Chương trình 96/CTr-UBND xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang năm 2016

Số hiệu 96/CTr-UBND
Ngày ban hành 21/04/2016
Ngày có hiệu lực 21/04/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 21 tháng 04 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH HÀ GIANG NĂM 2016

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý nhà nước đi với hoạt động xúc tiến đu tư và văn bản số 2774/BKHĐT-ĐTNN ngày 13/4/2016 của Bộ Kế hoạchĐầu tư về ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 của các tỉnh, thành phố khu vc phía Bắc. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016, với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU

Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong những năm tới tỉnh Hà Giang cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau:

Xúc tiến mời gọi đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh, với mục tiêu lấp đầy các khu vực đã được quy hoạch và hoàn thành công tác giải phóng mặt bng; làm tt công tác hỗ trợ sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014. Tiếp tục thông tin quảng bá, công khai rộng rãi quy hoạch Công viên địa chất toàn cu Cao nguyên đá Đng Văn với 4 Phân khu chức năng, đồng thời hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; mời gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh.

Tập trung khai thác hiệu quả Công nghiệp có thế mạnh của địa phương: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim: Đẩy nhanh tiến đthực hiện các dự án. Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của một sdự án thủy điện đ khai thác ti đa năng lượng dòng chảy tự nhiên tạo ra nguồn năng lượng điện. Phát huy mạnh mẽ nội lực sn có của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm với quy mô, công nghệ phù hợp.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm các sản phẩm ván nhân tạo: Ván MDF, ván ghép thanh, ván dán, ván sàn, dăm công nghiệp; Công nghiệp khai thác, chế biến VLXD: Khoanh vùng quy hoạch tập trung cho việc khai thác khoáng sản VLXD đảm bảo phát triển bền vững. Khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh kết hợp với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, chú trọng chất lượng tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với một số định hướng chính như sau:

- Thứ nhất, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư theo hướng tiếp xúc, quan hệ trực tiếp với các đối tác tiềm năng, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh hc phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển du lịch, dịch vụ hiện đại...

- Thứ hai, tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thng các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với tng ngành kinh tế, từng địa phương trên cơ sở lợi thế so sánh và tính liên kết vùng.

- Thứ ba, khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài, ngoài tỉnh với các doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư vào tỉnh Hà Giang.

- Thứ tư, quy hoạch thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo ngành, lĩnh vc, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành đphát huy hiệu quả đu tư; khuyến khích đầu tư trong phát triển sản xuất và chế biến Nông - Lâm nghiệp của từng địa phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể và cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2016

(chi tiết tại phụ biểu đính kèm)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Phát triển kết cu hạ tầng: Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - Xã hi, đặc biệt là mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các công trình, dự án quan trọng trong kế hoạch 5 năm (2016 - 2020). Tranh thủ sự giúp đỡ của các B, ngành Trung ương về nguồn vốn, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài như vốn ADB, JBIC, WB... Đồng thời huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế và nội lực trong nhân dân phấn đấu đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

3.2. Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số: 2022/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2020. Nâng cao cht lượng giáo dục - đào tạo. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và phương pháp dạy - học. Chú trọng bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi và đào tạo nguồn cán bộ cơ sở là con em dân tộc thiểu sít người. Quan tâm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển mạng lưới cơ sở dy ngh, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghcho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo, bi dưỡng ngun lao động có trình độ kỹ thuật, công nghệ; thu hút lực lượng lao động chất lượng cao từ bên ngoài vào nhằm đáp ứng yêu cu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.3. Cải thiện môi trường đầu tư: Tập trung các giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2015 - 2016; tiếp tục đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận giao dịch một cửa tại các ngành, các cấp hành chính.

3.4. Phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu: Ký kết các thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - Xã hội với các tnh thành trong và ngoài nước để hỗ trợ và tạo điều kiện cùng phát triển. Ưu tiên đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông - lâm sản, thực phẩm gắn với phát triển vùng nguyên liệu; xây dựng một số nhà máy chế biến sâu khoáng sản trong các khu, cụm công nghiệp đảm bảo đủ cho nhu cầu của tỉnh.

3.5. Công tác thông tin quảng bá và hoàn thiện cơ chế chính sách: Tiếp tục giới thiệu, quảng bá các tiềm năng li thế của tỉnh, các dự án mời gọi thu hút đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh hoặc chưa có nhà đầu tư; thực hiện liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của Trung ương, xây dng cơ chế chính sách riêng phù hợp đặc thù của tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển các thành phần kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư thông qua việc triển khai hoạt động của Hội đồng tư vấn, thẩm định các dự án đầu tư; giúp nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

3.6. Củng cố tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vxúc tiến đầu tư: Rà soát chức năng nhim vụ của các đơn vị thực hiện xúc tiến đầu tư, tập hợp quy về một đầu mối để thống nhất thực hiện; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ CCVC thực hiện công tác xúc tiến đu tư, nâng cao tính khoa học, chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp bng ngoại ngữ.

IV. NGUỒN KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Nguồn kinh phí

Tổng dự toán kinh phí dự kiến: 2.640.000.000 đồng (có Phụ lục chi tiết kèm theo) từ ngun ngân sách tỉnh; tranh thủ shỗ trợ của Trung ương và vận động tài trợ, đóng góp của doanh nghiệp (Phần kinh phí thực hiện thực tế sẽ được thm định và phê duyệt theo quy định hiện hành).

4.2. Tổ chức thực hiện

4.2.1. Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư:

Là cơ quan chủ trì đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Có trách nhiệm theo dõi, kim tra và đôn đốc việc phối hợp thực hiện Chương trình này của các đơn vị liên quan. Quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh cho phù hợp;

- Đnh kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ