Công điện 10/CĐ-BGTVT về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Canh Dần năm 2010 do Bộ Giao thông vận tải điện
Số hiệu | 10/CĐ-BGTVT |
Ngày ban hành | 27/01/2010 |
Ngày có hiệu lực | 27/01/2010 |
Loại văn bản | Công điện |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Lê Mạnh Hùng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2010 |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐIỆN
Kính gửi: |
- Các Cục quản lý chuyên ngành
thuộc Bộ; |
Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Canh Dần năm 2010 (sau đây gọi tắt là dịp Tết) và triển khai Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 01/UBATGTQG-KH ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải đã có các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện, gồm:
- Công điện số 103/CĐ-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2009;
- Công điện 03/CĐ-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2010;
- Kế hoạch số 428/BGTVT-ATGT ngày 21 tháng 01 năm 2010 chỉ đạo, đôn đốc bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết trong ngành giao thông vận tải;
Tuy nhiên, qua kiểm tra, nắm tình hình và thông tin, báo cáo của các địa phương cho thấy, nhu cầu đi lại của nhân dân sẽ tăng đột biến, đặc biệt là nhu cầu đi lại từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận; công nhân, người lao động từ các khu trọng điểm kinh tế, khu công nghiệp như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đi về quê đón tết, trong đó có lượng người, phương tiện rất lớn di chuyển từ Nam ra các tỉnh thuộc miền Trung và miền Bắc. Tình hình nhân dân họp chợ ven đường quốc lộ, ven sông bùng phát, phương tiện đò ngang hoạt động phức tạp, đặc biệt là đò ngang vận chuyển người đi chợ tết, học sinh qua sông tăng… có nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông.
Nhằm thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong dịp Tết, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục yêu cầu:
1. Cục trưởng các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải chủ động, tích cực và bằng mọi biện pháp triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại các văn bản nêu trên.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông xảy ra, kiên quyết không để xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở GTVT chỉ đạo Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư các dự án (BOT) và các đơn vị thi công các công trình, dự án đường bộ chấp hành nghiêm chỉnh quy định về “bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác”, đặc biệt từ ngày 05 tháng 02 năm 2010 (ngày 21/12 âm lịch) đến ngày 20 tháng 02 năm 2010, tại các công trình, khu vực thi công có lưu lượng giao thông cao (nêu trên), đơn vị thi công phải hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố làm cản trở, hạn chế lưu thông của người và phương tiện; duy trì các phương án bảo đảm giao thông được duyệt như cầu tạm, đường tạm, đường tránh… ở mức tốt nhất; hoàn trả lại mặt đường theo quy định nhằm bảo đảm giao thông êm thuận, thông suốt.
Chỉ đạo các đơn vị thu phí đường bộ tăng cường lực lượng và tổ chức thu phí bảo đảm khoa học, đúng quy định, không làm cản trở, gây ách tắc giao thông tại khu vực Trạm thu phí.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở GTVT có biện pháp, hình thức xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
3. Tổng giám đốc các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ GTVT có biện pháp triển khai ngay và kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông theo nội dung chỉ đạo tại điểm 2 văn bản này; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
4. Cục trưởng các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Lực lượng Thanh tra giao thông vận tải tổ chức thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra theo văn bản số 679/TTr-P3 ngày 24 tháng 11 năm 2009 của Chánh Thanh tra Bộ GTVT và các quy định khác của pháp luật, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông tại các công trình giao thông đang thi công có dấu hiệu không bảo đảm an toàn giao thông, hoạt động vận tải tại khu vực bến xe, nhà ga, hoạt động đón trả khách, việc bố trí phương tiện của các đơn vị vận tải…;
5. Căn cứ Kế hoạch số 428/BGTVT-ATGT, Vụ An toàn giao thông chủ trì, phối hợp với các Cục và các cơ quan liên quan của Bộ có chương trình, kế hoạch kiểm tra tại đơn vị và địa phương để thực hiện (cần thiết có sự phối hợp giữa các Cục, Vụ), tránh chồng chéo, bảo đảm hiệu quả.
6. Các đơn vị phải thực hiện chế độ trực chỉ đạo, thông tin và báo cáo đúng quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |