Chương trình 65/CT-UBND năm 2018 về phát triển nhà ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 65/CT-UBND
Ngày ban hành 29/06/2018
Ngày có hiệu lực 29/06/2018
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

 ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/CT-UBND

Ninh Bình, ngày 29 tháng 6 năm 2018

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Chương I

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do và sự cần thiết xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

a) Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế

Nhà ở không chỉ là tài sản lớn, có giá trị của mỗi hộ gia đình, cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như nền văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, của từng vùng miền. Trong đời sống xã hội, việc cải thiện chỗ ở là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản của con người, là nhu cầu không thể thiếu của mỗi hộ gia đình, cá nhân và là điều kiện cần thiết đ phát triển con người một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, việc xây dựng và phát triển nhà ở là một trong những yêu cầu cấp bách nhất nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều mặt.

Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình vừa là tài sản có giá trị lớn của mỗi người dân, là nơi tái sản xuất sức lao động và là nơi phát triển nguồn lực con người. Dưới góc độ xã hội, quy mô và giá trị của ngôi nhà ở còn thể hiện sự thành đạt và vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề bức xúc của các tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp, người có công với cách mạng, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà ở của sinh viên, người nghèo. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề nhà ở là góp phần phát triển và ổn định nhiều mặt của xã hội.

Nhà ở có tính kinh tế, tính xã hội sâu sắc, vì vậy phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu cơ bản của nhân dân mà còn góp phần chỉnh trang không gian kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Mặt khác, nhà ở có một vị trí quan trọng và chiếm tỷ lệ đáng k trong quá trình vận hành thị trường bất động sản, phát triển và quản lý tốt công tác phát triển nhà ở sẽ góp phần quan trọng trong việc điều hành, quản lý thị trường bất động sản.

Nhà ở là nơi mà mọi tầng lớp dân cư trong xã hội luôn quan tâm, quan điểm An cư, lạc nghiệp luôn được gắn liền với tâm tư tình cảm của người Việt Nam. Do vậy, việc xây dựng và phát triển nhà ở là một trong những yêu cầu cấp bách nhất của việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội về nhiều mặt. Nhà ở không những là tài sản có tầm quan trọng đối với mỗi gia đình, mà nó còn là nơi tái sản xuất sức lao động, nơi phát huy nguồn lực con người một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mức sống dân cư của mỗi dân tộc. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học thì 80% tăng trưởng nghề nghiệp và hiểu biết của mỗi người được hình thành tại gia đình.

Lĩnh vực xây dựng nhà ở sử dụng sản phẩm của nhiều ngành kinh tế (trên 60 sản phẩm của các ngành kinh tế khác nhau). Vì vậy, phát triển nhà ở cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và gián tiếp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện có kết quả chính sách kích cầu của Chính phủ. Việc xây dựng nhà ở chiếm phần lớn các công trình ở đô thị cho nên kiến trúc nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và bản sắc kiến trúc đô thị. Các công trình nhà ở góp phần thể hiện bộ mặt của đô thị, các khu dân cư nông thôn đồng thời còn chứng tỏ được những thành tựu về kinh tế trong quá trình phát triển đất nước; thể hiện được sức sống của từng địa phương, của mỗi quốc gia mà trong đó thấy rõ nhất là điều kiện sống của từng hộ gia đình. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề nhà ở là tiền đề quan trọng góp phần trực tiếp nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện để thực hiện công cụộc xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định xã hội, tiến tới phát triển bền vững đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chính vì các yếu tố trên, nên vấn đề quan tâm đến xây dựng và phát triển nhà ở luôn được thể hiện trong chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn - dài hạn của Trung ương và của từng địa phương.

b) Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở

Theo Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: "Xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện" và yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: "Tổ chức chỉ đạo phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở; xây dựng, điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020; thực hiện bố trí vốn từ ngân sách địa phương đ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đốing có thu nhập thấp, người nghèo cá các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật trên phạm vi địa bàn".

Tại Khoản 1 Điều 15 Luật Nhà ở số 65/2014/QH-13 ngày 25/11/2014 quy định "Trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn của địa phương đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình phát triển nhà ở của địa phương bao gồm cả tại đô thị và nông thôn cho từng giai đoạn 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại Điều 169 của Luật này".

Trong những năm vừa qua với những kết quả, thành tựu đạt được đã khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò cửa ngõ quan trọng của tỉnh Ninh Bình trong Vùng đồng bằng Bắc Bộ, tạo ra thế và lực mới rất quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới. Một trong những nội dung quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đã được thông qua tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/08/2011 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020: "Xây dựng hệ thống đô thị hiện đại, theo quy hoạch. Xây dựng nông thôn mới, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đảm bảo phát triển hài hòa với đô thị tạo không gian phát triển đồng đều, nhằm giảm sự chênh lệch giữa các vùng và giữa các tầng lớp nhân dân", "... chú ý đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt là nhà ở và dịch vụ y tế". Theo đó, một trong những mặt quan trọng của việc phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa toàn Tỉnh là vấn đề về nhà ở với những chính sách phát triển nhà ở; quy hoạch nhà ở; chất lượng nhà ở; quy mô, kiến trúc nhà ở; hoạt động của thị trường nhà ở.

Vì vậy, cần thiết phải xây dựng "Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" (sau đây gọi tắt là Chương trình) làm cơ sở, căn cứ pháp lý cho các cấp chính quyền điều hành công tác quản lý, phát triển nhà ở.

Việc ban hành Chương trình sẽ là căn cứ quan trọng để địa phương xây dựng các cơ chế chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển mạnh phân khúc nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, nhà ở khu vực nông thôn; góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với mục tiêu phát triển cân đối giữa công nghiệp tập trung (khu, cụm công nghiệp), nông nghiệp bền vững (chú trọng hơn đến chăn nuôi và thủy sản) và dịch vụ; đặc biệt là yêu cầu phát huy lợi thế cạnh tranh về du lịch phải được gắn đồng bộ với yêu cầu tạo cảnh quan môi trường đô thị, nông thôn sạch, đẹp, văn minh.

Việc ban hành Chương trình không chỉ nhằm thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật về nhà ở mà còn góp phần rất lớn tạo cảnh quan môi trường đô thị, nông thôn cho tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030.

1.2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Chương trình

a) Văn bản Trung ương

- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội;

- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Văn bản địa phương

- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/08/2011 của HĐND Tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020;

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ