo điều kiện và thực tiễn quốc gia, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức có đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan, Nước thành viên phải soạn thảo, thực hiện và định kỳ rà soát chính sách an toàn và sức khỏe trong các hầm mỏ, đặc biệt là các biện pháp đảm bảo hiệu lực cho các quy định của Công ước.

Điều 4-

1. Các biện pháp bảo đảm áp dụng Công ước phải được pháp luật và pháp quy quốc gia quy định.

2. Nếu thích hợp, các văn bản pháp luật và pháp quy quốc gia đó phải kèm theo:

[...]